Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế.

Một phần của tài liệu Tiểu luận PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2020 (Trang 40)

II. THỰC TRANG NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH HÀ GIANG

2.2.5.Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế.

Năm 2010 tỉnh Hà Giang có 354.772 lao động trong độ tuổi từ 15 - 60 đang làm việc trong các ngành kinh tế. Tốc độ tăng lao động bình quân giai đoạn 2006 - 2010 là 2,6%/năm, tương đương quy mô tăng trung bình khoảng 9 nghìn người/năm. So với với tốc độ tăng bình quân chung của cả nước cùng thời kỳ, tốc độ tăng lực lượng lao động của tỉnh cao hơn khoảng 0,42%.

Cơ cấu lao động nhóm ngành nông - lâm - thuỷ sản có 266.940 người chiếm 75,2%; nhóm ngành công nghiệp - xây dựng: 34.087 người chiếm 9,6% và nhóm ngành dịch vụ 53.745 người chiếm 15,2%.

Bảng 2. Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh

Ngành KTQD 2001 2005 2010

Lao động Lao động Lao động

Số lượng (người) % Số lượng (người) % Số lượng (người) % Tổng số 294.511 100 308.991 100 354.772 100

I. Nông lâm nghiệp, Thuỷ sản 248.171 84,3 250.612 81,1 266.940 75,2

II. Công nghiệp Xây dựng 20.527 7,0 20.422 6,6 34.087 9,6

III. Dịch vụ 25.813 8,7 37.957 12,3 53.745 15,2

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hà Giang năm 2000; năm 2001-2005; và năm 2010

2.2.6. Hiện trạng đào tạo nhân lực

Do đặc thù của tỉnh vùng cao, chưa có các trường đại học, nên số lao động có trình độ đại học, trên đại học đang làm việc tại tỉnh hầu hết là được đào tạo ở ngoài tỉnh, theo ước tính hiện nay số sinh viên của tỉnh đang theo học các hệ: Đại học là 59 người/1 vạn dân; cao đẳng là 74 người/1 vạn dân; trung cấp là 63 người/1 vạn dân.

Số học sinh, sinh viên của tỉnh đã được đào tạo năm 2001 là 62 người/1 vạn dân, năm 2005 là 177 người/1 vạn dân, năm 2010 là 436 người/1 vạn dân.

Bảng 10. Số sinh viên là con em ở tỉnh được đào tạo

Đơn vị: người 2001 2005 2010 Hệ giáo dục (Bộ GD-ĐT) I. Đai học Số SV ĐH/ 1 vạn dân 9 25 59 II. Cao đẳng Số SV CĐ/ 1 vạn dân 15 31 74

Một phần của tài liệu Tiểu luận PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2020 (Trang 40)