1.2.1.1. Nội dung chương trình Sinh học lớp 12
Sinh học 12 gồm 3 phần: Di truyền học, tiến hóa và sinh thái học. Mặc dù chia thành các phần nhưng chương trình sinh học 12 vẫn thể hiện theo cấu trúc hệ thống. Mỗi bậc câu trúc lại thể hiện đầy đủ những đặc tính của một cấp độ tổ chức sống. Cụ thể:
Phần năm: Di truyền học, gồm 3 chương:
Chương I: Cơ chế di truyền và biến dị. Chương này gồm các vấn đề: Gen, mã di truyền; mối quan hệ giữa 3 đại phân tử qua cơ chế tự nhân đôi, phiên mã, dịch mã; cơ chế điều hòa hoạt động của gen và các loại đột biến: đột biến gen; hình thái, cấu trúc NST và 2 loại đột biến cấu trúc và số lượng NST; đặc biệt ở chương này cũng đề cập đến bài tập và thực hành về cơ chế di truyền phân tử, đột biến số lượng NST.
Chương II: Tính quy luật của hiện tượng di truyền. Chương này gồm các vấn đề: Các quy luật di truyền Menđen, sự tác động của nhiều gen và tính đa hiệu của gen; di truyền liên kết gen và hoán vị gen; Di truyền liên kết với giới tính; Di truyền ngoài NST; Ảnh hưởng của môi trường đến sự biểu hiện của gen; Thực hành về lai giống.
Chương III: Di truyền học quần thể. Các quy luật di truyền được thể hiện qua cấp độ quần thể: Cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và quần thể giao phối gần; Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối và trạng thái cân bằng của quần thê qua định luật Hacđi- Vanbéc.
Chương IV: Ứng dụng di truyền học. Nhờ những hiểu biết về quy luật di truyền trong quần thể mà ở chương này đưa ra các phương pháp tạo giống .
Chương V: Di truyền học người. Chương này giới thiệu một số bênh di truyền ở người, nguyên nhân và cơ chế gây bệnh di truyền ở người. Giới thiệu tư vấn di truyền và vấn đề chẩn đoán trước sinh, những biện pháp giảm bớt gánh nặng di truyền bảo vệ vốn gen của loài người.
27 Phần sáu: Tiến hóa, gồm 3 chương
Chương I: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa. Trong chương này giới thiệu các bằng chứng và cơ chế tiến hóa gồm: giải phẫu so sánh, phôi sinh học, địa lí sinh vật tế bào học và sinh học phân tử, các học thuyết tiến hóa của Lamac, thuyết tiến hóa của Đacuyn, học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại
Chương II: Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất. Toàn bộ chương này giới thiệu khái quát về quá trình hình thành sự sống trên trái đất. Ngoài ra chương này đề cập đến sự tiến hóa hình thành nên loài người hiện đại.
- Phần bảy: Sinh thái học
Chương I: Cá thể và quần thể sinh vật. Chương này đề cập đến: Môi trường và các nhân tố sinh thái; giới thiệu về quần thể SV và mối quan hệ của các cá thể trong quần thể
Chương II: Quần xã sinh vật. Chương này gồm 2 bài, giới thiệu khái niệm quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã; các mối quan hệ dinh dưỡng của các sinh vật trong quần xã; quá trình diễn thế sinh thái.
Chương III: Hệ sinh thái,sinh quyển và bảo vệ môi trường. Chương này đề cập tới: Khái niệm về hệ sinh thái; chu trình sinh địa hóa; dòng năng lượng trong hệ sinh thái; sinh quyển, sinh thái học và việc quản lí nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên, những biện pháp cụ thể, giáo dục và bảo vệ môi trường.
1.2.1.2. Thực trạng của việc rèn luyện kỹ năng HTHKT trong dạy và học Sinh học 12
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng năng lực HTHKT và việc rèn luyện kỹ năng HTHKT trong dạy và học Sinh học 12 ở 5 trường THPT tại Hà Nội để có cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất qui trình và pháp rèn luyện kỹ năng HTHKT trong dạy học phần di truyền Sinh học 12. Việc khảo sát được tiến hành với 30 GV và 300 HS tại các trường THPT Trần Hưng Đạo - Thanh Xuân, THPT Quang Trung, THPT Lê Quý Đôn, THPT Hồng Hà, THPT Thăng Long. Việc khảo sát được tiến hành dưới các hình thức sau:
28 - Phiếu điều tra (xem phụ lục 1). - Phỏng vấn, dự giờ GV và HS. Kết quả điều tra cho thấy:
Thực trạng của việc rèn luyện kỹ năng HTHKT trong quá trình dạy Sinh học 12 của giáo viên.
+ Kết quả điều tra việc sử dụng các phương pháp dạy học của 30 GV thuộc 5 trường THPT được thể hiện ở bảng 1
29
Bảng 1.3. Kết quả điều tra việc sử dụng các phƣơng pháp dạy học trong dạy học Sinh học THPT của GV
STT Tên phƣơng pháp Sử dụng thƣờng xuyên Sử dụng không thƣờng xuyên Ít sử dụng Không sử dụng Số ngƣời Tỉ lệ % Số ngƣời Tỉ lệ % Số ngƣời Tỉ lệ % Số ngƣời Tỉ lệ % 1 Thuyết trình 30 100 0 0 0 0 0 0 2 Giải thích minh họa 25 83,3 4 13,3 1 3,4 0 0
3 Hỏi đáp thông báo
tái hiện 25 83,3 4 13,3 1 3,4 0 0 4 Biểu diễn vật thật và vật tượng hình 11 36,7 9 30 6 20 4 13,3 5 Thực hành quan sát 10 33,3 6 20 8 26,7 6 20 6 Biểu diễn TN 8 26,7 12 40 8 26,7 2 6,6 7 Hỏi đáp tìm tòi bộ phận 3 10 9 30 9 30 9 30 8 Thực hành TN 1 3,4 3 10 15 50 11 36,7 9 Dạy học nêu vấn đề 0 0 0 0 19 63,3 11 36,7 10 Dạy HS HTHKT theo cấu trúc một kĩ năng 0 0 0 0 23 76,7 7 23,3
Tất cả các phương pháp dạy học đều có thể rèn luyện cho HS HTH ở các mức độ khác nhau. Trong đó, các phương pháp càng tổ chức được hoạt động tích cực, chủ động, tự lực của HS bao nhiêu thì càng có khả năng rèn
30
luyện kỹ năng HTH bấy nhiêu, vì khi đó HS buộc phải HTH nội dung mới nhận thức sâu sắc bản chất sự vật hiện tượng. Phương pháp nào nặng nề về thuyết trình của thầy thì rất ít rèn được cho HS HTH.
Qua bảng 1 cho thấy:
Các phương pháp sử dụng thường xuyên trong giảng dạy ở trường là thuyết trình giảng giải, giải thích minh họa, hỏi đáp thông báo tái hiện. Các phương pháp dạy học tích cực có nhiều khả năng rèn luyện cho HS kỹ năng HTH như: Hỏi đáp tìm tòi bộ phận, dạy học nêu vấn đề, HTHKT hầu như chưa được sử dụng.
+ Kết quả điều tra tình hình hướng dẫn sử dụng SGK của GV cho HS trong quá trình dạy học Sinh học 12 (bảng 2, trang 29). Chúng tôi điều tra việc tổ chức HS nghiên cứu SGK vì đây là PPDH có nhiều ưu thế trong việc rèn luyện HS kỹ năng HTH.
Qua bảng 2 cho ta thấy:
+ SGK được sử dụng chủ yếu để HS tự học những nội dung đơn giản, ghi nhớ định nghĩa và trả lời những câu hỏi của GV nhưng ở mức không thường xuyên. SGK rất ít được dùng với yêu cầu HS gia công xử lí nội dung (như phân tích tư liệu, biểu đồ …).
+ Qua dự giờ chúng tôi thấy: Biện pháp chủ yếu của GV là yêu cầu HS đọc những kiến thức dễ, GV không giảng hoặc đọc to các định nghĩa để ghi nhớ hay nêu một câu hỏi đơn giản HS nhìn vào SGK để trả lời, ít yêu cầu HS gia công trí tuệ, đào sâu kiến thức trong SGK, mà vốn làm được điều này mới khai thác được ưu thế phương pháp này trong việc rèn luyện cho HS kỹ năng HTH.
31
Bảng 1.4. Kết quả điều tra tình hình hƣớng dẫn sử dụng SGK của GV cho HS trong quá trình dạy học Sinh học 12
Mục đích sử dụng Sử dụng thƣờng xuyên Sử dụng không thƣờng xuyên Ít sử dụng Không sử dụng Số ngƣời Tỉ lệ % Số ngƣời Tỉ lệ % Số ngƣời Tỉ lệ % Số ngƣời Tỉ lệ % Cho HS sử dụng SGK Tự học NDKT đơn giản 10 33,3 15 50 5 16,7 0 0 Tóm tắt NDKT mới 11 36,7 9 30 10 33,3 0 0 Phân tích tư liệu biểu đồ, đồ thị 13 43,3 12 40 5 16,7 0 0
Dựa vào tài liệu để trả lời câu hỏi
14 46,7 16 53,3 0 0 0 0
Tự lực chuyển hóa NDKT trong tài liệu thành Sơ đồ, bảng HTHKT
0 0 0 0 12 40 18 60
+ Điều tra sự hiểu biết về các biện pháp rèn luyện kỹ năng HTHKT và việc vận dụng các biện pháp rèn luyện kỹ năng HTHKT trong dạy học Sinh học.
32
Bảng 1.5. Kết quả điều tra sự hiểu biết của GV về các biện pháp rèn luyện kỹ năng HTHKT và sử dụng các biện pháp này trong dạy học
Sinh học
Biện pháp rèn luyện kỹ năng HTHKT
Vận dụng biện pháp rèn luyện kỹ năng HTHKT trong dạy học Hiểu đƣợc Chƣa hiểu rõ Chƣa biết Thƣờng xuyên Ít sử dụng Không sử dụng SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % 20 66.7 8 26.6 2 6.7 3 10 8 26.7 19 63.3
Qua bảng 3 cho ta thấy:
Hiện nay đa số GV còn chưa nắm rõ các biện pháp rèn luyện kỹ năng HTHKT cho HS trong quá trình dạy học. Một số GV có hiểu biết về biện pháp HTHKT cho HS nhưng vận dụng vào quá trình dạy học rất ít và chỉ được sử dụng chủ yếu trong khâu củng cố, hoặc trong các tiết ôn tập, hướng dẫn HS tự làm bảng tổng kết ở nhà.
Hầu hết GV chỉ dừng lại việc HTHKT bằng bảng biểu hoặc sơ đồ mà chưa biết sử dụng các biện pháp rèn luyện kỹ năng HTHKT bằng Graph, bản đồ tư duy, sơ đồ hình.
* Thực trạng về kỹ năng HTHKT trong quá trình học Sinh học 12 của HS.
Chúng tôi điều tra về kỹ năng HTHKT của HS trong quá trình học tập môn Sinh học 12 ở 300 HS trường THPT kết quả thu được như sau:
33
Bảng 1.6. Kết quả điều tra kỹ năng HTH của học sinh
TT Các hành động cấu thành kỹ năng
HTH Số lƣợng HS
Kết quả điều tra (%)
1 Xác định mục tiêu HTHKT 289 96,33
2
Phân tích nội dung một mục, bài, chương, phần, chủ đề để xác định các đơn vị kiến thức, thông tin và tìm, lựa chọn tài liệu phù hợp với việc giải quuyết nhiệm vụ để thực hiện mục tiêu HTHKT.
143 47,66
3
Lập mối quan hệ giữa các nội dung thông tin phù hợp với mục tiêu HTHKT.
98 32,66
4
Lựa chọn hình thức diễn đạt nội dung HTH và trình bày theo hình thức được chọn.
67 22,33
5
Rút ra những kết luận khái quát từ nội dung được HTH theo hình thức diễn đạt tương ứng.
54 18
Qua số liệu bảng 4, có thể rút ra nhận xét sau: - Đa số HS xác định được mục tiêu HTHKT.
- Một số HS đã biết phân tích nội dung kiến thức và tìm, lựa chọn tài liệu phù hợp với việc giải quyết nhiệm vụ để thực hiện mục tiêu HTHKT, nhưng khi lập mối quan hệ giữa các nội dung thông tin, lựa chọn hình thức diễn đạt nội dung HTH và trình bày theo hình thức được chọn thì ít HS làm được.
- Rất ít HS rút ra những kết luận khái quát từ nội dung được HTH .
- Qua đó, chúng ta nhận thấy kỹ năng HTHKT của HS rất yếu. Chính vì vậy, việc rèn luyện cho HS kỹ năng HTHKT là rất cần thiết trong dạy học hiện nay.
34