Giải pháp hoàn thiện các nội dung hoạch định chiến lược phát triển thị trường của công ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạch định chiến lược phát triển thị trường tại công ty TNHH Tràng An (Trang 38)

trường của công ty

Thực trạng công tác hoạch định chiến lược phát triển thị trường của công ty TNHH Tràng An chỉ mang tính chất kinh nghiệm của nhà quản trị, chưa mang tính hệ thống. Theo mô hình quy trình hoạch định chiến lược phát triển thị trường thì công ty cần hoàn thiện các nội dung cụ thể như sau:

3.3.2.1 Giải pháp phân tích tình thế chiến lược phát triển thị trường của công ty

Công ty cần tiến hành phân tích đầy đủ, chi tiết về các nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng tới chiến lược phát triển thị trường của công ty, phân tích rõ sự tác động của những yếu tố đó tới chiến lược phát triển thị trường của công ty. Để thực hiện công tác này một cách hiệu quả công ty nên sử dụng các công cụ phân tích như mô hình PEST, mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Mc. Porter, mô thức EFAS và IFAS để đánh giá tổng hợp các yếu tố môi trường bên trong và bên ngoài công ty.

Giải pháp hoàn thiện hoạch định chiến lược, công ty có thể sử dụng các công cụ phân tích chiến lược bao gồm phân tích PEST, mô hình 5 áp lực của M.Porter.

a. Phân tích PEST

Chính trị- pháp luật (P): chính trị Việt Nam ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho

hoạt động kinh doanh của công ty. Nhà nước đưa ra các điều luật về luật đầu tư, luật lao động,… cùng các chính sách về phát triển ngành, thuế, các chính sách điều tiết cạnh tranh, công ty cần nắm rõ và tuân thủ các chính sách và quy định của Nhà nước, không vi phạm pháp luật đảm bảo sự phát triển bền vững.

Kinh tế (E): Trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta khá

cao làm cho đời sống nhân dân được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng tăng lên, thu nhập cũng tăng theo, đây là một yếu tố quan trọng để đề xuất các giải pháp cho công tác hoạch định, lên kế hoạch cung ứng hàng hóa đầy đủ, kịp thời đến khách hàng, mở rộng quy mô sản xuất.

càng diễn ra mạnh mẽ, tốc độ đô thị hóa ngày càng cao, tỷ lệ dân thành thị lớn tạo điều kiện thuận lợi cho ngành xây dựng phát triển kéo theo đó là sự phát triển của ngành thép và là cơ hội để công ty mở rộng và phát triển thị trường.

Công nghệ (T): Công nghệ có tuổi đời khá ngắn, nhanh lạc hậu, vì vậy công ty cần

có những đầu tư cải tiến những công nghệ hiện đại, phù hợp với khả năng của công ty, tăng năng suất lao động, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất,…như lắp đặt biến tần cho các động cơ quạt gió, kiểm soát khí thừa, rò hơi, lắp trao đổi nhiệt, thu hồi nước ngưng,...để tận dụng tối đa nhiên liệu cho sản xuất.

b. Mô hình 5 áp lực của Michael Porter

Áp lực từ nhà cung cấp: Hiện nay, giá nguyên vật liệu đầu vào của công ty phải

nhập ngoại rất nhiều làm cho chi phí sản xuất tăng, ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty. Vì vậy, công ty nên tìm kiếm những nhà cung cấp có uy tín về chất lượng cũng như giá cả và thời gian giao hàng, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Hợp tác lâu dài với các nhà cung cấp này để có thể nhận được ưu đãi về giá, giảm bớt được phần nào chi phí sản xuất.

Áp lực từ đối thủ cạnh tranh: Tìm hiểu về các đối thủ cạnh tranh hiện tại của công

ty. Là một công ty với quy mô nhỏ, công ty TNHH Tràng An chịu nhiều áp lực cạnh tranh từ các đối thủ mạnh hơn như thép Hòa Phát, Pomina, Tisco, Vinakyoei…Vì vậy công ty cần tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh này các mặt như công nghệ sản xuất, chi phí sản xuất, các biện pháp xúc tiến, thị trường hoạt động kinh doanh cũng như đặc điểm sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.

Áp lực từ môi trường cạnh tranh: Thị trường vật liệu xây dựng có những biến

động không ngừng, đặc biệt là vài năm gần đây giá vật liệu xây dựng không ngừng tăng cao, công ty khó xác định nhu cầu của khách hàng để xây dựng kế hoạch kinh doanh hoàn thiện và tính khả thi cao. Việc xuất hiện nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước kinh doanh thép đã khiến miếng bánh thị phần trên thị trường có sự thay đổi theo từng giai đoạn. Nâng cao tính cạnh tranh chính là chiến lược kinh doanh mang ý nghĩa sống còn cho sự tồn tại của công ty trên thị trường.

Áp lực từ khách hàng: Vì công ty đang mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, vị

thế cạnh tranh của công ty còn kém hơn so với những đối thủ cạnh tranh khác. Vì vậy, công ty cần nắm được vị thế cạnh tranh của công ty, những đặc điểm khác biệt giữa sản phẩm của công ty với các nhãn hiệu khác, động cơ mua hàng của khách hàng để có thể giảm được áp lực đến từ khách hàng.

không nhiều, không đáng kể. Do đó công ty chịu ít áp lực từ sản phẩm thay thế.

3.3.2.2 Giải pháp xác lập mục tiêu chiến lược phát triển thị trường của công ty

Công ty cần xác định rõ định hướng phát triển của mình theo hướng thị trường, trong đó cần chỉ rõ thị trường thực hiện là thị trường miền Bắc, tập khách hàng chủ yếu là tổ chức, mục tiêu doanh thu, doanh số như sau:

- Mục tiêu trong giai đoạn 2013- 2015:

+ Tăng 5-8% thị phần tại thị trường miền Bắc trọng điểm là các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc.

+ Khách hàng chủ yếu là tổ chức, phát triển thêm nhóm khách hàng chế tạo đóng tàu và nhóm khách hàng lắp dựng nhà thép tiền chế.

+ Doanh thu tăng 10- 15 tỷ đồng

3.3.2.3 Giải pháp hoạch định các phương án chiến lược phát triển thị trường của công ty

Để phân tích và hoạch định phương án chiến lược phát triển thị trường đạt hiệu quả cao công ty cần áp dụng mô thức TOWS vào việc hoạch định. Mô thức này giúp công ty phân tích đầy đủ những điểm mạnh, điểm yếu của nội bộ công ty và các cơ hội, mối đe dọa từ môi trường kinh doanh bên ngoài nhằm đưa ra các hành động cụ thể để có thể thực hiện thành công chiến lược phát triển thị trường miền Bắc cho sản phẩm thép của công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.1 Ma trận TOWS của công ty TNHH Tràng An

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạch định chiến lược phát triển thị trường tại công ty TNHH Tràng An (Trang 38)