Các giải pháp hoàn thiện XHTD doanh nghiệp tại Vietcombank

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng đối với các doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Trang 91)

3.2.1. Đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ thực hiện xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

Thông tin cần xử lý trong quá trình thực hiện XHTD là rất phong phú, đa dạng đòi hỏi cán bộ thực hiện XHTD phải là người giàu kinh nghiệm, hiểu biết đa lĩnh vực, nhanh nhạy với biến động của nền kinh tế và có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin . Để đạt được điều đó, Vietcombank cần thường xuyên tổ chức đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ này nhằm đáp ứng được các yêu cầu cần thiết về nền tảng kiến thức và kỹ năng cần thiết trong việc XHTD doanh nghiệp. Đặc biệt, một khi áp dụng phân loại nợ theo điều 7 QĐ 493, kết quả XHTD sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng, do đó việc nâng cao trình độ cán bộ thực hiện XHTD càng trở nên bức thiết.

Bên cạnh công tác đào tạo tại chỗ, việc đào tạo cán bộ có thể thực hiện thông qua hoạt động tổ chức các khóa đào tạo, hội thảo trong nước và nước ngoài; hoặc qua quá trình trao đổi, tiếp nhận, chuyển giao kiến thức với các ngân hàng đối tác, các nhà tư vấn có danh tiếng trong khu vực và thế giới.

Vietcombank nên xây dựng một hệ thống pháp điển nội bộ để thường xuyên cập nhật các quy trình, quy chế, các văn bản nội bộ cũng như các văn bản liên quan đến hoạt đông của Ngân hàng.

Ngoài ra, Vietcombank nên có chính sách khuyến khích hỗ trợ đào tạo và sự tự đào tạo cho các cán bộ thông qua các chính sách tài chính như hỗ trợ tiền học phí và tài liệu học tập hoặc tổ chức đào tạo dài hạn để nâng cao trình độ và năng lực làm việc nhân viên. Xây dựng chiến lược đào tạo và có chính sách đầu tư thích đáng

cho công tác đào tạo cán bộ. Gắn việc đào tạo với bố trí và sử dụng cán bộ phù hợp, có sự luân chuyển hợp lý và tạo môi trường làm việc năng động để động viên, khuyến khích sự cống hiến của các cán bộ.

3.2.2. Hoàn thiện bộ chỉ tiêu chấm điểm tài chính và phi tài chính hiện hành

* Bổ sung, thay thế một số chỉ tiêu tài chính trong bộ chỉ tiêu chẩm điểm tài

chính doanh nghiệp hiện hành:

Hiện nay, Vietcombank sử dụng 11 chỉ tiêu tài chính để chấm điểm tài chính khách hàng doanh nghiệp và chia làm 4 nhóm: Nhóm các chỉ tiêu thanh khoản; Nhóm các chỉ tiêu thu nhập; Nhóm các chỉ tiêu cân nợ và Nhóm các chỉ tiêu hoạt động.

Để có thể đánh giá một cách toàn diện hơn tình hình tài chính của khách hàng, Vietcombank nên bổ sung, thay thế một số chỉ tiêu tài chính sau:

* Nhóm chỉ tiêu cân nợ:

Giữ nguyên chỉ tiêu (1)“Tổng nợ phải trả/Tổng tài sản” vì chỉ tiêu này cho thấy cái nhìn tổng quan về cơ cấu tài sản được tài trợ từ nguồn tài chính bên ngoài chiếm bao nhiêu phần trăm. Bỏ chỉ tiêu (2) “Tổng nợ phải trả/VCSH” vì chỉ tiêu này có mối quan hệ với chỉ tiêu (1) ( chỉ tiêu (1) lớn kéo theo chỉ tiêu (2) sẽ lớn và ngược lại) nên chỉ cần đánh giá 1 trong 2 chỉ tiêu là đủ.

Ngoài ra, vì trong chấm điểm phi tài chính đã có nhóm chỉ tiêu đánh giá quan uy tín quan hệ tín dụng với Ngân hàng nên bỏ chỉ tiêu “Nợ quá hạn/tổng dư nợ ngân hàng” để tránh sự trùng lặp khi đánh giá điểm tài chính và điểm phi tài chính đối với nợ quá hạn của cùng một khách hàng

Trong nhóm chỉ tiêu này, Vietcombank nên bổ sung thêm chỉ tiêu “Nợ dài hạn/ VCSH” nhằm đánh giá sự cân đối giữa nợ dài hạn và VCSH của công ty, đánh giá tính ổn định nguồn vốn của công ty

* Nhóm các chỉ tiêu thanh khoản: bổ sung chỉ tiêu “Khả năng thanh toán tức thời”

Khả năng thanh toán tức thời = Tiền và các khoản tương đương tiền Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này đánh giá khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp bằng tiền và các tại khoản tương đương với tiền đối với các khoản nợ ngắn hạn

* Nhóm các chỉ tiêu thu nhập:

- Bổ sung chỉ tiêu “Lợi nhuận từ HĐKD (không bao gồm hoạt động tài chính) /Doanh thu thuần” trong đó Lợi nhuận từ HĐKD (không bao gồm hoạt động tài chính) = Lợi nhuận thuần từ HĐKD – Doanh thu hoạt động tài chính + Chi phí tài chính) nhằm đánh giá về khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở loại bỏ tác động từ thu nhập tài chính.

- Thay thế chỉ tiêu “Tổng thu nhập trước thuế/ Nguồn VCSH” bằng chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế/ VCSH bình quân” để phản ánh chính xác hơn hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu để sinh lời (ROE). Chỉ tiêu này phản ánh 01 đơn vị VCSH tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận mà chủ sở hữu thực sự nhận được sau kỳ kinh doanh.

- Thay thế chỉ tiêu “Tổng thu nhập trước thuế/ Tổng tài sản” bằng chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản bình quân” để phản ánh chính xác hơn hiệu quả sử dụng tài sản để sinh lời (ROA).

- Thay thế chỉ tiêu “Tổng thu nhập trước thuế/Doanh thu” bằng chỉ tiêu “Lợi nhuận gộp /Doanh thu thuần” nhằm đánh giá chính xác hơn về khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhờ loại bỏ các khoản thu nhập bất thường.

- Bổ sung chỉ tiêu “(Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay)/ Chi phí lãi vay” đánh giá hiệu quả sử dụng đòn cân nợ của doanh nghiệp: cứ 1 đơn vị lãi vay bỏ ra trong kỳ tạo ra bao nhiêu đơn vị lợi nhuân trước thuế và lãi vay của doanh nghiệp .

* Nhóm các chỉ tiêu hoạt động: bổ sung chỉ tiêu “Vòng quay vốn lưu động”

Doanh thu thuần Vòng quay vốn lưu động =

Vốn lưu động bình quân

Chỉ tiêu này mô tả trong một kỳ vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng. Số vòng quay càng cao cho thấy trung bình 1 đồng vốn lưu động tạo ra càng nhiều doanh thu thuần, điều này có nghĩa là hiệu quả đồng vốn đem lại càng cao.

Như vậy, bộ chỉ tiêu tài chính dùng để chấm điểm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Vietcombank sau khi có đề xuất bổ sung, thay thế sẽ bao gồm 14 chỉ tiêu, chia làm 4 nhóm, chi tiết như sau:

(i) Nhóm các chỉ tiêu thanh khoản: gồm 3 chỉ tiêu - Khả năng thanh khoản

- Khả năng thanh toán nhanh - Khả năng thanh toán tức thời (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(ii) Nhóm các chỉ tiêu hoạt động: gồm 4 chỉ tiêu - Vòng quay vốn lưu động

- Vòng quay hàng tồn kho - Vòng quay các khoản phải thu - Hiệu suất sử dụng TSCĐ

(iii) Nhóm các chỉ tiêu thu nhập: gồm 5 chỉ tiêu - Lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần

- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh (không bao gồm hoạt động tài chính)/Doanh thu thuần

- Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản bình quân - Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu bình quân

- (Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay)/ Chi phí lãi vay (iv) Nhóm các chỉ tiêu cân nợ: gồm 2 chỉ tiêu

- Nợ phải trả/Tổng tài sản - Nợ dài hạn /VCSH

* Tổng hợp điểm và phân loại:

Tổng điểm cuối cùng = [Tổng điểm tài chính * Tỷ trọng điểm tài chính] + [Tổng điểm phi tài chính * Tỷ trọng điểm phi tài chính]

Trong đó đối với doanh nghiệp có BCTC đã được kiểm toán, tổng tỷ trọng điểm tài chínhvà tỷ trọng điểm phi tài chính bằng 100. Đối với doanh nghiệp mà BCTC chưa được kiểm toán, tổng tỷ trọng điểm tài chính và tỷ trọng điểm phi tài chính nên nhỏ hơn 100. Ví dụ có thể xây dựng như sau:

Bảng 3.1: Ví dụ đề xuất tỷ trọng điểm của tổng điểm tài chính và phi tài chính

BCTC được kiểm toán BCTC không được kiểm toán

Điểm tài chính 35 30

Điểm phi tài chính 65 65

100 95

Cách tính điểm này sẽ khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện kiểm toán, đặc biệt là những khách hàng có tính hình tài chính yếu kém. Tuy nhiên để việc chấm điểm được chính xác, khi xác định số liệu tài chính của doanh nghiệp có được kiểm toán hay không, cán bộ chấm điểm cần lưu ý đến ý kiến của kiểm toán. Đối với các trường hợp BCTC được kiểm toán nhưng ý kiến kiểm toán thuộc vào các trường hợp sau thì BCTC đó không được xem là BCTC được kiểm toán:

- Ý kiến kiểm toán chấp nhận từng phần;

- Ý kiến kiểm toán là từ chối hoặc không thể đưa ra ý kiến ; - Ý kiến kiểm toán là không chấp nhận hoặc ý kiến trái ngược.

Trong các trường hơp trên, nếu cán bộ chấm điểm xếp BCTC vào loại đã được kiểm toán thì phải giải trình đầy đủ lý do chấp nhận báo cáo được kiểm toán.

3.2.3. Quy định đối tượng xếp hạng tín dụng

Vì hệ thống chấm điểm và XHTD doanh nghiệp là công cụ đo lường mức độ rủi ro nên nó được áp dụng cả trước, trong và sau quá trình cấp tín dụng cho khách hàng. Do đó, cả khách hàng đã có quan hệ tín dụng với Vietcombank (khách hàng cũ) và khách hàng lần đầu thiết lập quan hệ tín dụng với Vietcombank (khách hàng mới) đều là đối tượng xếp hạng tín dụng. Ngoài ra các khách hàng chưa có quan hệ tín dụng với Vietcombank nhưng được Vietcombank xác định là khách hàng tiềm năng hướng tới cũng nên đưa vào đối tượng xếp hạng tín dụng. Tóm lại nên chia khách hàng doanh nghiệp thành những đối tượng như sau:

- Bộ chỉ tiêu cho doanh nghiệp thông thường: là doanh nghiệp đã có Báo cáo tài chính (BCTC) đủ 02 năm kể từ khi có doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh và hiện đang có quan hệ tín dụng với Vietcombank.

- Bộ chỉ tiêu cho doanh nghiệp tiềm năng: là doanh nghiệp chưa từng có quan hệ tín dụng với Vietcombank hoặc là doanh nghiệp đã từng có quan hệ tín dụng với Vietcombank nhưng có thời gian gián đoạn quan hệ tín dụng trên 01 năm tính đến thời điểm đánh giá.

- Bộ chỉ tiêu cho doanh nghiệp mới thành lập: hoạt động chưa đủ năm và chưa có báo cáo tài chính hoặc khách hàng mới thành lập đã có báo cáo tài chính nhưng báo cáo tài chính không có số liệu doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh đầy đủ trong 2 năm

Ngoài ra, mặc dù việc xếp hạng cho các doanh nghiệp là rất cần thiết nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng cần chấm điểm xếp hạng. Đối với các khách

hàng là đơn vị hành chính sự nghiệp có thu, không có BCTC thì không cần chấm điểm xếp hạng. Mặt khác, trong một số trường hợp đặc biệt như khách hàng bị âm vốn chủ sở hữu và kinh doanh thua lỗ trong hai năm tài chính gần nhất; khách hàng đang tiến hành các thủ tục giải thể, phá sản,… ngân hàng không nhất thiết phải chấm điểm xếp hạng cho khách hàng mà vẫn có thể phản ánh được mức độ rủi ro của họ ở loại rủi ro cao nhất.

3.2.4. Hoàn thiện các tiêu chí để phân loại quy mô doanh nghiệp cho phùhợp hợp

Trong chấm điểm và XHTD, quy mô của doanh nghiệp khôgn được xem là nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụgn nhưng nó là cơ sở để xây dựng bộ giá trị chuẩn cho việc chấm điểm gồm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Việc xác định các quy mô khác nhau nhằm đảm bảo tính hợp lý của bộ giá trị các chỉ tiêu do các chỉ tiêu này có sự phụ thuộc nhất định vào các yếu tố quy mô, hoàn toàn không thể hiện tính ưu tiên cho các khách hàng quy mô lớn. Tương ứng với mỗi quy mô sẽ có một bộ giá trị khác nhau cho các chỉ tiêu.

Trong quá trình phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung, hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (phản ánh qua các chỉ tiêu tài chính) thường được đánh giá trên cơ sở đối chiếu, so sánh giữa các doanh nghiệp có cùng quy mô, trong cùng một ngành/ lĩnh vực kinh doanh. Để phản ánh chính xác hơn quy mô thực tế của doanh nghiệp, thay vì chấm điểm 4 tiêu chí gồm VCSH, lao động, doanh thu thuần và giá trị nộp ngân sách, Vietcombank có thể sử dụng các tiêu chí: VCSH, số lượng lao động, doanh thu thuần và tổng tài sản để chấm điểm xác định quy mô cho doanh nghiệp.

Mỗi chỉ tiêu xác định quy mô của khách hàng được tính trên một thang điểm nhất định. Hiện nay thang điểm này đang được chia làm 5 mức là tương đối ít. Do đó cần xây dựng theo xu hướng mở rộng thang điểm thêm nhiều mức hơn nữa và khoảng cách giữa các mức không nhất thiết phải như nhau mà nên điều chỉnh phù hợp với thực tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quy mô khách hàng được phân chia dựa trên lĩnh vực kinh doanh của khách hàng, do đó tương ứng với 52 ngành kinh tế sẽ phải xây dựng 52 bộ chỉ tiêu quy mô để chấm điểm XHTD. Các giá trị chuẩn của các bộ chỉ tiêu quy mô có thể được xây dựng trên cơ sở tổng hợp số liệu từ các nguồn: thông tin của CIC; Tổng cục Thống kê; BCTC của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán, báo cáo của các Bộ, ngành; BCTC của các doanh nghiệp vay vốn tại Vietcombank; …

3.2.5. Phân loại chi tiết hơn ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của khách hàng

Cùng với sự phát triển của thị trường, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng đa dạng hoá, do đó việc phân chia ngành nghề kinh doanh thành 04 lĩnh vực gồm Nông, lâm, ngư nghiệp; xây dựng, sản xuất và thương mại không còn phù hợp.

Việc phân chia các ngành kinh tế trong chấm điểm và XHTD doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng để từ đó làm cơ sở xây dựng các giá trị chuẩn của từng bộ chỉ tiêu nhằm phản ánh tốt nhất đặc thù kinh doanh của từng ngành, từng lĩnh vực. Xuất phát từ mỗi ngành nghề, mỗi lĩnh vực kinh doanh đều mang những đặc thù khác nhau, do vậy các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong các ngành kinh tế khác nhau sẽ có những đặc điểm kinh doanh khác nhau. Vì vậy, nếu phân tích, đánh giá hoạt động của một doanh nghiệp mà không dựa trên những đặc điểm chung nhất của ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động thì thường dẫn đến kết quả sai lệch, không chính xác.

Việc phân chia ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh của khách hàng doanh nghiệp giữa các ngân hàng khác nhau không giống nhau. Nhìn chung, việc phân chia này đối với mỗi hệ thống XHTD cần phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau:

- Hệ thống ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh phải phản ánh được những đặc điểm chung về các chỉ số tài chính và phi tài chính ,về vốn, về lao động, của ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh đó.

- Hệ thống ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh cần phải được xây dựng chi tiết hơn ở các ngành, các lĩnh vực mà ngân hàng tài trợ tín dụng lớn.

- Hệ thống ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống XHTD phải phù hợp với hệ thống ngành nghề kinh doanh của nền kinh tế.

Vietcombank có thể phân loại ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh thành 52 ngành kinh tế trên cơ sở tham khảo Quyết định Ban hành Hệ thống ngành kinh tế của Thủ tướng chính phủ Việt Nam ban hành ngày 23 tháng 01 năm 2007 (QĐ 10/2007/QĐ-TTg). Mỗi một nhóm ngành kinh tế nên xây dựng một bộ chỉ tiêu chấm điểm riêng để phù hợp với những đặc điểm chung của ngành đó.

Hiện tại Vietcombank quy định hoạt động kinh doanh chính của khách hàng là hoạt động đem lại từ 40 doanh thu trở lên. Tuy nhiên thực tế nhiều trường hợp khách hàng kinh doanh đa ngành và không có ngành nào chiếm đến 40 tổng doanh thu của đơn vị. Vì vậy việc xác định hoạt động kinh doanh chính của khách hàng nên quy định dựa trên hoạt động kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu hàng năm của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh biến động liên tục thì chọn ngành mà DN có hoạt động sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng đối với các doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Trang 91)