c. Môi trường pháp lý.
3.2.1.5. Nâng cao công tác phân tích và đánh giá khách hàng.
Hoạt động cho vay luôn gắn liền với rủi ro gây ra những tác động xấu đến nền kinh tế xã hội cũng như độ an toàn của NHTM. Để tránh được rủi ro trong tín dụng, ngân hàng cần có một quy trình phân tích thẩm định tín dụng đúng đắn và phù hợp. Việc phân tích đánh giá khách hàng làm cho ngân hàng có thể hạn chế được những rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng. Chính vì vậy, để hoạt động một cách có hiệu quả thông thường các ngân hàng phải đánh giá và lựa chọn khách hàng. Đối với
chi nhánh SGD 1, đối tượng khách hàng chủ yếu là cá nhân và các doanh nghiệp nhà nước lớn nên đòi hỏi ngân hàng ngày càng phải hoàn thiện hơn nữa công tác phân tích và đánh giá khách hàng nhằm hạn chế rủi ro.
- Từ hồ sơ thu thập và khách hàng cung cấp cán bộ tín dụng phải phân tích và làm rõ các vấn đề sau:
+ Hồ sơ vay có hợp lệ và đầy đủ theo yêu cầu hay không. Hồ sơ có đủ điều kiện, phù hợp với chính sách cho vay và khả năng vốn có của Ngân hàng hay không?
+ Khách hàng có đủ năng lực pháp lý, năng lực hành vi, đạo đức? Mâu thuẫn lợi ích, kinh nghiệm.
+ Năng lực tài chính của khách hàng: Lành mạnh? Vốn điều lệ/tổng tài sản + Ngành nghề lĩnh vực kinh doanh, kế hoạch kinh doanh: Có dự án đầu tư, phương án kinh doanh có giá trị thương mại?
+ Tài sản bảo đảm: Tài sản hình thành từ vốn vay, các tài sản khác như: phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, quyền sử dụng đất? tính hợp lệ của tài sản, tư cách của người cầm cố, thuế chấp.
+ Bảo lãnh của bên thứ ba? Tư cách người bảo lãnh. + Rủi ro với kế hoạch kinh doanh.
+ Các lợi ích hữu hình và vô hình của ngân hàng.
- Khi đánh giá, ngoài mô hình đánh giá khách hàng theo phương pháp định tính, các ngân hàng thường sử dụng mô hình điểm số để lượng hoá RRTD của người vay. Trong thực tế SDG 1 có thể áp dụng theo hướng sau:
Sử dụng linh hoạt phương pháp truyền thống và mô hình tính điểm.
Chúng ta biết rằng đánh giá để phân loại được khách hàng là một khâu quan trọng giúp ngân hàng dễ dàng trong việc tiếp cận, quản lý, đưa ra cách chính sách khách hàng phù hợp, mở rộng hoạt động kinh doanh. Trước đây, hầu hết các ngân hàng đều dựa vào phương pháp truyền thống để đánh giá nhưng phương pháp này tỏ ra vừa mất thời gian, tốn kém, lại mang tính chủ quan. Ngày nay mô hình tính điểm được áp dụng rộng rãi bởi do những ưu điểm của nó mang lại đó là: cho phép xử lý nhanh chóng một khối lượng lớn các đơn xin vay, với chi phí thấp, khách quan góp phần tích cực trong việc kiểm soát tín dụng của NH. Tuy nhiên, hai phương pháp này không loại trừ nhau, nếu kết hợp một cách linh hoạt sẽ hỗ trợ tích cực cho công tác thẩm định.
Mặt khác, đối với những nước đang phát triển như Việt Nam, thì sự phát triển các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò quan trọng.
Trong thực tế, các doanh nghiệp này rất khó tiếp cận được nguồn vốn của NH, bởi vì: thiếu tài sản thế chấp, số liệu tài chính chưa minh bạch, các phương án kinh doanh không rõ ràng,... chứa đựng nhiều rủi ro. Tuy vậy, trong xu thế hội nhập những nhược điểm này dần dần sẽ phải được khắc phục.
Vì vậy, chi nhánh SGD 1 nên áp dụng một cách linh hoạt cả hai phương pháp này và dần chuyển sang mô hình tính điểm số. Thời gian gần đây SGD 1 đã áp dụng thí điểm mô hình tính điểm trong cho vay tiêu dùng và cần phải được hoàn thiện thêm để áp dụng cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước.
Vậy chi nhánh SGD 1 nên hoàn thiện mô hình này theo hướng sau:
- Phải thiết lập một cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro tín dụng và đào tạo cán bộ vận hành; đặc biệt phải có chuyên gia giỏi về quản trị rủi ro, vì việc xếp loại tín dụng bao giờ cũng phải thực hiện song song bằng máy tính và phương pháp chuyên gia để đưa ra kết luận cuối cùng chuẩn xác nhất.
- Phải có một hệ thống máy móc thiết bị tin học và truyền thông thích hợp. - Phải xây dựng được các bài toán xếp loại, chấm điểm tín dụng phù hợp với cơ cấu khách hàng hiện tại và dự kiến tương lai của mình; từ đó xây dựng các phần mềm xếp loại và tính điểm phù hợp với các đối tượng khác nhau.
- Phải có một hệ thống thông tin tín dụng hiệu quả trong nội bộ để tự thu thập thông tin và nối mạng với hệ thống thông tin tín dụng chung.
Việc xây dựng hệ thống tính điểm cần được hoàn thiện theo thời gian, liên tục phải chỉnh sửa, khắc phục những hạn chế của từng bài toán. Do đó sự hỗ trợ nguồn lực về con người và công nghệ thông tin là rất cần thiết. Mặt khác, hệ thống tính điểm này phải có tính mềm dẻo, phải thể hiện được cả sự tác động của yếu tố môi trường kinh tế và xã hội.