Nguyên nhân của những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh đưa khách du lịch ra nước ngoài của Trung tâm lữ hành quốc tế Hanoi Red tours (Trang 50)

2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, chưa thực sự kinh doanh bắt đầu từ thị trường, không phân

đoạn thị trường, không có một thị trường mục tiêu nhất định. Các chương trình du lịch của Hanoi Red Tours vẫn còn mang tính đại trà cao, chưa phân loại được khách hàng.

Thứ hai, quy trình tổ chức hoạt động kinh doanh đưa khách du lịch Việt

Nam ra nước ngoài chưa được Hanoi Red Tours thực sự đầu tư, đặc biệt ở khâu thiết kế, khâu xúc tiến hỗn hợp và khâu bán hàng; chưa có một bộ phận chuyên biệt về mảng Marketing.

Thứ ba, mặc dù đã có những tiến bộ trong mặt cải cách khoa học công

nghệ bằng việc đầu tư các thiết bị công nghệ thông tin, website, có hệ thống database khách hàng nhưng thiếu chiều sâu, Hanoi Red Tours vẫn còn hạn

chế trong việc áp dụng công nghệ vào hoạt động quảng cáo, bán hàng và thanh toán. Đối với thị trường outbound, có thể nhận thấy đấy là một thị trường có quy mô lớn, lượng khách là không thường xuyên và không ổn định, nên lựa chọn của khách hàng thường là tour du lịch trọn gói (thể hiện ở bảng 1.5 hoặc 2.2). Hanoi Red Tours vẫn chưa tận dụng lợi thế website của mình trong khấu bán hàng trực tuyến, chưa xác định đúng tầm quan trọng đặc biệt và vai trò của bộ phận này đối với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ tư, trong doanh nghiệp vẫn còn tính trạng xem nhẹ lao động có trình

độ chuyên môn nghiệp vụ lữ hành mà coi trọng lao động có trình độ ngoại ngữ. Do đường lối, chính sách của Hanoi Red Tours là hoạt động kinh doanh ở lĩnh vực outbound nên doanh nghiệp thường ưu tiên lao động có khả năng ngoại ngữ hơn. Đây cũng chính là nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng nghiên cứu thị trường, thiết kế sản phẩm, khả năng kinh doanh của doanh nghiệp do đó hiệu quả kinh doanh chưa cao.

2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, nguồn lao động có trình độ chuyên môn trong lĩnh du lịch

đồng thời giỏi cả ngoại ngữ ở Việt Nam còn hạn chế. Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, ngoại ngữ là công cụ giao tiếp bắt buộc đối với bất cứ cá nhân nào. Vậy mà, chính sách đào tạo ngoại ngữ ở các trường đại học hiện nay vẫn chỉ đáp ứng dưới dạng vừa thừa vừa thiếu, thừa về số lượng và yếu về chất lượng (để phục vụ cho kinh doanh lữ hành quốc tế). Đầu ra của các trường cao đẳng – đại học đào tạo về nghiệp vụ du lịch chỉ đáp ứng được cầu về nhân lực đối với các công ty lữ hành nội địa, còn đối với các công ty lữ hành quốc tế như Hanoi Red Tours vẫn còn nhiều hạn chế.

Thứ hai, quan hệ chính trị, văn hóa xã hội của Việt Nam với các nước

khác vẫn chưa thực sự đi vào chiều sâu. Hiện nay, Việt Nam đã ký Hiệp định, thỏa thuận miễn thị thực với 68 nước, trong đó với 59 nước Hiệp định, thỏa thuận đang có hiệu lực; Hiệp định với 09 nước sau đây chưa có hiệu lực: Ai Cập, Ăng-gô-la, Ixra-en, I-ta-li-a, Xlô-ven-ni-a, Tan-da-ni-a, A-déc-bai-dan, Bun-ga- ri, Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất. Trong đó, số lượng miễn thị thực đối với

hộ chiếu phổ thông còn rất ít, ngoài các nước Châu Á. Cho nên, việc cung cấp visa, thị thực vẫn còn hạn chế đối với một số nước có tuyến điểm du lịch hấp dẫn trên thế giới tác động lớn tới tính khác biệt của chương trình du lịch.

Thứ ba, Luật du lịch mới ban hành năm 2005 nên hệ thống luật pháp còn

thiếu tính đồng bộ, không kịp thời. Công tác tổ chức quản lý ngành trên cơ sở pháp luật và bằng pháp luật thực hiện chưa được hiệu quả như mong đợi.

Thứ tư, Việt Nam đã mở cửa thị trường du lịch tương đối mạnh mẽ so

với các ngành dịch vụ khác như: ngân hàng, tài chính, bảo hiểm… theo xu thế hội nhập chung của cả nước. Việt Nam đã có hàng loạt chính sách nhằm phát triển du lịch. Ví dụ như việc Tổng cục Du lịch, cam kết tất cả 11 ngành dịch vụ được phân loại theo Hiệp định chung về thương mại và dịch vụ (GATS), trong đó có dịch vụ lữ hành sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Ngoài ra, Tổng cục Du lịch cũng đã ban hành hướng dẫn số 498/TCDL-LH về thủ tục cho các doanh nghiệp liên doanh lữ hành quốc tế đưa khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài ngày 04/08/2009. Một số những văn bản dưới luật như Thông tư số 89/2008/TT – BVHTTDL, thông tư số 48/2010/TT – BTC… cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài nhảy vào thôn tính thị trường kinh doanh lữ hành quốc tế trong nước.

Thứ năm, tỉ lệ trích lợi nhuận ròng sau thuế của Hanoi Red Tours về

công ty mẹ - Công ty Cổ phần Đầu tư Hùng Vương còn cao, chiếm 50% lợi nhuận. Đồng thời, phương hướng, mục tiêu hiện tại của Hanoi Red Tours là đảm bảo ổn định về doanh thu, chứ không phải lượng khách. Do đó, việc mở rộng và đảm bảo thị phần dựa trên quy mô của doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh đưa khách du lịch ra nước ngoài của Trung tâm lữ hành quốc tế Hanoi Red tours (Trang 50)