- Chẩn đoán viêm phổi kẽ khi [93]:
2.4.2.6. Các phương pháp thăm dò để phát hiện tổn thương ở phổ
- Chụp Xquang phổi thường quy: được tiến hành tại Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Bạch Mai. Các tổn thương phổi trên phim Xquang phổi thường quy có thể gặp gồm: tràn dịch màng phổi, đám mờ không đồng đều, hình tổ ong, hình đông đặc, xơ phổi [94].
- Chụp C.T.Scanner phổi lớp mỏng có độ phân dải cao ở thì hít vào hết sức, không tiêm thuốc cản quang. Độ dày của 1 lớp cắt là 1mm, khoảng cách giữa 2 lớp là 12 mm, lấy hết toàn bộ trường phổi, được tiến hành tại Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Bạch Mai. Các tổn thương phổi trên phim C.T.Scanner phổi có thể gặp gồm [90], [95]:
+ Hình kính mờ, hình đông đặc.
+ Tổn thương xơ: hình tổ ong, hình giãn phế quản do co kéo. + Tràn dịch màng phổi.
- Đánh giá các tổn thương phổi trên phim Xquang phổi thường quy và phim C.T.Scanner phổi theo 1 thang điểm thống nhất, trong đó cho điểm dựa vào sự xuất hiện của các tổn thương trên phim, mỗi tổn thương được đánh giá có hoặc không, không phụ thuộc vào mức độ lan tỏa của tổn thương.
- Thăm dò các dung tích phổi: bằng máy đo chức năng hô hấp Koko của Mỹ, được thực hiện tại Khoa Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai. Chẩn đoán rối loạn thông khí hạn chế khi:
+ FEV1 (thể tích thở ra tối đa trong giây đầu tiên) giảm < 80%
+ FVC (dung tích sống gắng sức) giảm < 80% + TLC (dung tích toàn phổi) giảm < 80% + FEV1/ FVC > 80%
- Soi phế quản: bằng ống soi mềm, được thực hiện tại Khoa Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai nhằm loại trừ các tổn thương ở phổi do lao, nhiễm khuẩn, nấm.
- Trong quá trình theo dõi các bệnh nhân viêm đa cơ và viêm da cơ tham gia nghiên cứu nhưng không có tổn thương phổi, C.T.Scanner phổi sẽ được tiến hành chụp lại khi bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng như ho, khó thở, nghe phổi có ral nhằm phát hiện các tổn thương ở phổi mới xuất hiện.