Sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng

Một phần của tài liệu Tiểu luận PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2020 (Trang 41)

Số HS SCN/1vạn dân 122

HS học nghề dưới 3 tháng /1 vạn dân 15 72 96

Tổng số SV (ĐH, CĐ, TCCN và học nghề) 3.881 11.912 32.138

Tổng số HS, SV các loại /1 vạn dân 62 177 436

Nguồn: ước tính của Tỉnh

2.3. Công tác quản lý Nhà nước đối với nguồn nhân lực tỉnh Hà giang.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các cơ quan quản lý Nhà nước tỉnh Hà Giang đã thực hiện tổ chức quản lý, đào tạo nhân lực theo

đúng Luật, Nghị định và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan từ Trung ương đến địa phương, áp dụng đầy đủ các chế độ đối với người lao động cũng như với các cơ sở đào tạo, đơn vị sử dụng lao động.

Hà Giang luôn khuyến khích bằng các ưu đãi cụ thể (tạo mặt bằng xây dựng, đất đai, vay vốn ưu đãi, chính sách thu nộp và sử dụng phí, lệ phí... đơn giản hoá các thủ tục hành chính trong việc thành lập các cơ sở ngoài công lập theo quy định, thực hiện cơ chế hậu kiểm....) cho các tổ chức trong và ngoài nước thành lập các trường, trung tâm đào tạo nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp có địa chỉ đào tạo tin cậy, chất lượng, đồng thời các trường, trung tâm là nơi cung cấp thông tin, tư vấn về đào tạo tại chỗ cho các doanh nghiệp. Ngoài ra tỉnh đã thực hiện tốt về chính sách thu hút với cán bộ công chức theo Nghị quyết 20/2008/NQHĐND khóa XV.

Tỉnh đặc biệt chú trọng thực hiện Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao; Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường nhằm huy động các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đào tạo nhân lực; Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.

Bên cạnh đó, một số cơ sở đào tạo, doanh nghiệp đã tự chủ động trong công tác đào tạo nhân lực, nâng cao trang thiết bịi để đáp ứng yêu cầu cho sản xuất kinh doanh. Đồng thời đào tạo đội ngũ giáo viên đủ năng lực, trình độ, cải tiến nội dung - phương pháp để đáp ứng yêu cầu giảng dạy hiện nay.

Một phần của tài liệu Tiểu luận PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2020 (Trang 41)