0
Tải bản đầy đủ (.docx) (105 trang)

Sổ kế toán tổng hợp và sổ chi tiế t:

Một phần của tài liệu VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT GIẦY DÉP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU HÀ NỘI (Trang 41 -41 )

- Sổ tổng hợp Sổ chi tiết

Máy vi tính

2.2.3 Sổ kế toán tổng hợp và sổ chi tiế t:

Sổ tổng hợp :

Sổ kế toán tổng hợp là một trong các loại sổ của sổ sách kế toán, nó dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính trong từng thời kỳ kế toán, từng niên độ kế toán, quan hệ đối ứng các tài khoản của các nghiệp vụ đó và dùng để phản ánh tổng hợp tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Sổ kế toán tổng hợp bao gồm: Sổ nhật ký chung và sổ cái.

Sổ cái dùng để ghi chép nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong kỳ, trong

niên độ kế toán theo các tài khoản kế toán đuợc qui định trong chế độ kế toán. Số liệu kế toán trên Sổ Cái phản ánh tổng hợp tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp.

Sổ cái phản ánh đầy đủ các yếu tố sau:

+ Ngày, tháng, năm ghi sổ

+ Số hiệu và ngày lập chứng từ làm căn cứ ghi sổ

41

+ Tóm tắt nội dung kinh tế của nghiệp vụ phát sinh

+ Số tiền của nghiệp vụ phát sinh vào bên Nợ, bên Có của tài khoản

Dưới đây là mẫu Sổ cái mà kế toán thường sử dụng. Đơn vị ... Địa chỉ... Sổ cái Tài khoản: Số hiệu: Năm 20...

Chứng từ Diễn giải Tài khoản đối ứng

Số tiền

Số Ngày Nợ Có

Sổ kế toán chi tiết : - Sổ chi tiết

Sổ kế toán chi tiết dùng để ghi chép các đối tượng kế toán cần thiết phải theo dõi chi tiết theo yêu cầu quản lý. Số liệu trên sổ kế toán chi tiết cung cấp những thông tin chi tiết phục vụ cho việc quản lý từng đối tượng chưa phản ánh được trên sổ nhật ký và sổ cái.

Số lượng, kết cấu các sổ kế toán chi tiết không quy định bắt buộc. Các doanh nghiệp căn cứ vào quy định mang tính hướng dẫn của Nhà nước về sổ kế toán chi tiết và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp để mở các sổ kế toán chi tiết cần thiết, phù hợp.

Sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết kết hợp chặt chẽ với nhau tạo thành một hệ thống sổ kế toán. Một hình thức tổ chức sổ kế toán biểu hiện một hình thức kế toán.

42

2.2.3.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Nguyên vật liệu sử dụng tại Công ty cho sản xuất giầy gồm nhiều thứ hạng, nhiều loại có vai trò và công dụng khác nhau trong quá trình sản xuất.

Về nguyên vật liệu chính có vải bạt, cao su, ôzê… Về vật liệu phụ có xăng, mác giầy, keo, dây giầy…

Nguyên vật liệu của Công ty chiếm tỷ trọng khá lớn (từ 58% đến 70% tổng chi phí sản xuất trong kỳ). Trong nước, các đơn vị thường xuyên cung cấp vật tư cho Công ty là Công ty Dệt 19-5, Công ty Dệt Trí nhân, Công ty Hoá chất Đức Giang…

Khi nhận được đơn đặt hàng hay ký kết hợp đồng kinh tế, Công ty mới tổ chức thu mua nguyên vật liệu cho đơn đặt hàng đó. Trừ một số ít nguyên vật liệu dự trữ sẵn trong kho có thể sử dụng chung cho các đơn đơn đặt hàng như xăng, kếp để pha keo, một số loại cao su, hoá chất… còn lại Công ty thu mua riêng cho các đơn đặt hàng (vải bạt, phẩm mầu…). Tuy vậy, Công ty vẫn áp dụng phương pháp bình quân gia quyền để tính giá nguyên vật liệu xuất kho cho từng loại nguyên vật liệu (từng danh điểm nguyên vật liệu ). Do đặc trưng của phương pháp bình quân gia quyền là đến cuối tháng mới tính được giá bình quân gia quyền nên khi xuất kho, trên phiếu xuất kho chỉ ghi số lượng. Đến cuối tháng, Kế toán tính giá nguyên vật liệu xuất kho và ghi vào cột đơn giá, cột thành tiền trên phiếu xuất kho. Mẫu phiếu xuất kho thể hiện trên biểu 3.

Theo phơng pháp bình quân gia quyền thì: Giá trị nguyên vật liệu i sử dụng trong tháng = Số lượng nguyên vật liệu i xuất dùng trong tháng × Đơn giá bình quân nguyên vật liệu i

Đơn giá bình quân nguyên vật liệu i = Giá trị thực tế tồn đầu đầu tháng Số lượng tồn đầu tháng + + Giá trị thực tế nhập trong tháng Số lượng nhập trong tháng

Do áp dụng phương pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu là sổ đối chiếu luân chuyển nên trình tự hạch toán chi tiết nguyên vật liệu được thực hiện như sau:

43

TK152

Vật tư xuất kho cho sản xuất giầy

TK621 TK154


Một phần của tài liệu VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT GIẦY DÉP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU HÀ NỘI (Trang 41 -41 )

×