1.1.2.1. Đối với giáo viên
Trong dạy học, HTHKT có vai trò rất quan trọng giúp người học hình thành tri thức trong mối quan hệ biện chứng và các tri thức khác trong cùng
25
một chủ đề hoặc một nội dung nào đó. Việc HTHKT đòi hỏi HS có khả năng khái quát hóa đồng thời có trình độ hiểu biết nhất định về kiến thức đó. Như vậy, dùng HTHKT không những giúp HS ôn tập mà còn có thể kiểm tra trình độ, thói quen tư duy của người học khi GV yêu cầu họ tự HTHKT một phạm vi kiến thức
Kiến thức trong mỗi bài học có mối quan hệ logic chặt chẽ với nhau. Để đạt được mục tiêu HTHKT kiến thức, GV thường tổ chức một hay nhiều hoạt động khác nhau. Điều này, có thể làm cho HS thấy rõ được mối liên hệ giữa chúng. Do đó, sau mỗi bài học cần phải làm cho HS thấy rõ mối liên hệ này, đó chính là sử dụng phương pháp HTHKT. Như vậy, khi rèn luyện kỹ năng HTHKT là chỉ ra liên hệ giữa các nội dung kiến thức .
1.1.2.2. Đối với học sinh
Trong dạy học, việc HTH sẽ có tác dụng rèn luyện cho HS những phẩm chất trí tuệ sau:
- Rèn luyện kỹ năng đọc sách, tài liệu, phát triển năng lực nhận thức cho HS. Muốn HTHKT thì HS phải đọc kĩ nội dung sách giáo khoa để chắt lọc kiến thức cơ bản, cốt lõi nhất đồng thời thiết lập mối quan hệ giữa các thành phần. Quá trình này đòi hỏi HS phải sử dụng thành thạo các thao tác tư duy cơ bản như: So sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa… Đây là quá trình gia công tri thức sách vở thành tri thức bản thân. Vì vậy, HTHKT giúp HS sử dụng đa dạng các nguồn tài liệu, phát triển tư duy logic, tư duy hình tượng, tư duy biện chứng nhằm phát triển năng lực nhận thức, hành động và sáng tạo.
- Thông qua HTHKT HS biết cách đối chiếu so sánh các sự vật hiện tượng để tìm ra quy luật, mối quan hệ giữa các vấn đề, tức là GV đã rèn luyện cho HS khả năng khái quát hóa rút ra kết luận.
- HTHKT còn giúp HS vừa chiếm lĩnh kiến thức vừa nắm vững phương pháp tái tạo kiến thức cho bản thân, phát triển năng lực tự học và thói quen tự học. Học sinh có thể tự học, tự nghiên cứu suốt đời.
26