Xây dựng đội ngũ cán bộ tín dụng có trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Sở Giao Dịch 1 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 52)

c. Môi trường pháp lý.

3.2.2.1.Xây dựng đội ngũ cán bộ tín dụng có trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp.

đức nghề nghiệp.

Con người, vốn, công nghệ là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của NH. Để có được nguồn nhân lực chất lượng cao đòi hỏi Ngân hàng phải có sự đầu tư về vật chất và thời gian thực hiện tốt chính sách quy hoạch, đào tạo, tuyển dụng hợp lý. Đồng thời ngân hàng cũng nâng cao đòi hỏi của mình đối với cán bộ: tinh thần trách nhiệm, hiệu quả công việc, đạo đức nghề nghiệp,… Vì vậy công tác tuyển chọn, tổ chức sử dụng cán bộ cần đáp ứng được những yêu cầu sau:

- Về năng lực công tác: yêu cầu mỗi cán bộ tín dụng không những phải thường xuyên nghiên cứu, học tập nắm vững và thực hiện đúng các quy định hiện hành mà còn phải không ngừng nâng cao năng lực công tác, am hiểu thị trường, pháp luật, chuyên môn hoá trong thẩm định từng ngành, nghề và từng đối tượng khách hàng. Nhất là khả năng phát hiện ngăn chặn những thủ đoạn lợi dụng của khách hàng.

- Về phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm: yêu cầu mỗi cán bộ phải luôn tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, nêu cao trách nhiệm công việc. Cán bộ ở cương vị càng cao, càng phải gương mẫu trong việc thực hiện quy chế cho vay; quy định về bảo đảm tiền vay; quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng và các văn bản có liên quan khác. Có như vậy, không những giữ vững được phẩm chất đạo đức mà ý thức trách nhiệm cũng được nâng lên, xử lý công việc hiệu quả hơn, khắc phục được tư tưởng ỷ lại, trông chờ tạo ra chuyển biến tích cực trong quản lý.

- Về công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ nhân viên: Cần quan tâm nhiều hơn đến đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, đạo đức và tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ trong công tác, đồng thời phải căn cứ vào kết quả công tác của họ để đãi ngộ, đối xử công bằng: Đối với cán bộ có thành tích xuất sắc, cần biểu dương, khen thưởng cả về vật chất lẫn tinh thần tương xứng với kết quả của họ mang lại, kể cả việc nâng lương trước hạn hoặc đề bạt lên để đảm nhiệm ở vị trí cao hơn; đối với cán bộ có sai phạm, tuỳ theo tính chất, mức độ mà có thể giáo dục thuyết phục hoặc phải có xử lý kỷ luật, kiên quyết loại bỏ các cán bộ yếu về tư cách đạo đức, không trung thực và thuyên chuyển cán bộ sang bộ phận công tác khác nếu thiếu kiến thức về chuyên môn nghiệp

vụ. Có như vậy, chất lượng cán bộ và uy tín của ngân hàng sẽ ngày càng được nâng cao mà chất lượng tín dụng cũng được cải thiện.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Sở Giao Dịch 1 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 52)