THỰC TRẠNG CỦA TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƢỜI VIỆT HIỆN NAY NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NHÂN SINH

Một phần của tài liệu Quan niệm về nhân sinh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt (Trang 60)

VIỆT HIỆN NAY- NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NHÂN SINH

Trước khi đánh giá thực trạng và sự vận động của quan niệm nhân sinh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay, tác giả luận văn trình bày khái quát tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân ta là vấn đề được Đảng và Nhà nước rất quan tâm và đã trở thành chính sách nhất quán xuyên suốt mọi thời kỳ cách mạng do Đảng lãnh đạo. Một trong những cơ sở của chính sách ấy là vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tự do tín ngưỡng.

Là một nhà chính trị, nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc bảo đảm quyền con người và quyền công dân. Một trong những quyền đó là quyền tự do tín ngưỡng với tính đặc thù của nó. Việc khẳng định quyền tự do tín ngưỡng, trong đó có tự do thờ cúng tổ tiên của người Việt và vai trò của nó trong đời sống tinh thần của nhân dân được Hồ Chí Minh đề cập đến rất sớm. Năm 1923 trên báo Ogoniok (Liên Xô), Người đã viết:

Người An Nam không có linh mục, không có tôn giáo, theo cách nghĩ của châu Âu. Việc cúng bái tổ tiên hoàn toàn là một hiện tượng xã hội. Chúng tôi không có những người tư tế nào. Những người già trong các gia đình hay các già bản là những người thực hiện những nghi lễ tưởng niệm ... [28,479].

Sau này, trong suốt những năm tháng hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn kiên định với nhận định trên, đề cao tục thờ ông bà tổ tiên, kêu gọi đoàn kết tôn giáo. Người khẳng định tất cả người Việt Nam, dù theo Đạo Phật, Công giáo, Cao Đài, hoặc không tôn giáo cũng đều có chung

nguồn gốc con Lạc cháu Hồng, đều có ông bà, tổ tiên, cha mẹ, đều phải đoàn kết, cùng nhau đánh đuổi quân xâm lược đem lại hoà bình tự do cho dân tộc.

Ngay sau khi Việt Nam giành được độc lập, thì Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong nhiều việc phải quan tâm, Người đã chú trong ngay đến việc khẳng định tính pháp lý của quyền tự do tín ngưỡng. Tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ngày 3/ 9 /1945, Hồ Chí Minh đã tuyên bố: “Thực dân Phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng bào giáo và đồng bào lương để dễ thống trị. Tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: tín ngưỡng tự do và lương giáo đoàn kết” [30,70].

Năm 1946, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà thông qua Hiến pháp đầu tiên, trong đó khẳng định: “Công dân Việt Nam có quyền tự do tín ngưỡng” [22,10].

Năm 1959, Hiến pháp thứ hai của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ban hành, thì quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân tiếp tục được khẳng định: “Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có quyền tự do tín ngưỡng theo hoặc không theo một tôn giáo nào” [22,39].

Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một nhân tố góp phần bảo đảm cho sự phát triển xã hội và cho thành công của cách mạng nước ta, đồng thời cũng bảo đảm cho tín ngưỡng tôn giáo được phát triển theo đúng đạo pháp của mình. Bởi hơn ai hết, Hồ Chí Minh thấu hiểu được nỗi khổ đau của người dân mất nước, mất tự do, sống trong nghèo nàn tăm tối. Người hiểu rằng, mỗi tôn giáo, tín ngưỡng đều có những nhân tố hợp lý của nó. Và điểm chung mà các tôn giáo, tín ngưỡng đều hướng tới, đó là tính thiện, điều thiện.

Quán triệt tư tưởng đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng cộng sản Việt Nam tiếp tục vận dụng sáng tạo nó vào trong công cuộc đổi mới đất nước. Điều đó đã được thể hiện trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của

Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VII, VIII và IX. Nó được long trọng ghi tại điều 70 Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam năm 1992:

Công dân Việt Nam có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ, không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách hiện hành của Nhà nước [22,159].

Và gần đây nhất, chúng ta vừa đón nhận Nghị quyết Hội nghị Trung ương Bẩy (khoá IX) về công tác tôn giáo đã xem việc giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh và nhớ ơn những người có công với Tổ quốc, dân tộc và nhân dân là một bộ phận quan trọng trong hệ quan điểm chỉ đạo của Đảng trên lĩnh vực công tác tôn giáo, tín ngưỡng.

Vì vậy, việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo là cơ sở lý luận khoa học để đánh giá một cách đúng đắn thực trạng quan niệm về nhân sinh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay.

Để góp phần phát huy những mặt tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tác giả luận văn đánh giá thực trạng của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Từ năm 1986 đến nay).

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay vừa chịu sự tác động của những điều kiện lịch sử, vừa chịu sự tác động của những điều kiện kinh tế-chính trị- xã hội hiện tại.

Được hình thành từ nền kinh tế nông nghiệp trong xã hội phụ quyền xa xưa, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt đã tồn tại, biến đổi và phát triển cùng với những thăng trầm của lịch sử dân tộc. Từ sau năm 1975 miền

Nam hoàn toàn giải phóng, cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của người Việt có nhiều thay đổi sâu sắc. Đặc biệt từ sau 1986- Đảng cộng sản Việt Nam tiến hành sự nghiệp đổi mới toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, đã có những ảnh hưởng to lớn đến đời sống văn hoá, tinh thần, đạo đức, lối sống của mọi tầng lớp nhân dân.

Hiện nay, đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong bối cảnh có những thời cơ thuận lợi mới, nhưng cũng có nhiều khó khăn, thách thức mới. Chúng ta đang phấn đấu phát huy nội lực, tranh thủ mọi nguồn lực từ bên ngoài, chú trọng phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa trên cơ sở xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong xã hội đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân ngày càng được cải thiện, tinh thần dân chủ tăng lên. Với quan điểm đổi mới toàn diện, đồng bộ, với những giải pháp đúng đắn phù hợp, đã giúp Việt Nam có những bước chuyển mình kỳ diệu. Vị thế của Việt Nam ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế. Sự nghiệp kinh tế, văn hoá, giáo dục đạt được nhiều thành tựu to lớn, trình độ dân trí được nâng cao. Nhiều phong trào quần chúng như “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa”, “xoá đói giảm nghèo”, “xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá, khu dân cư văn hoá ...” được toàn dân hưởng ứng và tham gia tích cực.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn mà chúng ta đã đạt được, trong xã hội cũng phát sinh những mặt yếu kém. Mặt trái của cơ chế thị trường như qui luật cạnh tranh, sự đề cao sức mạnh của đồng tiền, tình trạng phân hoá giàu- nghèo, tệ tham nhũng, cửa quyền, quan liêu, vi phạm dân chủ, lối sống thực dụng chạy theo lợi ích vật chất xem nhẹ những giá trị văn hoá truyền thống đã tác động xấu đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.

Tình hình thế giới cũng có nhiều biến đổi to lớn, sâu sắc. Đó là sự khủng hoảng và tan rã của các nước xã hội chủ nghĩa Liên xô và Đông Âu, sự

phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, sự bùng nổ của các cuộc xung đột, chiến tranh sắc tộc, tôn giáo; sự tác động của xu hướng toàn cầu hoá về kinh tế, văn hoá, những vấn đề môi trường; sự trỗi dậy của các tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống, sự hình thành và phát triển của các “tôn giáo ” mới...

Tất cả những điều kiện lịch sử, kinh tế, văn hoá, xã hội trên đây là những yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay.

Phải khẳng định rằng trong sự nghiệp đổi mới toàn diện, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến đời sống vật chất cũng như đời sống văn hoá, tinh thần của các tầng lớp nhân dân, đáp ứng phần nào nhu cầu tâm linh của nhân dân. Các hình thức sinh hoạt văn hoá truyền thống, sinh hoạt tín ngưỡng dân gian, đặc biệt truyền thống thờ cúng tổ tiên được khôi phục và phát triển, nhằm khai thác kế thừa và phát huy những giá trị văn hoá đã được chung đúc hàng nghìn năm qua thiết chế gia đình - dòng họ - làng và nước.

Trong từng gia đình, dòng họ, việc thờ cúng tổ tiên biểu hiện lòng biết ơn những người có công sinh thành. dưỡng dục con cháu, xây dựng sự nghiệp của gia đình, dòng họ. Ở các địa phương, làng xã trong cả nước, việc tổ chức các lễ hội làng, lễ hội chùa ... vừa phản ánh nhu cầu tín ngưỡng truyền thống, vừa phản ánh nhu cầu sinh hoạt văn hoá cộng đồng, đề cao tôn thờ những người có công với làng, nước.

Có thể thấy thờ cúng tổ tiên là hoạt động tín ngưỡng phổ biến trong gia đình người Việt hiện nay. Điều đó được khẳng định qua số liệu điều tra của Viện nghiên cứu Tôn giáo: có 80% số người được hỏi (không phải là người theo Đạo Cơ Đốc) trả lời thường xuyên thờ cúng tổ tiên; 17,4 % trả lời không thường xuyên thờ cúng tổ tiên và 0, 6 % trả lời là không thờ cúng tổ tiên [60, 316].

Tác giả Phạm Quỳnh Phương trong chuyên luận “Tín ngưỡng và văn hoá dân gian” đã đưa ra số liệu phản ánh phần nào thực trạng hoạt động thờ cúng tổ tiên ở hai địa phương Hà Nội và Hà Tây như sau:

100% gia đình có bàn thờ tổ tiên; 96,75% bàn thờ được đặt ở vị trí tôn nghiêm nhất trong nhà; 95,8% các cặp vợ chồng đều nhớ ngày giỗ của người thân; gần 100% gia đình ở nông thôn chăm lo mồ mả tổ tiên Riêng ở làng Triều Khúc, huyện Thanh Trì, Hà Nội có trên 60% gia đình thờ tổ tiên bốn đời;33% gia đình thờ năm đời; cá biệt có một số gia đình thờ 6 đời. Có 47% gia đình ngày nào cũng thắp hương trên bàn thờ gia tiên; 53% gia đình chỉ thắp hương vào ngày giỗ, tết, ngày mùng một và rằm hàng tháng; 96% số người được hỏi cho rằng việc tôn tạo mồ mả tổ tiên, xây sửa nhà thờ họ là cần thiết. Khi được hỏi về ý nghĩa của việc thờ phụng tổ tiên, đa số đều cho rằng , đó là để tưởng nhớ công ơn của tổ tiên, để giáo dục truyền thống gia đình cho con cháu [49,50-51].

Trong các gia đình người Việt hiện nay, đặc biệt là lớp trẻ thường không tin có sự tồn tại của linh hồn tổ tiên, khả năng cứu giúp của tổ tiên, song họ nhận thức được ý nghĩa tốt đẹp của việc thờ cúng tổ tiên, coi đó là một tập tục, một truyền thống văn hoá của gia đình, của dân tộc, vì vậy vẫn tham gia thờ cúng ở các mức độ và các hình thức khác nhau. Việc thờ cúng ông bà tổ tiên, chăm lo bàn thờ gia tiên, bàn thờ họ, phần mộ của tổ tiên, họ tộc vẫn là một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống của người Việt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với người Việt hiện nay, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở các cấp độ

được biểu hiện như một hoạt động văn hoá mang tính xã hội và giáo dục. Nó

được thể hiện là xu hướng chủ đạo trong sự vận động của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay. Qua thờ cúng tổ tiên, con người có điều kiện để bình tâm, thư thái, thăm hỏi, động viên nhau, chăm lo cho gia đình, dòng họ, làng xã và cao hơn là dân tộc. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, như cố

Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Là một đặc trưng đáng trọng của người Việt Nam, ở chỗ nó là sự tưởng nhớ những người có công trong việc tạo lập cuộc sống hiện nay trong mỗi gia đình, làng xóm” [18, 75].

Người Việt Nam xưa nay thờ cúng tổ tiên không cốt ở lễ vật nhiều hay ít mà cốt ở lòng thành, lòng hiếu thảo, biết ơn, thành kính . Vì vậy nó đáp ứng được phần nào nhu cầu tâm lý, tinh thần, tâm linh của các cá nhân và cộng đồng người Việt.

Giá trị văn hoá trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được thể hiện ở ý thức coi trọng đạo đức gia đình, coi trọng quan hệ tình cảm giữa con người với con người, điều chỉnh hành vi ứng xử gữa các thành viên trong gia đình, họ tộc. Từ chỗ coi trọng tình cảm huyết thống “chung một giọt máu đào” người Việt nâng lên thành tình cảm cao hơn, tình cảm cộng đồng dân tộc, cùng chung một mẹ Âu Cơ, một tổ Hùng Vương, nhân lên tình yêu thương đồng loại, tình yêu quê hương đất nước.

Kính hiếu cha mẹ, chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ và phấn đấu học tập, rèn luyện để làm rạng rỡ truyền thống của gia đình, họ tộc, quê hương vẫn là lẽ sống của người Việt, của thế hệ trẻ. Nhưng với thế hệ trẻ hiện nay, lòng hiếu thảo đó không chỉ thể hiện ở sự “tu thân” để thành người con ngoan trong gia đình, mà còn để trở thành một công dân tốt, có ích; phải tự học tập, rèn luyện để nắm bắt những tri thức hiện đại nhất, thông minh năng động, dám nghĩ, dám làm, dám phá bỏ định kiến, vượt lên những hạn chế truyền thống, kết hợp những tinh hoa của thời đại và của dân tộc, chuẩn bị tốt hành trang bước vào thế kỷ XXI, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.

Trong nội dung giáo dục con cái ở gia đình người Việt hiện nay vẫn được các bậc cha mẹ coi trọng là giáo dục đạo làm người: giáo dục lòng dũng cảm, sự trung thực, lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Bên cạnh yêu cầu của

việc giáo dục đạo đức của người con đối với gia đình dòng họ, các bậc cha mẹ cũng hết sức chú ý giáo dục con cái trách nhiệm, nghĩa vụ của một người công dân đối với đất nước, như lòng trung thành đối với tổ quốc, ý thức trách nhiệm đối với tập thể, cơ quan, làng xóm, phố phường. Và họ nhận thức được rằng gia đình đã và sẽ cùng với nhà trường góp phần giáo dục lý tưởng sống cho con, em, thanh niên, sinh viên Việt Nam hôm nay. Đó là lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đạo đức cao nhất của người dân Việt, của thế hệ trẻ là sống, học tập, rèn luyện, làm việc vì sự nghiệp “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Các bậc cha mẹ trong cuộc sống bộn bề lo toan, vất vả, cũng cố gắng hết sức mình, là những tấm gương sống để giáo dục, răn dạy con cái, trong cách ứng xử, giao tiếp, trong lối sống văn hoá, lành mạnh. Vì vậy truyền thống cha mẹ từ, con hiếu, truyền thống trên kính dưới nhường, truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo vẫn được duy trì và phát triển trong gia đình, trong

Một phần của tài liệu Quan niệm về nhân sinh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt (Trang 60)