SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH HÀ GIANG

Một phần của tài liệu Tiểu luận PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2020 (Trang 47)

I. SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH HÀ GIANG NHÂN LỰC TỈNH HÀ GIANG

1.1. Sự cần thiết

Nhân lực của mỗi quốc gia hay một địa phương là tổng hợp những tiềm năng lao động có trong một thời điểm xác định, bao gồm các nhóm yếu tố biểu thị về thể chất, trí tuệ, năng lực, tính năng động xã hội và khả năng phát triển việc làm của bộ phận dân số trong độ tuổi quy định đang có việc làm và chưa có việc làm nhưng có khả năng làm việc.

Phát triển nhân lực là quá trình biến đổi nhân lực cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu nhằm phát huy, khơi dậy những tiềm năng con người, phát triển toàn bộ nhân cách và từng bộ phận trong cấu trúc nhân cách, phát triển cả năng lực vật chất và năng lực tinh thần, tạo dựng và ngày càng nâng cao, hoàn thiện cả về đạo đức và

tay nghề, cả về tâm hồn và hành vi từ trình độ chất lượng này lên trình độ chất lượng khác cao hơn, toàn diện hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp phát triển đất nước. Phát triển nhân lực là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đối với mọi quốc gia và được các nước đặc biệt là các nước đang phát triển quan tâm.

Nâng cao chất lượng dân số và phát triển nhân lực là một trong những trọng điểm của chiến lược phát triển, là chính sách xã hội cơ bản, là hướng ưu tiên hàng đầu trong toàn bộ chính sách kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước ta nói chung và của tỉnh Hà Giang nói riêng khi chuyển sang giai đoạn phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa về kinh tế. Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Con người là vốn quý nhất, chăm lo hạnh phúc con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta, coi việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá”.

Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới phía Bắc Việt Nam, có tọa độ địa lý từ 22o23' đến 23o23’ vĩ độ Bắc và từ 104o20’ đến 105o34’ độ kinh Đông. Phía Bắc và Tây - Bắc giáp Châu Văn Sơn tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) với 277,5 km đường biên giới; phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang; phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng; phía Tây giáp tỉnh Lào Cai và Yên Bái.

Với vị trí trên, Hà Giang có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh, về môi trường sinh thái đối với các tỉnh hạ lưu sông Lô, sông Gâm, các tỉnh Đồng Bằng sông Hồng và Thủ đô Hà Nội, về hợp tác, giao lưu kinh tế - văn hoá giữa Việt Nam với Trung Quốc. Để khai thác có hiệu quả các lợi thế và nguồn lực sẵn có cũng như tận dụng được các cơ hội và điều kiện thuận lợi trong hoàn cảnh mới, việc Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nhân lực là nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của tỉnh trong giai đoạn 2011-2020.

1.2. Mục đích, yêu cầu

Phát triển nhân lực giai đoạn 2011 - 2020 nhằm đáp ứng nhu cầu của các cơ quan đơn vị, các doanh nghiệp và toàn xã hội, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của nhân lực trong tỉnh, tiến tới tiếp cận với trình độ trong khu vực và thế giới, nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế và ổn định xã hội.

Kiểm kê, đánh giá hiện trạng phát triển nhân lực về số lượng, chất lượng, trong đó xác định rõ những điểm mạnh và yếu kém của nhân lực so với nhu cầu phát triển. Dự báo nhu cầu và khả năng cung ứng, xác định phương hướng phát triển nhân lực của giai đoạn 2011 - 2020, đưa ra những giải pháp khắc phục tồn tại, yếu kém nhằm có được nguồn nhân lực trình độ cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.

Làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trung hạn và dài hạn và kế hoạch phát triển nhân lực của các ngành trong tỉnh. Đồng thời, trên cơ sở mục tiêu và giải pháp thực hiện việc phát triển nhân lực của tỉnh, xây dựng các cơ chế, chính sách để phát triển nhân lực giai đoạn 2011 – 2020 của tỉnh.

b)Yêu cầu của phát triển nguồn nhân lực

Quán triệt những nội dung chủ yếu của Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011- 2020. Cụ thể hóa các mục tiêu, phương hướng và giải pháp của Chiến lược vào quy hoạch trên cơ sở tính toán, cân nhắc những điều kiện và đặc điểm phát triển của tỉnh.

Nắm rõ nhu cầu của nguồn nhân lực trong 10 năm tới, nhận thức được tầm quan trọng của phát triển nhân lực trở thành động lực cho tăng trưởng kinh tế.

Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế và phát triển nguồn nhân lực, làm rõ hiện trạng, dự báo cung - cầu để lập quy hoạch phát triển nhân lực cho từng nhóm ngành và từng ngành kinh tế.

Đề xuất định hướng giải pháp, nhất là giải pháp về các nguồn lực và bước đi tổ chức thực hiện quy hoạch.

c) Phạm vi

Phát triển nguồn nhân lực tỉnh Hà Giang chủ yếu đề cập đến nhân lực trong độ tuổi lao động (theo Bộ Luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994, nam giới từ 15 đến 60 tuổi, nữ giới từ 15 đến 55 tuổi), đào tạo và sử dụng nguồn lực con người, bao gồm toàn bộ nhân lực trên địa bàn tỉnh với những nội dung về phát triển trí lực (bao gồm trình độ học vấn, trình độ chuyên môn - kỹ thuật, kỹ năng làm việc, quản lý...), tình hình sử dung nhân lực, trong đó đặt trọng tâm vào các nhóm đối tượng đặc biệt có vai trò quyết định, đột phá trong phát triển nhân lực và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh (nguồn nhân lực lãnh đạo, quản lý, nhân lực khoa học - công nghệ, công nhân kỹ thuật và doanh nhân).

1.3. Quan điểm phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Hà Giang.

- Phát triển nhân lực của tỉnh Hà Giang đặt trong tổng thể phát triển nhân lực Việt Nam, nhằm thực hiện thành công các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 - 2020.

- Phát triển nhân lực một cách toàn diện, đó là sự gắn kết chặt chẽ giữa các yếu tố là nâng cao chất lượng dân số, đảm bảo cả về trí lực, thể lực, tâm lực và phù hợp với yêu cầu phát triển của từng giai đoạn.

- Phát triển nhân lực phải đảm bảo nhiệm vụ là xây dựng đội ngũ lao động có chất lượng cao, cơ cấu lao động hợp lý phù hợp theo ngành, lĩnh vực và các vùng trong tỉnh.

- Phát triển nhân lực phải có tầm nhìn dài hạn, do vậy cần coi trọng và thu hút sự tham gia của cả cộng đồng, tạo cơ hội cho mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các khu vực chậm phát triển.

- Phát triển nhân lực của tỉnh trước mắt ưu tiên cho đào tạo lại, bồi dưỡng trình độ chuyên môn và ngành nghề; việc đào tạo nhân lực qua từng giai đoạn cụ thể phải phù hợp với chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

- Phát triển nhân lực tỉnh Hà Giang phải gắn với yêu cầu hội nhập quốc tế.

a) Mục tiêu tổng quát

- Phát triển nhân lực của tỉnh phải đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng trên các yếu tố cơ bản là sức khỏe, kỹ năng nghề nghiệp và đạo đức.

- Phát triển nhân lực trong mối quan hệ mật thiết giữa công nghiệp hóa - hiện đại hóa, tiếp tục phân bố lại dân cư trên địa bàn tỉnh nhằm đạt tới sự phát triển hài hòa giữa thành thị và nông thôn, giữa nông nghiệp và các ngành khác tạo ra sự bứt phá mới về phát triển kinh tế - xã hội.

- Phát triển nhân lực làm điểm tựa và thúc đẩy thị trường lao động phát triển, góp phần đáp ứng yêu cầu lao động của tỉnh để phát triển kinh tế, đồng thời chủ động hội nhập tích cực vào thị trường lao động khu vực và thế giới bằng cách đa dạng hóa nguồn nhân lực chất lượng cao để lao động xuất khẩu.

b) Mục tiêu cụ thể

- Năm 2015: Tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 33% năm 2011 lên 45% năm 2015, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nhóm ngành nông - lâm - thuỷ sản tăng từ 22,5% lên 34,43%; công nghiệp - xây dựng tăng từ 50,81% lên 53,33%; dịch vụ tăng từ 70,79% lên 73,52%.

Bình quân mỗi năm giai đoạn 2011-2015 đào tạo khoảng hơn 15.000 lao động cho các ngành kinh tế.

- Năm 2020: Tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 45% năm 2015 lên 60% năm 2020, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo ngành nhóm ngành nông - lâm - thuỷ sản tăng từ 34,43% lên 48,39%; công nghiệp – xây dựng tăng từ 53,33% lên 71,74%; dịch vụ tăng từ 73,25% lên 80,45%.

Bình quân mỗi năm giai đoạn 2016 - 2020 đào tạo khoảng hơn 20.000 lao động cho các ngành kinh tế.

- Phát triển đội ngũ nhân lực với chất lượng ngày càng cao, đủ mạnh ở các lĩnh vực, đồng thời tập trung ưu tiên những lĩnh vực Hà Giang có lợi thế cạnh tranh.

- Xây dựng đội ngũ giáo viên có chất lượng cao để đào tạo nhân lực có trình độ cho tỉnh.

Một phần của tài liệu Tiểu luận PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2020 (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w