Hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Sở Giao Dịch 1 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 39)

c. Môi trường pháp lý.

3.2.1.1. Hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý rủi ro tín dụng.

Mô hình tổ chức quản lý rủi ro là một mô hình biểu thị mối liên kết quan hệ điều hành, quản lý trực tiếp, phối hợp kiểm tra, giám sát giữa các bộ phận, phòng ban của Ngân hàng nhằm thiết lập các giới hạn hoạt động an toàn và các chốt kiểm soát rủi ro trong mỗi quy trình thực hiện nghiệp vụ; các công cụ đo lường, phát hiện rủi ro; các hoạt động giám sát sự tuân thủ và nhận diện kịp thời các loại rủi ro mới phát sinh và các phương án, biện pháp chủ động phòng ngừa, đối phó một khi có rủi ro xảy ra.

Hoàn thiện mô hình tổ chức QLRR là một giải pháp hữu ích trong việc giảm thiểu rủi ro, nâng cao tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Trong thực tế, mô hình tổ chức QLRR tối ưu đòi hỏi sự đầu tư về nguồn lực, thời gian lớn nên sự hoàn thiện này phải được thực hiện theo một lộ trình. Một mô hình hiệu quả phải thể hiện được:

- Rủi ro được kiểm soát.

- Góp phần hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. - Tối ưu hoá quản lý.

- Đảo bảo lợi ích hữu hình và vô hình cho ngân hàng.

Tuỳ thuộc vào từng đặc thù riêng của mỗi ngân hàng, ngân hàng xây dựng một mô hình quản lý rủi ro phù hợp với mô hình của mình. Trong thời gian qua, chi nhánh Sở giao dịch 1 luôn luôn quan tâm đến vấn đề quản trị rủi ro, tuy bước đầu đã hình thành cho mình một cơ cấu, bộ máy quản lý rủi ro được tổ chức tương đối chặt chẽ theo nhiều cấp quản lý. Với cơ cấu chủ yếu gồm: phòng quản lý rủi ro; phòng quan hệ khách hàng; phòng quản trị tín dụng, hệ thống kiểm toán nội bộ. Với bộ máy này đã góp phần hạn chế được rủi ro. Tuy nhiên, trong thời gian tới sự phát triển một cách mạnh mẽ của hệ thống chi nhánh Sở Giao Dịch 1, sự mở rộng các dịch vụ ngân hàng, sự phát triển của các doanh nghiệp đòi hỏi Sở phải hoàn thiện hơn nữa mô hình tổ chức QLRR.

Mô hình nên được xây dựng dựa theo những nguyên tắc sau:

- Đơn vị/bộ phận quản lý rủi ro phải độc lập với đơn vị chấp nhận rủi ro. - QLRR phải bao quát được tất cả các loại rủi ro của các lĩnh vực hoạt động. - QLRR phải gắn với trách nhiệm của cơ cấu các Hội đồng QLRR được Ban điều hành uỷ quyền quản lý và kiểm soát chung các loại rủi ro.

Điều kiện cần thiết để xây dựng được mô hình tối ưu:

- Có sự phân chia rõ ràng về vai trò trách nhiệm và các kênh báo cáo trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày.

- Có đủ nguồn nhân lực được trang bị các kỹ năng và trình độ chuyên môn phù hợp với chất lượng và tính phức tạp của công việc.

- Có các công cụ và quy trình công nghệ thông tin để xử lý chính xác, kịp thời thông tin nhằm hỗ trợ toàn bộ quá trình quản lý và kiểm soát rủi ro.

Bên cạnh đó, văn hoá rủi ro đóng một vai trò chiến lược trong mức độ hiệu quả của bất cứ tổ chức nào: sự thiếu vắng của văn hoá rủi ro có thể làm suy yếu nghiêm trọng chất lượng của quá trình QLRR và ảnh hưởng xấu đến các nỗ lực và các khoản

đầu tư của ngân hàng cho các công cụ và kỹ thuật QLRR tiên tiến, các nguồn lực có chất lượng. Các yếu tố then chốt của văn hoá rủi ro:

- Những người kiểm soát rủi ro không bị phân biệt đối xử so với những người chấp nhận rủi ro về mặt kinh tế, cơ hội nghề nghiệp.

- Cần thiết phải tăng cường mối quan hệ chủ động và mang tính xây dựng giữa những người chấp nhận rủi ro và người kiểm soát rủi ro nhằm trao đổi thông tin, phân tích các hiện tượng, phát hiện và xử lý các vấn đề.

- Chia sẻ, truyền đạt các kiến thức, kinh nghiệm QLRR thông qua các cuộc hội thảo, khoá đào tạo.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Sở Giao Dịch 1 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w