Biện pháp rèn luyện kỹ năng tách nội dung chính, bản chất từ tà

Một phần của tài liệu Rèn luyện cho học sinh kỹ năng hệ thống hóa kiến thức trong dạy học phần di truyền Sinh học 12 trung học phổ thông (Trang 47)

liệu đã đọc để làm tư liệu cho hệ thống hóa

Đây là một yêu cầu rất quan trọng trong dạy học vì HS không phải bắt buộc nhớ tất cả các thông tin trong SGK, tài liệu tham khảo mà chỉ cần nhớ những kiến thức trọng tâm cơ bản nhất. Do đó, việc tách nội dung chính và bản chất từ tài liệu là rất quan trọng. Để giúp HS thực hiện tốt nhiệm vụ này, GV phải định hướng cho HS đọc chỗ nào, đọc như thế nào và đặc biệt phải giúp HS biết cách tự đặt ra các câu hỏi, tự trả lời những câu hỏi đó.

Để trả lời các câu hỏi đó, GV yêu cầu HS diễn đạt nội dung chính đọc được, đặt tên đề mục cho phần. Sau khi HS hoàn thành các câu hỏi đặt ra thì HS đã tách được nội dung chính, bản chất từ tài liệu để làm tư liệu cho HTH.

Để rèn luyện được kỹ năng này, GV phải:

- Rèn luyện cho HS kỹ năng làm việc với SGK, bao gồm các kĩ năng làm việc với kênh hình và kênh chữ, bảng biểu.

- Rèn luyện cho HS sử dụng các thao tác tư duy như: Kỹ năng phân tích – tổng hợp, Kỹ năng so sánh đối chiếu.

46

Trong dạy học để rèn luyện cho HS kỹ năng phân tích – tổng hợp qua mỗi tiết dạy khi cần GV thông báo cho HS qui trình thực hiện các bước nhất quán và ra bài tập để HS thực hiện.

- Các hình thức diễn đạt phân tích – tổng hợp có thể sử dụng là: Liệt kê bằng lời hoặc bằng chữ viết, dùng sơ đồ, dùng bảng để phân tích, tranh sơ đồ.

+ Kĩ năng so sánh – đối chiếu

Tùy theo mục đích, nội dung của bài học mà kĩ năng so sánh – đối chiếu có thể là tìm ra điểm giống nhau hoặc khác nhau giữa các đối tượng hay là sự so sánh liên tiếp.

Ngôn ngữ so sánh có thể diễn đạt bằng lời, sơ đồ, hình ảnh, bảng biểu… song thực tế cho thấy diễn đạt bằng bảng mang lại hiệu quả tối ưu. Khi dạy GV cần hướng dần HS kỹ năng so sánh – đối chiếu như sau:

+ Xác định dấu hiệu lớp của các đối tượng đem so sánh.

+ Căn cứ các dấu hiệu lớp của các đối tượng xác định tiêu chí so sánh. + Căn cứ tiêu chí để tìm các đặc điểm giống nhau cơ bản nhất của các đối tượng.

+ Trên cơ sở các cặp dấu hiệu để tìm các đặc điểm khác nhau giữa các đối tượng.

+ Nêu ý nghĩa của sự giống nhau, của sự khác nhau, rút ra kết luận từ so sánh.

- Rèn luyện cho HS đặt câu hỏi và tìm câu trả lời.

Ví dụ 1: Khi dạy bài 4: Đột biến gen, mục 2: Các dạng đột biến gen, GV có thể tiến hành như sau:

GV yêu cầu HS: + Nghiên cứu thông tin SGK, mục 2 trang 19. + Em hãy mô tả các dạng đột biến bằng sơ đồ hình .

GV định hướng cho HS bằng cách sử dụng hệ thống câu hỏi. - Đột biến điểm là gì?

- Có mấy dạng đột biến điểm? - Đặc điểm của mỗi dạng?

47

- Sử dụng mối quan hệ AND – ARN – Prôtêin để nêu hậu quả của các dạng đột biến này?

Ví dụ 2: Khi dạy bài 9: Quy luật Menđen: Quy luật phân li độc lập, GV có thể tiến hành như sau:

+ GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, mục I, mục II, trang 38, 39. Em hãy giải thích thí nghiệm và rút ra quy luật phân li độc lập. + GV định hướng cho HS bằng cách sử dụng hệ thống câu hỏi.

- Do đâu mà Menđen có thể đi đến kết luận các cặp nhân tố di truyền trong thí nghiệm trên lại phân li độc lập trong quá trình hình thành giao tử ?

- Em hãy nhận xét kết quả thí nghiệm ở đời lai F1, F2?

- Nếu phân tích tỉ lệ phân li của từng cặp tính trạng riêng rẽ thì kết quả như thế nào?

- Qua thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen rút ra nhận xét gì? - Sau khi HS rút ra nhận xét thì HS sẽ nêu được nội dung của quy luật phân li độc lập.

Ví dụ 3: Khi dạy bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân, mục I, phần 2 trang 51, 52, GV có thể tiến hành như sau:

- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK mục I, phần 2, trang 51, 52. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kết quả thí nghiệm phép lai thuận nghịch của Moocgan có gì khác với kết quả thí nghiệm phép lai thuận nghịch của Menđen?

- Giải thích kết quả thí nghiệm phép lai thuận nghịch của Moocgan. - Em hãy nêu quy luật di truyền của gen lặn nằm trên NST X.

- HS: Quy luật di truyền của gen lặn nằm trên NST X di truyền theo quy luật di truyền chéo: Giới dị giao tử truyền gen cho giới đồng giao tử, giới đồng giao tử lại truyền gen cho giới dị giao tử.

Ví dụ 4: Khi dạy bài 23: Ôn tập phần di truyền học. Trong phần các quy luật di truyền, SGK giới thiệu 8 quy luật di truyền. Nhiệm vụ của các em sau khi học phần này là phải nhận biết được các quy luật di truyền, phân biệt các quy luật di truyền hay nói cách khác là chỉ ra sự giống nhau, sự khác nhau

48

giữa các quy luật di truyền. Để đạt được mục tiêu dạy học GV có thể cho HS tiến hành so sánh theo các bước sau:

- GV yêu cầu HS sử dụng các kiến thức đã học kết hợp với nghiên cứu SGK trang 98 hoàn thiện bảng so sánh các quy luật di truyền , bảng 2.1.

Bảng 2.2. So sánh nội dung và cơ sở tế bào học của các quy luật di truyền

Các quy luật Nội dung Cơ sở tế bào học

Phân li

Phân li độc lập

Tƣơng tác không alen Tác động cộng gộp Tác động đa hiệu Liên kết hoàn toàn Hoán vị gen

Di truyền liên kết với giới tính

- Xác định kiến thức trọng tâm cần so sánh, GV có thể sử dụng hệ thống câu hỏi để học sinh có thể hoàn thiện kiến thức vào bảng so sánh.

- Đối tượng cần so sánh ở đây là gì? (nội dung các quy luật di truyền và cơ sở tế bào học).

- Phân tích mỗi quy luật và đưa ra nội dung cơ bản của từng quy luật? - Nêu điểm khác nhau giữa các nội dung quy luật?

- Tại sao lại có sự khác nhau giữa các quy luật? (cơ sở tế bào học của mỗi quy luật).

Ví dụ 5: Khi dạy bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, mục II: đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, trang 24, GV tiến hành như sau:

- GV chuẩn bị bảng phân biệt các dạng đột biến cấu trúc NST: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn như bảng 2.2

49

Các dạng ĐB

cấu trúc NST Đặc điểm Hậu quả Ý nghĩa

Mất đoạn Lặp đoạn Đảo đoạn Chuyển đoạn

- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, muc II trang 24, 25.

+ Em hãy cho biết có mấy dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể? Phân biệt các dạng đột biến cấu trúc NST bằng cách hoàn thành bảng 2.2

- GV có thể sử dụng hệ thống câu hỏi hướng dẫn học sinh hoàn thiện bảng so sánh theo yêu cầu của GV:

+ Đối tượng cần so sánh ở đây là gì? (4 loại đột biến cấu trúc NST) + Phân tích mỗi đối tượng cần so sánh, nêu ra được những đặc điểm của đối tượng.

Ví dụ: Ở đột biến đảo đoạn: Học sinh phải nêu được đặc điểm của đảo đoạn, hậu quả, ý nghĩa của đột biến đảo đoạn. Sau đó học sinh gạch dưới mỗi từ khóa cho mỗi nội dung, học sinh làm tương tự các loại đột biến còn lại.

+ Học sinh chỉ ra được điểm khác biệt giữa mỗi nội dung cần so sánh bằng cách nghiên cứu thông tin SGK, thể hiện bằng từ khóa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Giải thích tại sao có sự khác biệt giữa các loại đột biến đó. + Sau đó học sinh hoàn thành bảng

Một phần của tài liệu Rèn luyện cho học sinh kỹ năng hệ thống hóa kiến thức trong dạy học phần di truyền Sinh học 12 trung học phổ thông (Trang 47)