kiến thức
Trong dạy học người GV không chỉ chú ý đến việc hình thành và phát triển từng NDKT, từng khái niệm riêng lẻ mà phải quan tâm đến cả một hệ thống NDKT, khái niệm liên quan đến nhau. Có nắm vững mối liên hệ các NDKT, khái niệm HS mới hiểu rõ vấn đề, dựa vào khái niệm này hình thành nên một khái niệm khác, dựa vào NDKT này để hình thành nên NDKT mới. Sau khi HS đã xác định được NDKT, các khái niệm cơ bản cần HTH, thì GV phải hình thành được cho HS kĩ năng xác định mối quan hệ giữa các NDKT, giữa các khái niệm đó.
Để xác định mối liên hệ giữa các NDKT, GV cần hướng dẫn HS biện pháp phân chia KN, biện pháp này được tiến hành như sau:
- Xác định KN gốc là KN trung tâm, bao trùm là các KN khác, làm cơ sở để hình thành những KN liên quan.
55
- Tiến hành phân chia KN lớn thành KN nhỏ hơn, các KN nhỏ lại tiếp tục phân chia thành các KN nhỏ hơn, cho đến khi không phân chia được nữa.
Ví dụ 1: Khi dạy bài 6: Đột biến số lượng NST, GV có thể hướng dẫn HS chuẩn bị bài trước ở nhà bằng cách HTHKT dưới dạng sơ đồ graph.
Để dạy bài này GV có thể tiến hành như sau:
- GV yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin ở SGK trang 27, 28, 29. Hệ thống hóa kiến thức bài 6 bằng cách sử dụng sơ đồ graph.
- GV yêu cầu học sinh đọc toàn bài để tìm ra nội dung chính của bài. GV lưu ý để phân biệt các dạng ĐB số lượng NST, yêu cầu học sinh sử dụng Hình 6.1 SGK, quan sát và nhận xét sự biến đổi số lượng ở các cặp NST trong mỗi trường hợp.
- GV đưa ra hệ thống câu hỏi để giúp học sinh xác định mối liên hệ giữa các NDKT :
* Trong các NDKT thức ở bài 6, nội dung kiến thức nào là trọng tâm? * Đột biến số lượng NST là gì? Gồm những dạng nào?
* Phân biệt đột biến lệch bội và đa bội về khái niệm, cơ chế, phân loại? - Sau khi học sinh xác định được mối liên hệ giữa các NDKT, GV yêu cầu học sinh thể hiện mối liên hệ giữa các NDKT bằng sơ đồ graph .
Ví dụ 2: Khi dạy bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen, mục I, phần tương tác bổ sung trang 42, GV có thể tiến hành như sau:
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin trang 42 SGK, mô tả thí nghiệm và giải thích kết quả thí nghiệm.
- GV đưa ra hệ thống bài tập và câu hỏi để định hướng trọng tâm kiến thức của bài.
* GV phát 3 phiếu bài tập cho 3 nhóm học sinh, yêu cầu học sinh dựa vào kiến thức các quy luật di truyền Menđen để giải bài tập.
Phiếu bài tập 1,2.3 (xem phụ lục )
56
* GV yêu cầu học sinh dựa vào kiến thức các quy luật di truyền Menđen để giải thích kết quả thí nghiệm.
- GV yêu cầu HS dựa vào 3 bài tập quy luật Menđen để xác định mối liên hệ giữa kiến thức di truyền Menđen với nội dung kiến thức của bài mới.
* F2 có 16 tổ hợp thì F1 cho mấy loại giao tử? (4 loại giao tử)
* Để F1 cho 4 loại giao tử thì F1 phải có kiểu gen mhư thế nào? (dị hợp tử 2 cặp gen)
GV yêu cầu HS xem lại bài tập số 1 và hỏi:
* Theo Menđen thì yếu tố nào quy định tính trạng? Sự di truyền tính trạng tuân theo quy luật di truyền nào? (nhân tố di truyền qui định tính trạng, một cặp nhân tố di truyền qui định một cặp tính trạng, sự di truyền tính trạng theo quy luật di truyền trội hoàn toàn).
GV yêu cầu HS trở lại xét thí nghiệm tương tác gen và hỏi:
* Sự di truyền tính trạng màu hoa ở thí nghiệm này có di truyền theo quy luật di truyền Menđen không? (không).
GV cho HS xem lại sơ đồ lai ở bài tập 2 và hỏi:
* Sự di truyền tính trạng màu hoa tuân theo quy luật di truyền nào? (tương tác bổ sung).
GV nhận xét và bổ sung phần trả lời của HS * Tương tác bổ sung là gì?
Ví dụ 3: Khi dạy bài 23: Ôn tập phần di truyền học, phần cơ chế di truyền ở cấp quần thể, GV có thể hướng dân HS ôn tập như sau:
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK trang 99 và sử dụng các kiến thức đã học để HTHKT phần di truyền ở cấp quần thể rồi hoàn thành bảng 2.3
- Bảng so sánh quần thể ngẫu phối và tự phối bằng cách điền dấu + vào bảng nếu là đúng.
57
Các chỉ tiêu so sánh Tự phối Ngẫu phối
Làm giảm tỉ lệ dị hợp và tăng tỉ lệ đồng hợp tử qua các thế hệ
Tạo trạng thái cân bằng di truyền của quần thể Tần số alen không đổi qua các thế hệ
Có cấu trúc p2
AA : 2pqAa : q2aa
Thành phần kiểu gen thay đổi qua các thế hệ Tạo ra nguồn biến dị tổ hợp phong phú
- GV đưa ra hệ thống câu hỏi để hướng dẫn HS xác định nội dung kiến thức trọng tâm:
* GV yêu cầu HS đọc kĩ SGK, gạch chân dưới các ý chính trong bài. * Quần thể tự phối là gì?
* Đặc trưng di truyền của quần thể tự phối là gì ? * Quần thể ngẫu phối là gì?
* Đặc trưng di truyền của quần thể ngẫu phối là gì?
- GV hướng dẫn HS xác định mối liên hệ giữa các nội dung kiến thức trọng tâm như sau:
* Giữa hai quần thể có điểm gì giống nhau và khác nhau về đặc trưng di truyền?
* Quần thể nào tạo ra nguồn biến dị phong phú cho tiến hóa? Vì sao? * Sau khi hoàn thành các câu hỏi, HS tiến hành hoàn thành bảng 2.3
2.3.5. Biện pháp rèn luyện kỹ năng lập dàn bài và lập đề cương
Dàn bài là một tổ hợp các đề mục chứa đựng những ý cơ bản có trong bài học. Mỗi phần của dàn bài có giới hạn tương đối và chứa đựng một lượng nội dung trọn vẹn.
Để lập một dàn bài cần tách ra các ý chính, sau đó thiết lập giữa chúng mối quan hệ và trên cơ sở đó lựa chọn đề mục cho từng phần nhỏ.
58
Đề cương là những ý cơ bản trong được tóm tắt lại. Khi lập đề cương cũng lập theo trật tự như dàn bài nhưng trình bày ngắn gọn hơn.
Như vậy, để hình thành cho HS kỹ năng lập dàn bài và lập đề cương thì người GV cần tiến hành như sau:
- GV chỉ rõ yêu cầu HS sử dụng SGK với mục đích gì (ôn tập, hệ thống hóa, lập dàn bài, trả lời câu hỏi V.V …).
- GV đưa hệ thống câu hỏi định hướng cho HS làm việc độc lập với SGK. Mức độ câu hỏi GV đưa ra phải phù hợp với nội dung dạy học và trình độ của học sinh.
- GV tổ chức cho HS thảo luận, thể hiện mức độ đạt được của kỹ năng và chính xác hóa kiến thức.
Ví dụ 1: Khi dạy bài 23: Ôn tập phần di truyền học, để hướng dẫn HS lập dàn bài GV tiến hành như sau:
- GV chỉ rõ yêu cầu HS sử dụng SGK với mục đích: Ôn tập, hệ thống hóa, lập dàn bài.
- GV đưa hệ thống câu hỏi định hướng HS làm việc độc lập với SGK : * Xem lại nội dung các cơ chế di truyền ở cấp phân tử trong vở ghi bài và SGK để:
+ Điền nội dung phù hợp vào bảng sau:
Quá trình Diễn biến cơ bản
Nhân đôi ADN Phiên mã Dịch mã
Điều hòa hoạt động của gen
* Điền các cụm từ thích hợp vào các ô trống và chiều mũi tên vào sơ đồ dưới đây để minh họa cho mối quan hệ AND(gen) – tính trạng
59
* Xem lại nội dung phần cơ chế của các dạng đột biến trong vở ghi bài và SGK, ghi tóm tắt cơ chế của các dạng đột biến vào bảng 2.5
Bảng 2.5. Cơ chế của các dạng đột biến
Loại đột biến Cơ chế
Đột biến gen
Đột biến cấu trúc NST Đột biến số lượng NST
* Xem lại nội dung các quy luật di truyền ở trong vở ghi bài và SGK để điền nội dung phù hợp vào bảng 2.6
Bảng 2.6. Tóm tắt các quy luật di truyền
Các quy luật di truyền Nội dung Cơ sở tế bào học
Phân li
Phân li độc lập
Tương tác gen không alen Tác động cộng gộp
Tác động đa hiệu Liên kết hoàn toàn Hoán vị gen
Di truyền liên kết với giới tính
* Xem lại vở ghi bài và SGK để trả lời ngắn gọn các câu hỏi ôn tập ở mục II, trang 102.
- GV tổ chức cho học sinh thảo luận trả lời nhiệm vụ của GV đưa ra. Ví dụ 2: Khi dạy bài 23: Ôn tập phần di truyền học,để hướng dẫn HS lập đề cương, GV tiến hành như sau:
- GV nêu yêu cầu HS sử dụng SGK với mục đích lập đề cương ôn tập. - GV đưa hệ thống câu hỏi định hướng học sinh làm việc độc lập với SGK:
* Đọc nội dung bài 23 trang 97 SGK Sinh học 12, liệt kê tất cả các KN có trong bài.
60
* Hãy tìm mối liên hệ giữa các khái niệm để lập sơ đồ KN dạng graph. - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm kết quả lập đề cương của các nhóm. Cho từng nhóm báo cáo các sơ đồ của nhóm mình, các nhóm nhận xét sơ đồ của nhau và GV là người nhận xét cuối cùng để đi đến kết luận.