Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Nông Nghiệp và PTNT Hai Bà Trưng (Trang 53)

2. Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ

3.2.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

- Tiếp tục xây dựng hoàn chỉnh các văn bản pháp quy

Các văn bản pháp quy bao gồm : nghị định của Chình phủ, quyết định và thông tư của thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để hướng dẫn thi hành Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng. Việc xây dựng và hoàn chỉnh vày phải được thực hiện khẩn trương, chất lượng, vừa đảm bảo tuân thủ pháp luật, vừa đắp ứng được yêu cầu đặt ra của đời sống kinh tế xã hội, thấo gỡ các vướng mắc, giảm bớt các thủ tục phiền hà nhưng vẫn đảm bảo an toàn các doanh nghiệp và nhân dân trong hoạt động tín dụng ngắn hạn nói riêng và hoạt động khác của Ngân hàng nói chung.

Việc tổ chức triển khai phải được thực hiện tới tận cơ sở, cán bộ Ngân hàng bao gồm các khâu: ra văn bản hướng dẫn cụ thể, chấn chỉnh và sắp xếp cán bộ một cách hợp lý theo phương châm “ đúng người đúng việc”, tổ chức đào tạo lại, tập huấn các văn bản nghiệp vụ đến tận cơ sở, kiểm tra đôn đốc quá trình triển khải thực hiện, phát hiện và phản ánh kịp thời các khó khăn để sửa đổi và điều chỉnh.

- Hoàn thiện cơ chế cầm cố, thế chấp tài sản và bảo lãnh vay vốn Ngân hàng

Cầm cố, thế chấp tài sản hoặc bảo lãnh là những điều kiện dảm bảo cho các khoản và là một nguyên tắc của tín dụng khi khách hàng vay vốn Ngân hàng. Quan hệ này được đề cập trong Bộ luật dân sự Việt Nam. Bên cạnh đó là thông tư hướng dẫn số 06/TT- CP của Chính phủ. Mặc dù được cụ thể hoá trong thông tin nhưng những quy chế còn qúa chung chung. Hơn nữa, Luật đất đai chưa rõ ràng. Thủ tục thế chấp qua phòng công chứng cũng phức tạp. Vấn đề phát mại tài sản thế chấp liên quan nhiều cơ quan, quá nhiều thủ tục. Trường hợp xử lý tài sản thế chấp kéo dài. Chính vì vậy để có thể ban hành quy chế cụ thể, cần có sự phối hợp của nhiều cơ quan.

- Kiểm tra chặt chẽ hoạt động của các Ngân hàng thương mại

Về cơ chế chính sách : ban hành hệ thống các cơ chế, quy chế, tạo khung pháp lý đáp ứng được yêu cầu, một mặt vừa nâng cao quyền hạn và trách nhiệm tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức tín dụng đối với các dự án cho vay, hạn chế đi đến xoá bỏ sự can thiệp trái pháp luật đối với quyền quyết định phải chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật, xử phạt nghiêm minh các trường hợp vi phạm. Tiếp tục có biện pháp kiên quyết giảm tỷ lệ nợ quá hạn. Phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường thu hồi nợ quá hạn, xử lý các tài sản thế chấp, cầm cố .

- Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin

Hệ thống thông tin của Ngân hàng Nhà nước bao gồm trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước và phòng thông tin tín dụng của cá Ngân hàng thương mại được hình thành và đang đi vào hoạt động được vài năm, bước đầu đạt được kết quả đáng phấn khởi. Tuy nhiên, do còn đang trong giai đoạn củng cố và hoàn thiện nên những thông tin do bộ phận thông tin tín dụng của Ngân hàng nhà nước cung cấp vẫn chưa đáp ứng được cả về số lượng lẫn chất lượng tín dụng. Đây là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Vì vậy, đề nghị Ngân hàng nhà nước cần sớm có giải phấp để hoạt động của trung tâm này phát huy, có hiệu quả. Ngân hàng nhà nước cũng cần có những quy định về trách nhiệm cung cấp thông tin chính xác của các Ngân hàng thương mại bằng cách yêu cầu các Ngân

hàng thương mại tổ chức thu nhâp thông tin theo định kỳ ngắn như hàng tháng hoặc hàng quý và phải có giấy tờ hoá đơn… hợp lệ chứng thực tính trung thực của các thông tin đó. Đồng thời Ngân hàng nhà nước nên cho phép việc hình thành và phát triển của các cơ quan chuyên cung cấp thông tin đáng tin cậy cho các Ngân hàng thương mại.

Ngân hàng Nhà nước đã có chủ trương rót vốn cho các Ngân hàng thương mại để tăng vốn tự có của Ngân hàng thương mại song gần đây Ngân hàng Nhà nước lại ngưng việc rót vốn lần 2 cho các Ngân hàng. Vì vậy đề nghị Ngân hàng Nhà nước nên tiếp tục việc cấp vốn này tạo điều kiện thuận lợi cho các Ngân hàng hoạt động .

KẾT LUẬN

Hoạt động kinh doanh Ngân hàng luôn đứng trước nguy cơ rủi ro cao và hoạt động tín dụng là một trong những lĩnh vực có nhiều rủi ro nhất. Đối với các Ngân hàng thương mại Việt Nam, hoạt động tín dụng đang là lĩnh vực chủ đạo nên đảm bảo chất lượng tín dụng sẽ là vấn đề có tính quyết định đến hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng tín dụng nói chung, chất lượng tín dụng ngắn hạn nói riêng luôn là mục tiêu, đồng thời là nhân tố quan trọng nhất để cạnh tranh và phát triển.

Tuy đây là vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt động trên cơ sở vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu cùng với sự giúp đỡ các cán bộ tín dụng của Ngân hàng Agribank Hai Bà Trưng đề tài đã đề cập đến một số nội dung sau:

+ Hệ thống hoá và làm rõ các lý thuyết cơ bản về tín dụng ngắn hạn, chất lượng tín dụng ngắn hạn, tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn.

+ Từ nghiên cứu lý luận, đề tài đã xem xét thực trạng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Agribank Hai Bà Trưng. Phân tích đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn từ đó chỉ ra kết quả đạt được, những nguyên nhân, các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động tín dụng ngắn hạn. Chuyên đề đã đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động tín dụng ngắn hạn của Agribank Hai Bà Trưng. Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện chuyên đề, do khả năng và kiến thức thực tế còn hạn chế vì vậy không tránh khỏi những khiếm khuyết. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo cũng như các cán bộ của phòng tín dụng – ngân hàng Agribank Hai Bà Trưng đã tạo mọi điều kiện để em hoàn thành đề tài này.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Nông Nghiệp và PTNT Hai Bà Trưng (Trang 53)