Quy trình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp thường bao gồm các bước cơ bản sau:
- Thu thập thông tin: Để có thể phân tích và XHTD doanh nghiệp, thông tin cần thu thập rất phong phú và đa dạng, từ thông tin cơ bản về tình hình nội tại của doanh nghiệp đến thông tin tầm rộng hơn về ngành nghề, nền kinh tế, …
Các thông tin cơ bản về doanh nghiệp có thể thu thập, tổng hợp từ hồ sơ do khách hàng cung cấp theo yêu cầu của ngân hàng như BCTC và các tài liệu liên quan khác. Ngoài ra, có thể sử dụng thông tin từ các nguồn như phỏng vấn, khảo sát thực địa khách hàng, báo cáo tài chính kiểm toán, thông tin từ các cơ quan quản lý, dịch vụ thông tin,... Bên cạnh đó, còn có những nguồn thông tin phi chính thức như: thông tin từ các đối thủ cạnh tranh, các nhà cung cấp yếu tố đầu vào, khách hàng, các đại lý tiêu thụ của doanh nghiệp… Những kênh thông tin này đòi hỏi người phân tích phải biết gạn lọc, xác định độ tin cậy bằng các phương pháp khác nhau để đảm bảo tính khách quan trong phân tích và xếp hạng.
Các thông tin về điều kiện kinh tế, các chính sách ưu đãi của ngành nghề, thông tin của nền kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng GDP, lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng, … có thể thu thập từ các cơ quan có chức năng cung cấp số liệu thống kê thông qua webside,...
- Chấm điểm các tiêu chí: trên cơ sở thông tin đã thu thập được, ngân hàng xác định và đo lường các nhân tố rủi ro cụ thể theo yêu cầu của mô hình XHTD (các tiêu chí XHTD). Xuất phát điểm của việc xác định các nhân tố rủi ro thường chính là các tiêu chí cho vay doanh nghiệp mà ngân hàng đang áp dụng. Sau đó cán bộ chấm điểm căn cứ các thông tin từ BCTC và phi tài chính khác liên quan đến
lịch sử quan hệ tín dụng, họat động sản xuất kinh doanh của khách hàng và các nhân tố khác để chọn lọc và sử dụng.
Nội dung các tiêu chí xếp hạng phải phù hợp với mục đích phân tích và số lượng các chỉ tiêu phải hợp lý, không quá nhiều hoặc quá ít. Các tiêu chí xếp hạng có thể là các đặc điểm hoạt động nội hàm của doanh nghiệp như tình hình kinh doanh, tài chính, năng lực quản lý, … hoặc các yếu tố ngoại diên như đặc điểm ngành, các biến số kinh tế vĩ mô, … được đánh giá là có tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng. Thông thường hệ thống chỉ tiêu được chia thành 2 loại cơ bản là chỉ tiêu định tính và chỉ tiêu định lượng. Trong mỗi loại chỉ tiêu cơ bản này (chỉ tiêu cấp 1) lại có thể bao gồm nhiều chỉ tiêu con (chỉ tiêu cấp 2) nhằm phân tích hoạt động của doanh nghiệp một cách sâu sắc hơn. Trong số các chỉ tiêu được đưa vào hệ thống phân tích có những chỉ tiêu có à tác động đến kết quả phân tích nhiều hơn so với những chỉ tiêu khác, vì thế, thông thường người ta sử dụng các trọng số để thể hiện sự tác động mạnh hay yếu của chỉ tiêu đến kết quả XHTD.
NHTM sẽ so sánh giá trị thực tế của doanh nghiệp với các khoảng giá trị chuẩn của từng tiêu chí để xác định điểm của khách hàng (trong đó khoảng giá trị chuẩn có thể do cơ quan thống kê công bố hoặc là các khoảng giá trị ngân hàng từ xây dựng trên cơ sở thống kê, phân tích thông tin của tất cả các khách hàng của ngân hàng đó). Điểm tiêu chí sau đó được nhân với trọng số tương ứng của các tiêu chí (nếu có) để xác định điểm tổng hợp xếp hạng tín dụng của khách hàng.
Để chấm điểm XHTD doanh nghiệp, cấu trúc hay định dạng truyền thống, phổ biến nhất được sử dụng là thẻ điểm. Đây là một bảng được cấu thành bởi:
- Tập hợp các chỉ tiêu dự báo rủi ro được đánh giá là có tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng.
- Các khoảng giá trị chuẩn của từng chỉ tiêu. - Các thang điểm chỉ tiêu cho từng khoảng giá trị.
Thẻ điểm có ưu điểm là dễ hiểu, dễ áp dụng, dễ được kiểm nghiệm và giám sát bằng các báo cáo tiêu chuẩn. Cấu trúc của hệ thống thang điểm cho phép xem xét không giới hạn số lượng các nhân tố (cùng các khoảng giá trị của chúng) có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp do đó hệ thống thang điểm cho phép ngân hàng đánh giá toàn diện nhiều mặt hoạt động của khách hàng.
Dưới đây là 1ví dụ thể hiện một thẻ điểm dạng giản đơn:
Bảng 1.1: Ví dụ thẻ điểm xếp hạng tín dụng dạng giản đơn
Chỉ tiêu Khoảng giá trị chuẩn Thang điểm chỉ tiêu Trọng số Giá trị thực tế của khách hàng Điểm chỉ tiêu Vốn chủ sở hữu ≥ 100 10 50% 200 5 < 100 5 Lợi nhuận ≥ 10 10 30% 20 3 < 10 6 Quy mô ≥ 30 8 20% 20 1,6 < 30 5 Tổng điểm 9,6
- Xếp hạng và phê duyệt kết quả xếp hạng: Trên cơ sở tổng hợp điểm tài chính và phi tài chính của khách hàng, điểm tổng hợp sẽ được dùng để làm căn cứ XHTD cho khách hàng đó. Mỗi khoảng cách điểm số nhất định sẽ được xếp thứ hạng tương ứng.
Việc xác định các thang xếp hạng chuẩn phải được thực hiện rất thận trọng bởi thang xếp hạng chính là thước đo tóm tắt các nhân tố rủi ro và trọng số của chúng nên nó là cơ sở tham chiêu tính chính xác và ý nghĩa của các nhân tố này.
Trong xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, mỗi thang xếp hạng thường được ký hiệu bằng số hoặc chữ cái latinh với nội dung nhất định mô tả về khả năng trả nợ vay hay mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng.
Các thang xếp hạng từ tốt nhất (AAA) đến xấu nhất (C hoặc D) phản ánh các mức độ rủi ro khác nhau của các khách hàng trong việc hoàn thành nghĩa vụ nợ đã
cam kết với ngân hàng. Vì vậy, số lượng các thang xếp hạng thường được xác định dựa trên cấp độ rủi ro điển hình xảy ra trong thực trạng kinh doanh của ngân hàng cũng như khả năng và chính sách quản lý khách hàng dự kiến của ngân hàng.
Bảng 1.2: Thang xếp hạng của các tổ chức xếp hạng chuyên nghiệp
Fitch S & P Moody’s Mức độ rủi ro
AAA AAA Aaa Rủi ro ở mức thấp nhất
AA AA Aa Rủi ro ở mức thấp
A A A Rủi ro ở mức thấp
BBB BBB Baa Rủi ro ở mức trung bình
BB BB Ba Rủi ro ở mức trung bình
B B B Rủi ro
CCC CCC Caa Rủi ro
CC CC Ca Rủi ro cao
C C C Rủi ro rất cao
Nguồn: Javier Márquez (2008), An Introduction to Credit Scoring For Small and Medium Size Enterprises.
1.2.4. Các tiêu chí thường sử dụng trong XHTD doanh nghiệp
1.2.4.1. Các chỉ tiêu tài chính cơ bản của doanh nghiệp
Các chỉ tiêu tài chính phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp và thường được chia thành các nhóm: nhóm chỉ tiêu thanh khoản; nhóm chỉ tiêu cân nợ (khả năng cân đối vốn); nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời; nhóm chỉ tiêu về hoạt động.
* Nhóm chỉ tiêu thanh khoản: Các chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Để đánh giá khả năng thanh khoản, một chỉ tiêu thường được sử dụng là tiền mặt và các khoản đầu tư tài chính có tính lỏng cao trên tổng nợ. Chỉ tiêu này cung cấp cái nhìn về dòng tiền mặt sẵn có mà doanh nghiệp có thể sử dụng để trả nợ ngay tại thời điểm phân tích. Ngoài ra, để đo lường khả năng
thanh khoản trong thời hạn dài hơn, chỉ tiêu tài sản lưu động/nợ ngắn hạn cũng thường được sử dụng.
* Nhóm chỉ tiêu đòn cân nợ: Các chỉ tiêu hay sử dụng là tỷ lệ nợ trên tổng tài sản và tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu.
Nhóm chỉ tiêu cân nợ được dùng để xác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp với các chủ nợ và giúp ngân hàng có một cái nhìn khái quát về sức mạnh tài chính, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp và làm thế nào doanh nghiệp có thể chi trả cho các hoạt động của mình.
* Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời
Khả năng sinh lời là một nhân tố quan trọng trong đánh giá rủi ro tín dụng. Một doanh nghiệp tạo ra được lợi nhuận biên hoạt động và thu nhập trên tài sản cao hơn sẽ có khả năng cao hơn để tạo ra vốn chủ sở hữu (từ lợi nhuận để lại), để thu hút các nguồn vốn đầu tư bên ngoài và phòng chống lại các tình huống bất lợi trong kinh doanh.
Các thước đo thường được sử dụng để đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp là thu nhập trước thuế và lãi vay trên doanh thu; suất sinh lời của tài sản (ROA) hoặc suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE).
* Nhóm chỉ tiêu về hoạt động
Hiệu quả hoạt động là một trong những yếu tố then chốt quyết định sự tồn tại của một doanh nghiệp. Mức độ hiệu quả hoạt động sẽ ảnh hưởng tới khả năng tạo vốn của doanh nghiệp để đáp ứng các nghĩa vụ hoàn trả nợ. Người chủ doanh nghiệp phải đầu tư và sử dụng vốn theo cách kết hợp tối ưu các tài sản có để thu được tối đa doanh thu và lợi nhuận. Tình trạng hoạt động kém hiệu quả kéo dài sẽ là nguyên nhân dẫn tới thất bại của một doanh nghiệp. Các chỉ tiêu thích hợp để đo lường về hiệu quả hoạt động bao gồm các chỉ tiêu như: vòng quay hàng tồn kho, vòng quay các khoản phải thu, hiệu suất sử dụng tài sản,...
Các chỉ tiêu phi tài chính phản ánh các nhân tố nội tại bên trong và nhân tố bên ngoài doanh nghiệp, không biểu hiện bằng các chỉ số tài chính, nhưng ảnh hưởng lớn đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp vay vốn ngân hàng. Trong khi việc lựa chọn, đo lường các chỉ tiêu tài chính là tương đối thống nhất giữa các ngân hàng thì việc xác định các chỉ tiêu phi tài chính để đánh giá ảnh hưởng của chúng đến hoạt động của doanh nghiệp lại phức tạp hơn nhiều bởi các yếu tố này là rất đa dạng và phong phú. Mặt khác, tác động của chúng với từng doanh nghiệp đơn lẻ lại chỉ có thể xác định dựa trên việc phân tích từng trường hợp cụ thể nên rất khó khái quát hoá cho mọi doanh nghiệp.
Các chỉ tiêu phi tài chính thường được xem xét khi XHTD doanh nghiệp gồm:
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh quan hệ với ngân hàng: Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp trong quan hệ với các tổ chức tín dụng có trả nợ đúng hạn, thực hiện đầy đủ các cam kết hay không. Khi doanh nghiệp luôn trả nợ đầy đủ và đúng hạn cho thấy doanh nghiệp có tín nhiệm với các tổ chức tín dụng, sử dụng vốn có hiệu quả. Trên góc độ NHTM, nhóm chỉ tiêu này luôn được gắn tỷ trọng cao nhất trong các nhóm chỉ tiêu phi tài chính.
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp: uy tín doanh nghiệp trên thị trường, sự biến động nhân sự nội bộ, vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp, khả năng tiếp cận các nguồn vốn,… Có thể nói đây là nhóm chỉ tiêu được đánh giá quan trọng thứ hai trong nhóm các chỉ tiêu phi tài chính vì một khi nội lực bản thân doanh nghiệp đã vững mạnh thì khả năng trả nợ của doanh nghiệp thường tương đối tốt.
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh trình độ quản lý: Trình độ quản lý thể hiện ở kinh nghiệm chuyên môn, trình độ học vấn, khả năng lãnh đạo điều hành, tính năng động, nhậy bén trong hoạt động kinh doanh… đây là yếu tố rất quan trọng trong quản lý doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có ban lãnh đạo có năng lực, có chuyên môn cao sẽ tạo được niềm tin trong quan hệ với ngân hàng.
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng trả nợ của khách hàng: Hệ số khả năng trả lãi, hệ số khả năng trả nợ gốc, xu hướng lưu chuyển tiền tệ thuần trong quá khứ, thu nhập thuần dự kiến sau thuế trong năm tới, chi phí khấu hao dự kiến trong năm tới, vốn vay trung dài hạn đến hạn trả nợ trong năm tới. Nhóm chỉ tiêu này cho biết khả năng trả nợ gốc trung dài hạn trong tương lai. Tính toán chỉ tiêu này dựa vào nguồn thu nhập dự kiến từ phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư. Dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao thì khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ sẽ lớn.
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh ảnh hưởng tới ngành: triển vọng ngành, áp lực cạnh tranh, tính ổn định các yếu tố đầu vào, các chính sách của chính phủ, Nhà nước đối với ngành, lợi thế về nguồn lực con người,…Những lĩnh vực đang phát triển, có sự tăng trưởng cao thì mức độ tín nhiệm sẽ cao hơn so với những lĩnh vực, những ngành đã bão hoà hoặc đang suy thoái. Những doanh nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài nhiều thì mức độ tín nhiệm sẽ thấp hơn so với những doanh nghiệp có ít sự phụ thuộc hơn.
1.2.4.3. Ngành nghề/lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp
Mọi phân tích về xếp hạng thường bắt đầu với đánh giá về môi trường hoạt động của doanh nghiệp mà trọng tâm là đánh giá các triển vọng của ngành và các nhân tố cạnh tranh trong nội bộ ngành.
Theo các nhà nghiên cứu thì các ngành kinh doanh có tính cạnh tranh cao, thâm dụng vốn và có tính chu kỳ sẽ rủi ro hơn các ngành kinh doanh ít bị cạnh tranh, có nhiều rào cản gia nhập thị trường và có nhu cầu sản phẩm ổn định, dễ ước tính. Mức độ rủi ro của ngành cũng có mối tương quan với sự phát triển của các điều kiện kinh tế, tài chính trong tương lai bởi vì những yếu tố này sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong ngắn hạn lẫn trong dài hạn.
Để chấm điểm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, tuỳ theo đặc điểm danh mục đầu tư của mỗi ngân hàng, các khách hàng sẽ được phân loại theo một số nhóm
ngành cụ thể. Trên thực tế, không có số lượng ngành cố định nào là tối ưu bởi thực trạng khách hàng của mỗi ngân hàng là khác biệt.
Điều quan trọng trong phân chia các ngành là đảm bảo rằng các nhân tố rủi ro giữa các ngành là thực sự khác biệt và các ngân hàng có đủ thông tin để xác định sự khác biệt đó. Phân chia khách hàng theo nhiều ngành và phân ngành có thể đáp ứng tiêu chí phù hợp, sát thực tiễn hoạt động của các ngành song khi được phân chia quá nhỏ, ngân hàng có thể rơi vào tình huống có quá ít khách hàng cho một ngành và không có đủ thông tin cần thiết để đánh giá tổng thể về ngành đó.
1.2.4.4. Quy mô hoạt động của doanh nghiệp
Quy mô hoạt động kinh doanh giúp xác định vị thế thị trường tương đối của một doanh nghiệp trong ngành. Quy mô doanh nghiệp có thể là một yếu tố quan trọng nếu nó tạo ra lợi thế cho doanh nghiệp về hiệu quả hoạt động, tính kinh tế theo quy mô, sự linh hoạt về tài chính, nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có quy mô tuyệt đối như vốn, tổng tài sản, doanh thu và quy mô tương đối như mạng lưới hoạt động lớn hơn so với các đối thủ cạnh tranh sẽ có một nền tảng vững chắc hơn trong tăng trưởng, giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm, ổn định nguồn thu nhập cũng như chống đỡ được với các biến cố thị trường. Tương tự, quy mô lớn cũng giúp doanh nghiệp có tiềm lực đầu tư vào nghiên cứu, phát triển sản phẩm, từ đó duy trì và phát huy được lợi thế của doanh nghiệp trong việc cung cấp sản phẩm.
1.2.5. Tổ chức thực hiện xếp hạng tín dụng doanh nghiệp trong một