Nghiên cứu các điều kiện tối ưu của sự tạo phức đơnligan Pb2+-PAN 1 Sự phụ thuộc mật độ quang của phức đơn ligan vào thời gian

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm Nghiên cứu sự tạo phức giữa Pb(II) với 1-(2-pyridilazơ)-2-naphtol trong hỗn hợp nước và axeton(11,2%) bằng phương pháp trắc quang (Trang 44)

, (CK/CR) M 3R

3.2Nghiên cứu các điều kiện tối ưu của sự tạo phức đơnligan Pb2+-PAN 1 Sự phụ thuộc mật độ quang của phức đơn ligan vào thời gian

KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ THẢO LUẬN

3.2Nghiên cứu các điều kiện tối ưu của sự tạo phức đơnligan Pb2+-PAN 1 Sự phụ thuộc mật độ quang của phức đơn ligan vào thời gian

Để nghiên cứu thời gian tạo phức tối ưu chúng tôi tiến hành thí nghiệm như sau: CPb2+ = 3,0.10-5M; CPAN = 7,0.10-5M , axeton chiếm 11,2% về thể tích, và giữ lực ion = 0,1 bằng dung dịch KNO3 1M, sau đó đưa về pH = 7,10 định mức đến 10 ml. Tiến hành đo mật độ quang của phức ở các thời điểm khác nhau (cứ 5 phút đo một lần) tại bước sóng λmax = 555nm. Ta thu được kết quả.

Bảng 3.3: Sự phụ thuộc mật độ quang của phức đơn ligan Pb(II) -PAN trong hỗn hợp nước- axeton (11,2%) vào thời gian.

t (phút) ΔАo t (phút) ΔАo 5 0,427 35 0,415 10 0,423 40 0,412 15 0,422 45 0,411 20 0,422 50 0,409 25 0,420 55 0,406 30 0,418 60 0,402

Với kết quả thu được chúng tôi nhận thấy rằng sự tạo phức tối ưu là 15 phút sau khi pha chế, trong các nghiên cứu tiếp theo chúng tôi chọn thời gian cho tạo phức là 15 phút.

Hình 3.3: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc mật độ quang của phức Pb2+-PAN trong hỗn hợp nước- axeton (11,2%) vào thời gian. 3.2.2 Xác định pH tối ưu

Chuẩn bị một dãy dung dịch Pb2+ với nồng độ là 3,0.10-5M, nồng độ PAN là 7,0.10-5M, axeton chiếm 11.2% về thể tích, giữ lực ion = 0,1 bằng dung dịch KNO3 1M sau đó điều chỉnh pH của các dung dịch rồi định mức đến 10,00ml, sau đó đo mật độ quang của phức đơn ligan trong hỗn hợp nước- axeton (11,2%) tại bước sóng cực đại 555nm. Kết quả được biểu diễn trong bảng 3.4 và hình 3.4.

Bảng 3.4 Sự phụ thuộc mật độ quang của phức đơn ligan Pb(II) - PAN vào pH.

pH ∆A pH ∆A 6,11 0.211 7,11 0.425 6,32 0.251 7,34 0.423 6,56 0.287 7,45 0.415 6,67 0.316 7,62 0.342 6,81 0.369 7,85 0.283 6,93 0.419 7,96 0.241 ∆A t(phút)

Hình 3.4: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc mật độ quang của phức Pb(II) - PAN vào pH .

Từ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc mật độ quang của phức vào pH chúng tôi thấy: Mật độ quang của phức đơn ligan trong hỗn hợp nước – axeton (11,2%) tăng dần khi pH tăng dần và đạt giá trị cực đại trong khoảng pH từ 6,90 – 7,50. Để mật độ quang của phức đơn ligan ổn định, chúng tôi chọn pH bằng 7,10 cho những quá trình nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm Nghiên cứu sự tạo phức giữa Pb(II) với 1-(2-pyridilazơ)-2-naphtol trong hỗn hợp nước và axeton(11,2%) bằng phương pháp trắc quang (Trang 44)