Tăng cường kiểm tra, kiểm soát tín dụng.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Sở Giao Dịch 1 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 46)

c. Môi trường pháp lý.

3.2.1.4.Tăng cường kiểm tra, kiểm soát tín dụng.

Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động có nhiều khả năng xảy ra rủi ro. Do vậy, công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ của ngân hàng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, đảm bảo hoạt động tín dụng đạt chất lượng cao. Trên cơ sở nhận thức tầm quan trọng của công tác kiểm tra kiểm soát và kết đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng, thì công tác kiểm tra, kiểm soát là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng tín dụng.

Trong thời gian tới, SGD 1 sẽ phải đối mặt nhiều thách thức do hội nhập, sự phát triển của nền kinh tế, sự phát triển của chính hệ thống, nên ngân hàng phải không ngừng hoàn thiện các nội dung kiểm tra, kiểm soát tín dụng theo hướng sau:

Một là, đảm bảo thực hiện kiểm tra tất cả các khâu của quá trình cho vay. Cụ thể:

+ Kiểm tra trước khi cho vay: thẩm định khách hàng, phương án, dự án vay vốn

+ Kiểm tra trong khi cho vay: kiểm tra việc chuyển tiền thanh toán của khách hàng có phù hợp với mục đích vay vốn hay không. Và đặc biệt quan kiểm tra việc giải ngân bằng tiền mặt.

+ Kiểm tra sau khi cho vay: kiểm tra việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích, kiểm tra bảo đảm nợ vay, kiểm tra khả năng thu hồi nợ trên cơ sở theo dõi tình hình luân chuyển hàng hoá, tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Hai là, thực hiện việc kiểm soát thường xuyên đối với các khoản nợ vay của khách hàng. Công tác kiểm soát cần được tiến hành theo một số nội dung sau:

+ Xem xét các danh mục khoản vay, khách hàng vay. + Phân loại các khoản vay, khách hàng vay.

+ Kiểm soát hồ sơ, đánh giá chất lượng tín dụng các khoản vay, khách hàng vay.

+ Kiểm tra việc tuân thủ các quy trình và chính sách tín dụng của các cán bộ tín dụng.

Ba là, để khâu kiểm tra , kiếm soát đạt tính hiệu quả cao ngân hàng cần: + Lập phòng "kiểm tra tín dụng" độc lập với "phòng tín dụng".

+ Tổ chức thu thập thông tin, xây dựng hệ thống thông tin bên trong và bên ngoài đầy đủ phục vụ cho công tác dự báo và phòng chống rủi ro.

+ Yếu tố con người có tính quyết định, nên cần những cán bộ có đủ trình độ, bản lĩnh trong công việc và có đạo đức nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Sở Giao Dịch 1 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 46)