Hoàn thiện các tiêu chí để phân loại quy mô doanh nghiệp cho phù hợp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng đối với các doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Trang 97)

vốn chủ sở hữu và kinh doanh thua lỗ trong hai năm tài chính gần nhất; khách hàng đang tiến hành các thủ tục giải thể, phá sản,… ngân hàng không nhất thiết phải chấm điểm xếp hạng cho khách hàng mà vẫn có thể phản ánh được mức độ rủi ro của họ ở loại rủi ro cao nhất.

3.2.4. Hoàn thiện các tiêu chí để phân loại quy mô doanh nghiệp cho phùhợp hợp

Trong chấm điểm và XHTD, quy mô của doanh nghiệp khôgn được xem là nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụgn nhưng nó là cơ sở để xây dựng bộ giá trị chuẩn cho việc chấm điểm gồm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Việc xác định các quy mô khác nhau nhằm đảm bảo tính hợp lý của bộ giá trị các chỉ tiêu do các chỉ tiêu này có sự phụ thuộc nhất định vào các yếu tố quy mô, hoàn toàn không thể hiện tính ưu tiên cho các khách hàng quy mô lớn. Tương ứng với mỗi quy mô sẽ có một bộ giá trị khác nhau cho các chỉ tiêu.

Trong quá trình phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung, hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (phản ánh qua các chỉ tiêu tài chính) thường được đánh giá trên cơ sở đối chiếu, so sánh giữa các doanh nghiệp có cùng quy mô, trong cùng một ngành/ lĩnh vực kinh doanh. Để phản ánh chính xác hơn quy mô thực tế của doanh nghiệp, thay vì chấm điểm 4 tiêu chí gồm VCSH, lao động, doanh thu thuần và giá trị nộp ngân sách, Vietcombank có thể sử dụng các tiêu chí: VCSH, số lượng lao động, doanh thu thuần và tổng tài sản để chấm điểm xác định quy mô cho doanh nghiệp.

Mỗi chỉ tiêu xác định quy mô của khách hàng được tính trên một thang điểm nhất định. Hiện nay thang điểm này đang được chia làm 5 mức là tương đối ít. Do đó cần xây dựng theo xu hướng mở rộng thang điểm thêm nhiều mức hơn nữa và khoảng cách giữa các mức không nhất thiết phải như nhau mà nên điều chỉnh phù hợp với thực tế.

Quy mô khách hàng được phân chia dựa trên lĩnh vực kinh doanh của khách hàng, do đó tương ứng với 52 ngành kinh tế sẽ phải xây dựng 52 bộ chỉ tiêu quy mô để chấm điểm XHTD. Các giá trị chuẩn của các bộ chỉ tiêu quy mô có thể được xây dựng trên cơ sở tổng hợp số liệu từ các nguồn: thông tin của CIC; Tổng cục Thống kê; BCTC của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán, báo cáo của các Bộ, ngành; BCTC của các doanh nghiệp vay vốn tại Vietcombank; …

3.2.5. Phân loại chi tiết hơn ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của khách hàng

Cùng với sự phát triển của thị trường, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng đa dạng hoá, do đó việc phân chia ngành nghề kinh doanh thành 04 lĩnh vực gồm Nông, lâm, ngư nghiệp; xây dựng, sản xuất và thương mại không còn phù hợp.

Việc phân chia các ngành kinh tế trong chấm điểm và XHTD doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng để từ đó làm cơ sở xây dựng các giá trị chuẩn của từng bộ chỉ tiêu nhằm phản ánh tốt nhất đặc thù kinh doanh của từng ngành, từng lĩnh vực. Xuất phát từ mỗi ngành nghề, mỗi lĩnh vực kinh doanh đều mang những đặc thù khác nhau, do vậy các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong các ngành kinh tế khác nhau sẽ có những đặc điểm kinh doanh khác nhau. Vì vậy, nếu phân tích, đánh giá hoạt động của một doanh nghiệp mà không dựa trên những đặc điểm chung nhất của ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động thì thường dẫn đến kết quả sai lệch, không chính xác.

Việc phân chia ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh của khách hàng doanh nghiệp giữa các ngân hàng khác nhau không giống nhau. Nhìn chung, việc phân chia này đối với mỗi hệ thống XHTD cần phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau:

- Hệ thống ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh phải phản ánh được những đặc điểm chung về các chỉ số tài chính và phi tài chính ,về vốn, về lao động, của ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh đó.

- Hệ thống ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh cần phải được xây dựng chi tiết hơn ở các ngành, các lĩnh vực mà ngân hàng tài trợ tín dụng lớn.

- Hệ thống ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống XHTD phải phù hợp với hệ thống ngành nghề kinh doanh của nền kinh tế.

Vietcombank có thể phân loại ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh thành 52 ngành kinh tế trên cơ sở tham khảo Quyết định Ban hành Hệ thống ngành kinh tế của Thủ tướng chính phủ Việt Nam ban hành ngày 23 tháng 01 năm 2007 (QĐ 10/2007/QĐ-TTg). Mỗi một nhóm ngành kinh tế nên xây dựng một bộ chỉ tiêu chấm điểm riêng để phù hợp với những đặc điểm chung của ngành đó.

Hiện tại Vietcombank quy định hoạt động kinh doanh chính của khách hàng là hoạt động đem lại từ 40 doanh thu trở lên. Tuy nhiên thực tế nhiều trường hợp khách hàng kinh doanh đa ngành và không có ngành nào chiếm đến 40 tổng doanh thu của đơn vị. Vì vậy việc xác định hoạt động kinh doanh chính của khách hàng nên quy định dựa trên hoạt động kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu hàng năm của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh biến động liên tục thì chọn ngành mà DN có hoạt động sản xuất kinh doanh duy trì 2 năm liên tục ở ngành đó.

3.2.6. Xây dựng hệ thống phần mềm hỗ trợ chấm điểm và XHTD doanh nghiệp

Để tiết kiệm thời gian cho cán bộ tín dụng không phải thực hiện các thao tác thủ công để chấm điểm XHTD cũng như tối thiểu hoá các can thiệp của người sử dụng vào quá trình xếp hạng doanh nghiệp, đảm bảo tốc độ xử lý thông tin nhanh, hệ thống chấm điểm và XHTD nói chung và XHTD doanh nghiệp nói riêng cần được triển khai trên cơ sở tin học hóa về cơ sở dữ liệu, tự động hoá chấm điểm và hỗ trợ phân tích, lập báo cáo xếp hạng. Để làm được điều đó, Vietcombank cần xây dựng phần mềm tích hợp hỗ trợ chấm điểm và xếp hạng đáp ứng được một số tiêu chí cơ bản sau:

- Hoạt động ổn định, tốc độ xử lý thông tin nhanh; Giao diện thân thiện với người sử dụng.

- Có thể chiết xuất báo cáo từ hệ thống sang các tệp file có định dạng phổ biến theo yêu cầu của người sử dụng.

- Được thiết kế linh hoạt theo hướng tham số hoá cao, cho phép điều chỉnh, bổ sung, cập nhật các tham số và nguyên tắc xếp hạng mới khi cần thiết.

- Trọn gói, đơn giản, dễ sử dụng, dễ cài đặt, duy trì và quản trị hệ thống. - Có tính mở cao, có thể tích hợp với hệ thống ngân hàng lõi (core banking) của ngân hàng, các hệ thống phần mềm hiện thời hoặc tương lai mà ngân hàng sẽ phát triển.

- Có tính bảo mật cao, thực hiện phân quyền truy cập vào hệ thống theo chức năng, quyền hạn; có hệ thống lưu vết các thay đổi đối với dữ liệu ở các cấp độ khác nhau.

- Có khả năng lưu giữ khối lượng lớn thông tin về khách hàng và các thông tin liên quan đến việc xếp hạng dưới nhiều định dạng và nhiều vị trí khác nhau.

Tóm lại, hệ thống phần mềm xếp hạng tín dụng nên xây dựng theo cấu trúc phân quyền sử dụng hệ thống, thực hiện chấm điểm trên trình duyệt web base nhằm phục vụ nhu cầu quản lý tập trung, bảo mật trong toàn hệ thống và thuận tiện khi bảo dưỡng, nâng cấp, tích hợp với các phần mềm quản trị khác.

3.2.7. Mở rộng ứng dụng kết quả xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

Trên cơ sở kết quả xếp hạng, ngoài ứng dụng xây dựng chính sách khách hàng và Giới hạn tín dụng, một trong những mục tiêu căn bản mà Vietcombank cần hướng tới khi đối với hệ thống XHTD của mình là tạo căn cứ xây dựng chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định tại điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN. Theo đó, việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro căn cứ theo xếp hạng tín dụng của khách hàng sẽ làm tăng tính chủ động, linh hoạt cho các NHTM.

Ngoài việc ứng dụng phân loại nợ trên cơ sở xếp hạng, Vietcombank cũng có thể xây dựng chính sách Tài sản bảo đảm tín dụng trên cơ sở này.

Hơn nữa, nếu được xây dựng trên cơ sở phần mềm lưu trữ kết quả trong toàn hệ thống, kết hợp với hệ thống Corebanking (cung cấp thông tin về giao dịch với Ngân hàng) thì hệ thống Rating sẽ cung cấp thông tin về bản thân khách hàng – bổ sung thêm 50 yêu cầu thông tin quản lý online hiện nay. Quản lý tập trung số liệu như trên cho phép chiết xuất các báo cáo quản trị danh mục đầu tư như báo cáo chi tiết dư nợ cho vay theo ngành kinh tế, thống kê mức độ tập trung dự nợ - nợ xấu theo ngành kinh tế, báo cáo dư nợ ngành hàng theo chi nhánh/khu vực đầu tư, báo cáo về Tài sản đảm bảo, tổng hợp bảng thống kê các chỉ tiêu tài chính trung bình ngành,...

3.2.8. Xây dựng và duy trì hiệu quả cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động củahệ thống xếp hạng tín dụng hệ thống xếp hạng tín dụng

Với vai trò quan trọng trong quản trị rủi ro tín dụng, định giá và quản lý danh mục cho vay và những ứng dụng đa dạng khác củaXHTD, hậu quả của hệ thống xếp hạng kém chính xác nếu có là rất lớn và có tác động mắt xích trong toàn bộ hoạt động của NHTM. Vì vậy,cần đảm bảo kết quả XHTD chính xác và kiểm soát được các xung đột có thể phát sinh thì Vietcombank phải có cơ chế kiểm tra, giám sát với các nhân tố sau:.

- Phân định trách nhiệm rõ ràng: Vietocmbank phải có chính sách quy định rõ trách nhiệm của các bên về tính chính xác, kết quả và hiệu quả của hệ thống XHTD. Muốn vậy, Ngân hàng cũng cần đảm bảo có các công cụ, nguồn lực cần thiết để thực hiện trách nhiệm của mình. Đồng thời chính sách nội bộ của ngân hàng phải quy định rõ các mục tiêu cụ thể để làm cơ sở đối chiếu với kết quả ứng dụng XHTD của Ngân hàng, từ đó có biện pháp điều chỉnh kịp thời, hợp lý.

- Kiểm tra rà soát đối với hệ thống xếp hạng: Quá trình rà soát và kiểm tra nhằm xác định được các nhược điểm hiện tại, tiềm tàng và khuyến nghị các hành động chỉnh sửa cần thực hiện. Vietcombank cần duy trì một quy trình rà soát toàn

diện để đảm bảo rằng việc XHTD là chính xác và hệ thống XHTD hoạt động như kỳ vọng.

- Độc lập trong quá trình phê duyệt XHTD: quy trình XHTD cần được xây dựng sao cho bộ phận phê duyệt kết quả xếp hạng độc lập với bộ phận trực tiếp quản lý khách hàng và người chịu trách nhiệm phê duyệt có lợi ích, nghĩa vụ gắn liền với tính chính xác của kết quả xếp hạng.

3.2.9. Xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung

Để nâng cao chất lượng kết quả XHTD doanh nghiệp Vietcombank cần thực hiện hướng tới nâng cao khối lượng và chất lượng các nguồn thông tin đầu vào.

- Để nâng cao chất lượng thông tin từ khách hàng, Vietcombank nên thực hiện là thẩm định tính trung thực và hợp lý của nguồn dữ liệu thu thập từ khách hàng, đặc biệt là các thông tin tài chính để từ đó có thể phân tích các sô liệu một cách chính xác hơn. Để làm được việc này, cán bộ tín dụng có thể thực hiện thông qua việc kiểm tra tính đầy đủ về bề mặt của BCTC; đối chiếu số liệu trên từng biểu và giữa các biểu trong BCTC, hoặc đối chiếu giữa các BCTC niên độ khác nhau; đề nghị doanh nghiệp giải thích kết hợp với xem số liệu chi tiết và kiểm tra thực tế đối với các khoản mục chiêm tỷ trọng lớn hoặc các khoản mục có sự thay đổi bất thường, những số liệu bất hợp lý.

- Để tăng cường khối lượng, nâng cao chất lượng cơ sở dữ liệu nội bộ, những thông tin liên quan đến khách hàng phải được nhanh chóng khai báo, đảm bảo chính xác, kịp thời và thông suốt trong toàn hệ thống. Do đó, Vietcombank cần xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung bằng cách thiết lập mối liên hệ chặt chẽ về thông tin giữa hội sở chính với các chi nhánh và phòng giao dịch. Cơ sở dữ liệu tập trung về khách hàng cho phép mọi người sử dụng có thể truy cập hệ thống để khai thác thông tin phục vụ xếp hạng tín dụng theo đúng thẩm quyền của mình. Việc khai báo thông tin của các cán bộ cần được quán triệt chuẩn hoá ngay từ bước đầu; xây dựng cơ chế giám sát chặt chẽ việc cấp quyền cũng như việc sửa đổi thông tin trên hệ thống.

Ngoài ra, Vietcombank cần đa dạng hoá nguồn thôgn tin bằng việc lấy thông tin từ nhiều nguồn: nguồn thông tin trực tiếp do khách hàgn cung cấp; thông tin từ các cơ quan quản lý, cơ quan thống kê và các đầu mối cung cấp thông tin quan trọng như CIC, Tổng cục Thuế, Tổng cục Thống kê, Uỷ ban vật giá Chính phủ, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, các tổ chức hiệp hội ngành nghề,… để tạo nguồn thông tin không chỉ về tín dụng mà còn gồm cả thông tin thị trường; thông tin ngành nghề, thông tin địa bàn,… qua đó nhằm xác định uy tín và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.

3.3. Một số kiến nghị với Chính phủ và các bộ, ngành hữu quan

- Xây dựng các chỉ tiêu trung bình ngành

Trong quá trình XHTD, các NHTM sẽ so sánh các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp với chỉ tiêu trung bình ngành để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp là tốt hay xấu so với các doanh nghiệp cùng quy mô, cùng lĩnh vực hoạt động. Chính vì vậy các chỉ tiêu trung bình ngành có ảnh hưởng tương đối lướn đến kết quả xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của các NHTM. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có những nghiên cứu thống kê đầy đủ và có độ tin cậy cao về các chỉ số trung bình ngành để có thể làm tiêu chuẩn trong phân tích và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp của NHTM. Dẫn đến tình trạng mỗi ngân hàng sẽ xây dựng các giá trị trung bình ngành khác nhau đối với cùng 1 ngành kinh tế, kết là quả đánh giá về ngành nghề của các ngân hàng khác nhau đối với cùng một khách hàng là khác nhau. Nếu có được hệ thống các chỉ số trung bình ngành sẽ không những tạo cơ sở cho các NHTM trong phân tích XHTD doanh nghiệp mà còn là tấm gương cho các doanh nghiệp tự soi mình trong phân tích tài chính, từ đó có cái nhìn khách quan về bản thân cũng như sẽ tìm cách cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, trong thời gian tới Tổng cục thống kê cần thực hiện nhiều hơn các nghiên cứu và thống kê về chỉ số trung bình ngành để có thể cung cấp các chỉ số tài chính trung bình ngành có độ tin cậy cao, tạo thuận lợi cho NHTM trong việc hoàn thiện hệ thống XHTD.

- Hình thành hệ thống thu thập, chia sẻ thông tin về người vay dưới định dạng dễ truy cập và toàn diện ở cấp quốc gia

Mặc dù đầu mối cung cấp thông tin hiện nay cho các ngân hàng là CIC nhưng các thoogn tin cung cấp chủ yếu vẫn hạn chế ở mức độ thống kế dư nợ và nhóm nợ tại thời điểm gần nhất được cung cấp từ Ngân hàng của khách hàng. Nhìn chung thông tin rất đơn giản trong khi đó các thông tin đầu vào cần cho xếp hạng tín dụng là phức tạp và đa dạng hơn nhiều. Do đó, việc xây dựng hệ thống thông tin

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng đối với các doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Trang 97)