Hoàn thiện hệ thống thông tin.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Sở Giao Dịch 1 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 53)

c. Môi trường pháp lý.

3.2.2.3. Hoàn thiện hệ thống thông tin.

Thông tin là phần không thể thiếu được trong quá trình hoạt động của xã hội nói chung và lĩnh vực ngân hàng nói riêng. Mức độ làm chủ được thông tin sẽ quyết định sự thành công. Với vai trò quan trọng của hệ thống thông tin như vậy, đòi hỏi chi nhánh SGD 1 cần phải nhanh chóng hoàn thiện hệ thống thông tin, đặc biệt là thông tin phục vụ cho hoạt động tín dụng, cụ thể:

NH cần phải thu thập thông tin từ các nguồn sau:

+ Thu thập thông tin từ chính hồ sơ vay vốn. + Từ các nguồn điều tra tại chỗ.

+ Từ ngân hàng khác đã có quan hệ đối với người xin vay, những doanh nghiệp có liên quan đến khách hàng.

+ Từ trung tâm thông tin và phòng ngừa rủi ro được thành lập bởi NHNN. + Từ các nguồn thông tin khác: các doanh nghiệp, đặc biệt là các thông tin trên báo chí.

Hoàn thiện hệ thống thông tin

+ Thực hiện việc quản lý dữ liệu tập trung, đảm bảo có sẵn thông tin cho các nhà quản trị khi ra quyết định cho vay.

+ Triển khai việc xếp hàng tín dụng đối với khách hàng vay; nâng cấp, đảm bảo chính xác và kịp thời hệ thống thông tin báo cáo và quản trị rủi ro.

Để thiết lập và xử lý lượng thông tin từ nhiều nguồn góp phần vào sự hoàn thiện hệ thống thông tin ngân hàng cần:

+ Cần đẩy nhanh quá trình tin học hoá, thiết lập phần mềm quản lý khách hàng, thống kê, lưu trữ thông tin để bổ sung cho việc phân tích và đánh giá khách hàng.

+ Tạo ra một bộ phận chuyên nghiên cứu và xử lý nguồn thông tin: để giúp phân loại và sắp xếp thông tin một cách khoa học, có chất lượng góp phần đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng.

Ngoài ra, Ngân hàng cần tăng cường hợp tác, liên kết, trao dồi chia sẻ thông tin giữa các NHTM trong việc cung cấp thông tin cho nhau về khách hàng góp phần hỗ trợ trong việc ra quyết định tín dụng chính xác nhầm giảm thiểu thiệt hại thấp nhất rủi ro tín dụng có thể sẩy ra.

3.3. Kiến nghị.

Kiến nghị với ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam:

- Xây dựng và áp dụng rộng rãi hệ thống đo lường, giám sát các loại rủi ro về tín dụng, đảm bảo hạn chế rủi ro tín dụng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Tuy chưa bị ảnh hưởng nhiều nhưng sự sụp đổ của một số ngân hàng lớn trên thế giới thời gian gần đây đã để lại những bài học lớn về công tác hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại.

- Chú trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản trị điều hành của ngân hàng, bổ sung và làm mới bộ máy quản trị điều hành đảm bảo đủ khả năng lãnh đạo và dẫn dắt Ngân hàng tiếp tục phát triển trong giai đoạn mới, bên cạnh việc không ngừng nâng cao đào tạo năng lực quản lý, trình độ điều hành, kỹ năng làm việc, khả năng phân tích, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ nhân viên trong

ngân hàng, nhất là trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng, song hành đi kèm với chính sách đãi ngộ và thưởng phạt phù hợp với hiệu quả công việc. Cần có quy chế tôn vinh những người có công, thu hút người tài; bố trí, sử dụng đúng những người có năng lực, có chuyên môn, tinh thần trách nhiệm cao; khuyến khích những người năng động, sáng tạo, có sáng kiến, có ý tưởng mới trong công tác.

- Hoạch định chiến lược kinh doanh, chiến lược về thị trường, khách hàng một cách rõ ràng và cụ thể, bổ sung hoàn thiện qui chế, quy trình bộ máy cho vay sao cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn, điều kiện kinh tế, xã hội, đối tượng vay vốn và đảm bảo an toàn khi cho vay. Theo đó hình thành một cơ chế lãi suất trong toàn hệ thống linh hoạt, phù hợp.

- Cần có một qui chế về xử lý trách nhiệm đối với cán bộ nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng, nhằm tăng cường khả năng quản trị, hạn chế rủi ro tác nghiệp trong hoạt động ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Đồng thời tăng cường trách nhiệm của cá nhân, tập thể, nâng cao ý thức tuân thủ qui định trong các hoạt động tại chi nhánh, góp phần thực hiện chuẩn mực văn hoá quản lý rủi ro tác nghiệp tại chi nhánh. Bên cạnh đó cũng cần có chế độ khen thưởng rõ ràng và công minh nhằm khuyến khích, thúc đẩy các đơn vị hoạt động có hiệu quả hơn, tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các chi nhánh trực thuộc BIDV trên cùng một địa bàn.

- Thực hiện hoạt động trao đổi thông tin đối với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn, điều này cung cấp cho Ngân hàng những thông tin cần thiết khi thiết lập quan hệ với khách hàng mới như: khách hàng này có dư nợ ở tổ chức tín dụng khác hay không? Tình hình dư nợ từ trước tới nay như thế nào? Liệu đó có phải là khách hàng thường xuyên để phát sinh nợ quá hạn?...

- Đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh, phát triển dịch vụ ngân hàng, mở rộng phạm vi hoạt động sang nhiều lĩnh vực thông qua các hình thức thành lập nhiều công ty con vệ tinh hoặc thành lập những công ty liên doanh liên kết. Dễ dàng nhận thấy, các Ngân hàng lớn tại Việt Nam hiện nay không chỉ kinh doanh các loại hình sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống mà đã bắt đầu lấn sân sang cả thị trường bảo hiểm, chứng khoán, vàng, bất động sản, cá nhân có thu nhập cao ổn định... Đây chính là cách thức hiệu quả nhất giúp các Ngân hàng dàn trải được rủi ro và phát triển theo xu hướng bền vững trở thành các tập đoàn Tài chính lớn trong lĩnh vực tiền tệ.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Sở Giao Dịch 1 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w