Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng đối với các doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Trang 40)

- Chính sách và môi trường luật pháp

Đối tượng của xếp hạng tín dụng doanh nghiệp chính là các doanh nghiệp, do đó các quy định của luật pháp về doanh nghiệp và loại hình doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến việc xếp hạng tín dụng. Hiện nay chính sách đối với DNNN, DN có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp khác chưa thực sự bình đẳng, do đó bộ chỉ tiêu chấm điểm đối với các loại hình doanh nghiệp khác nhau không thể xây dựng giống nhau.

Một yếu tố khác tác động trực tiếp đến việc triển khai xếp hạng tín dụng doanh nghiệp là các quy định và hướng dẫn của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về xếp hạng tín dụng doanh nghiệp. XHTD là một vấn đề mới được các NHTM triển khai trong những năm gần đây, do đó các NHTM thường gặp phải nhiều khó khăn, lúng túng trong quá trình xây dựng, triển khai. Vì vậy, để hệ thống này được xây dựng hiệu quả hơn và có ứng dụng cao hơn trong hoạt động quản trị của các NHTM, NHNN cần có chính sách hỗ trợ các NHTM như tổ chức các lớp đào tạo về XHTD, xây dựng quy trình chuẩn thực hiện XHTD cho các NHTM. Đồng thời chính phủ và bộ, ngành hữu quan cần xây dựng chính sách khuyến khích sự hình thành và phát triển các công ty xếp hạng tín dụng chuyên nghiệp, xây dựng các chỉ tiêu trung bình ngành, ban hành các chế tài bắt buộc các doanh nghiệp minh bạch hoá tình hình tài chính của công ty,... nhằm hỗ trợ các NHTM trong việc thu thập

thông tin thực hiện XHTD.

- Sự hỗ trợ của các tổ chức chuyên nghiệp

Tổ chức XHTD chuyên nghiệp phải thoả mãn tính độc lập, khách quan, kỹ thuật thành thạo và có đủ các nguồn lực và khả năng tiếp cận các thông tin tin cậy. Nguồn thông tin để thực hiện XHTD doanh nghiệp là rất đa dạng, phong phú. Do đó nếu có được sự hỗ trợ của các tổ chức XHTD chuyên nghiệp, việc thu tập các thông tin đầu vào cho quá trình XHTD của các NHTM sẽ dễ dàng hơn, chính xác hơn, nhờ đó kết quả XHTD sẽ được phản ánh sát thực hơn.

- Trình độ phát triển kinh tế

Điều tất yếu khi ứng dụng một hệ thống khoa học là các đối lượng của nó đảm bảo một trình độ phát triển nhất định hoặc đặt trong cơ chế có thể áp dụng. Đơn cử một nền kinh tế chưa thị trường hóa và các doanh nghiệp chưa xây dựng hệ thống theo dõi, kiểm soát tài chính của mình (hạch toán kế toán, dự báo dòng tiền…) thì không thể áp dụng hệ thống đánh giá tín dụng cho doanh nghiệp đó. Ngược lại, một nền kinh tế càng phát triển càng có thể áp dụng các công cụ, mô hình xếp hạng hiện đại.

- Chuẩn mực kế toán và các kết quả thống kê về thông tin ngành kinh tế

Chuẩn mực kế toán mà doanh nghiệp sử dụng trong việc lập báo cáo tài chính có ảnh hưởng lớn đến độ chính xác của kết quả xếp hạng. Thực tế cho thấy không thể có kết quả xếp hạng tín dụng thống nhất nếu sử dụng các chuẩn mực kế toán khác nhau. Như vậy, việc xây dựng chuẩn mực kế toán quốc gia thống nhất cho mọi loại hình doanh nghiệp và phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế chính là điều kiện thuân lợi cho XHTD doanh nghiệp.

Mặt khác, mỗi ngành nghề kinh tế có một đặc điểm riêng, do đó các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành kinh tế khác nhau sẽ mang những đặc điểm khác nhau. Vì vậy các chỉ tiêu trung bình ngành có vai trò là kim chỉ nam cho các NHTM để xây dựng các bộ chỉ tiêu tương ứng cho các ngành kinh tế khác nhau.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng đối với các doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Trang 40)