MỘT SỐ PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT HUY MẶT TÍCH CỰC, HẠN CHẾ MẶT TIÊU CỰC CỦA QUAN NIỆM NHÂN SINH

Một phần của tài liệu Quan niệm về nhân sinh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt (Trang 80 - 97)

MẶT TÍCH CỰC, HẠN CHẾ MẶT TIÊU CỰC CỦA QUAN NIỆM NHÂN SINH TRONG TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƢỜI VIỆT HIỆN NAY. 2.2.1- Một số phương hướng nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của quan niệm nhân sinh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay.

Xuất phát từ yêu cầu cấp bách của sự nghiệp xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng nếp sống mới, trên cơ sở các vấn đề mang tính qui luật của sự hình thành, vận động của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tác giả luận văn xin nêu một số phương hướng nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của quan niệm nhân sinh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay.

Thứ nhất, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt là sự phản ánh nhu cầu tinh thần của người Việt hiện nay đang tồn tại một cách khách quan, cần phải được tôn trọng. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên phù hợp với truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trông cây”, là một trong những giá trị của văn hoá truyền thống, trở thành triết lý nhân sinh của người Việt. Vì vậy Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng cộng sản, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn luôn khẳng định tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân, trong đó có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Công cuộc xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đòi hỏi chúng ta phải có một tư duy mới, một cách ứng xử mới, đúng đắn về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt trong tình hình hiện nay. Cần phải tôn trọng và đánh giá đúng mức ý nghĩa, vai trò to lớn và cả ảnh hưởng tiêu cực của nó trong đời sống xã hội.

Thứ hai, để phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực, sai lệch trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, phải dựa trên cơ sở tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lý của Nhà nước về công tác văn hoá, tư tưởng. Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện tiên quyết dẫn đến sự thành công của cách mạng Việt Nam, bảo đảm giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, tiến tới một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là hoạt động thuộc lĩnh vực tư tưởng, tinh thần, vì vậy không thể không có sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Hơn nữa trong giai đoạn hiện nay, những thế lực phản động trong và ngoài nước vẫn chưa từ bỏ việc lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng để gây mất ổn định chính trị, gây hoang mang chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân. Vì vậy việc chống sự lợi dụng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vào những mục đích xấu vẫn cần đặt ra, cần phải có sự lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lý của Nhà nước. Mọi hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo phải tuân theo Hiến pháp, pháp luật. Tín ngưỡng, tôn giáo dưới sự lãnh đạo của Đảng đã và sẽ góp phần làm

phong phú thêm bộ mặt văn hoá tinh thần của xã hội, vừa bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân, vừa bảo đảm theo đúng định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng. Cùng với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, cũng cần phải phát huy vai trò của các đoàn thể, quần chúng trong việc vận động nhân dân phát huy những mặt tích cực của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong điều kiện cuộc sống mới.

Thứ ba, phát huy mặt tích cực, truyền thống tốt đẹp của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trên cơ sở kế thừa có chọn lọc và phát triển. Trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, yếu tố tín ngưỡng và yếu tố mê tín thường tồn tại đan xen. Do đó, cần làm sáng tỏ “hạt nhân hợp lý” trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, để kế thừa và phát huy, đồng thời cũng chỉ ra và loại bỏ những mặt tiêu cực như mê tín, phô trương, lãng phí ...

Nhận thức đúng đắn nhân tố tích cực, ý nghĩa, vai trò của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đối với đời sống văn hoá tinh thần dân tộc là một trong những động lực to lớn cho sự phát triển. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được hình thành từ xa xưa trong lịch sử dân tộc và đã trở thành một bộ phận không thể thiếu được trong đời sống văn hoá tinh thần của người Việt. Triết lý nhân sinh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên góp phần hình thành triết lý sống của dân tộc: uống nước nhớ nguồn, coi trọng con người, coi trọng tình nghĩa. Vì coi trọng con người, coi trọng đạo lý làm người mà dân tộc Việt Nam đã có một sức sống mãnh liệt, vượt qua mọi thử thách gian nguy, khẳng định sự trường tồn của mình trong lịch sử. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt góp phần bảo lưu và nuôi dưỡng, phát huy những giá trị truyền thống như: tình yêu quê hương đất nước, truyền thống đánh giặc ngoại xâm, tinh thần đoàn kết và ý thức cộng đồng. Tuy nhiên bên cạnh những yếu tố tích cực hợp lý, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt cũng có những hạn chế, tiêu cực như những hủ tục rườm rà, những tập quán, thói quen lạc hậu, cần phải kiên trì giáo dục, vận động nhân dân loại bỏ dần dần. Phải quán triệt

một quan điểm thống nhất hai thái độ: khuyến khích duy trì các giá trị tốt đẹp trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, loại bỏ, khắc phục tệ mê tín và kiên quyết đấu tranh chống việc lợi dụng tín ngưỡng với ý đồ chính trị, điều đó phù hợp với chính sách tôn giáo, tín ngưỡng của Đảng, phù hợp với xu thế tiến bộ của thời đại.

Thứ tư, phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của tín ngưỡng

thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay phải dựa trên cơ sở hoạt động tự giác của mỗi người. Phải khơi dậy ý thức tự giác của mỗi người dân, để họ tự ý thức làm chủ được hoạt động của mình. Những hiện tượng mê tín dị đoan thường gắn liền với trình độ nhận thức thấp kém của con người. Vì vậy, với chủ thể thờ cúng, phải giúp họ nhận thức được một cách đúng đắn ý nghĩa, mục đích của việc thờ cúng, tăng cường giáo dục cộng đồng, trang bị cho nhân dân những hiểu biết cần thiết để họ không bị lôi cuốn vào mê tín dị đoan. Đồng thời cũng phải vạch trần những thủ đoạn lừa bịp của những kẻ “buôn thần bán thánh”, lợi dụng tín ngưỡng của nhân dân để tổ chức kinh doanh, trục lợi. Khơi dậy ý thức tự giác trong nhân dân, góp phần giúp nhân dân phân biệt được đúng, sai, lợi, hại, tránh mọi nhầm lẫn ngộ nhận, không bị mơ hồ trước những luận điệu lừa bịp của bọn “buôn thần bán thánh” hoặc những phần tử phản động.

Từ những phương hướng chung, luận văn đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy mặt tích cực và khắc phục mặt tiêu cực của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

2.2.2- Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của quan niệm nhân sinh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay

Một là, chăm lo đời sống vật chất, nâng cao trình độ mọi mặt cho nhân dân.

Cách đây hơn nửa thế kỷ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra nhiệm vụ “chống ba thứ giặc: giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm”. Chống “giặc đói, giặc dốt” là để xoá đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và nâng cao trình độ cho nhân dân. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để phát huy những giá trị tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của quan niệm nhân sinh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay. Để góp phần chăm lo đời sống vật chất cho nhân dân, trước tiên Đảng và Nhà nước ta phải bảo đảm việc làm đầy đủ và hợp lý cho người lao động, cải thiện các điều kiện làm việc cho người lao động. Vì trong chủ nghĩa xã hội, lao động là quyền xã hội cơ bản của con người, quyết định nguồn thu nhập và khẳng định giá trị của con người. Cùng với vấn đề việc làm hợp lý thì quyền được hưởng thụ những thành quả lao động của mình cũng là một mặt hết sức quan trọng của cuộc sống con người. Con người được đặt vào vị trí trung tâm của các chương trình kinh tế - xã hội, hay nói cách khác, chính sách kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước hướng vào cải thiện các điều kiện sinh hoạt vật chất và văn hoá tinh thần cho nhân dân.

Thực tế những năm qua, chính sách mở cửa nền kinh tế đã tạo ra những biến đổi to lớn về đời sống cho nhân dân. Đảng và Nhà nước ta thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, lấy việc giải phóng lực lượng sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế và xã hội, cải thiện đời sống nhân dân làm mục tiêu hàng đầu trong việc khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế và các hình thức tổ chức kinh doanh ở nước ta; xác lập củng cố và nâng cao địa vị làm chủ của người lao động trong nền sản xuất xã hội, thực hiện công bằng xã hội ngày càng tốt hơn.

Khuyến khích làm giàu chính đáng đi đôi với xoá đói giảm nghèo, để không diễn ra sự chênh lệch quá đáng về mức sống, về trình độ phát triển giữa các tầng lớp dân cư, giữa các vùng miền. Chăm lo, nâng cao đời sống

vật chất cho nhân dân là giải pháp cơ bản lâu dài, đòi hỏi sự cố gắng của toàn Đảng, toàn dân. Khi đời sống vật chất được nâng cao, nhân dân càng thêm tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới của Đảng, tin tưởng vào con đường mà chúng ta đã lựa chọn, thêm hăng say trong lao động sản xuất.

Bên cạnh việc chăm lo, nâng cao đời sống vật chất, đồng thời không ngừng nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Như Đảng ta đã xác định: “Tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường” [16,89].

Nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân, đòi hỏi phải không ngừng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân lao động trên tất cả các lĩnh vực, bảo đảm công bằng xã hội. Mục tiêu mà Đảng ta xác định đó là phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu văn hoá, vì xã hội công bằng, dân chủ, con người phát triển toàn diện. Văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội. Nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân trên cơ sở giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại. Như Nghị quyết Hội nghị TW Năm (khoá VIII) của Đảng đã xác định là “xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Mà trong đó hệ tư tưởng chủ đạo là chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm hướng tới các chuẩn mực chân- thiện- mỹ.

Năm 2000, Chính phủ đã phát động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, lấy đoàn kết cộng đồng làm sức mạnh, lấy nâng cao chất lượng chăm sóc từ vật chất đến tinh thần làm nội dung, lấy đơn vị cơ sở là cơ quan, xí nghiệp, trường học, đơn vị lực lượng vũ trang, khu dân cư ... làm điểm để đầu tư xây dựng toàn diện, lấy gia đình làm cơ sở để triển khai vận động và con người làm hạt nhân thực hiện với phương châm vì lợi ích của dân, thực hiện bằng sức dân, do dân tự quản, đoàn kết thống nhất,

phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Mặt khác, để phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của quan niệm nhân sinh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, phải nâng

cao trình độ mọi mặt cho nhân dân. Đặc biệt cần phải nâng cao trình độ hiểu

biết của các tầng lớp nhân dân về chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo, nâng cao nhận thức về đường lối nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân.

Nâng cao trình độ nhận thức của quần chúng nhân dân, không chỉ chú trọng giáo dục văn hoá, mà còn phải: “Coi trọng giáo dục đạo lý làm người, ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, đạo đức, lối sống, nếp sống văn hoá, lịch sử dân tộc và bản sắc dân tộc; bồi dưỡng ý thức và nhân lực phát huy giá trị văn hoá dân tộc tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại” [13,63].

Khi quần chúng nhân dân có trình độ nhận thức đúng đắn về thế giới tự nhiên, xã hội và về chính bản thân mình, họ sẽ có một thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng. Trên cơ sở đó, họ sẽ tự điều chỉnh thái độ và các hoạt động của mình, trong đó có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên theo chiều hướng tích cực.

Hai là, xây dựng môi trường văn hoá- xã hội lành mạnh.

Xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một mục tiêu quan trọng trong sự nghiệp đổi mới. Sự nghiệp xây dựng nền văn hoá mới muốn thành công được phải dựa vào dân, phải “làm cho văn hoá thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động của xã hội, vào từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển” [16, 208].

Trên cơ sở đẩy mạnh phong trào thi đua “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, xây dựng môi trường văn hoá-xã hội lành mạnh là điều kiện không thể thiếu được và góp phần phát huy những giá trị tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay.

Môi trường văn hoá- xã hội đầu tiên phải bàn đến là môi trường gia đình. Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi con người được sinh ra và nuôi dưỡng, là môi trường quan trọng hình thành nhân cách, giáo dục nếp sống, đạo lý cho con người. Vì vậy gia giáo bao giờ cũng đi trước và tồn tại song song với giáo dục xã hội. Giáo dục đạo đức và nếp sống văn hoá gia đình truyền thống cho mọi người trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, phải nhằm nâng cao tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân- gia đình- làng xóm- Tổ quốc; giáo dục lòng nhân ái, khoan dung, trọng tình nghĩa, đạo lý, sự tinh tế trong ứng xử, trong lối sống, tiếp thu cái hay, cái tiến bộ trong văn hoá của các dân tộc, đi liền với sự đấu tranh chống cái lạc hậu, lỗi thời trong phong tục, lề thói cũ. Vì vậy, việc “giữ gìn và phát huy những đạo lý tốt đẹp của gia đình Việt Nam; nêu cao vai trò gương mẫu của các bậc cha mẹ; coi trọng xây dựng gia đình văn hoá; xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa gia đình, nhà trường và xã hội” phải được coi là nhiệm vụ trọng yếu [15.2,60].

Để tạo ra môi trường sống lành mạnh ở gia đình và xã hội, trước hết, chúng ta phải chú ý giải quyết từng bước các điều kiện tồn tại của gia đình như nhà ở, việc làm, ... Đồng thời xây dựng các quan hệ ứng xử sao cho thích (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Quan niệm về nhân sinh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt (Trang 80 - 97)