Kết quả thí nghiệm kiểm tra tác động của Honokiol lên quá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng chống ung thư của các hoạt chất phân lập từ cây Vông nem (Erythrina orientalis (L.) Murr., Fabaceae) và cây Hậu phác (Magnolia officinalis R (Trang 65)

spheroid MCF7

Kết quả kiểm tra tác động của Honokiol lên dòng TBUT MCF7 trên mô hình 2D đơn lớp cho thấy: sau 24h đƣợc nuôi ổn định trên bề mặt đĩa nuôi cấy và 48h ủ với H thì tại nồng độ thứ ba (20µg/mL), các tế bào MCF7 đã bị ức chế mạnh mẽ. Mặt khác, trong thí nghiệm kiểm tra tác động của H lên sự hình thành khối spheroid MCF7, các tế bào MCF7 đƣợc nuôi trực tiếp trong môi trƣờng có chứa H ngay từ khi đang ở dạng huyền phù trong giọt treo nên các tế bào có thể sẽ mẫn cảm hơn với H. Bởi vậy, chúng tôi lựa chọn hai nồng độ 5 và 10µg/mL để tiến hành thí nghiệm này.

Sau hai ngày tạo giọt treo với môi trƣờng chứa H ở các nồng độ 5µg/mL và 10µg/mL, quan sát dƣới KHV chúng tôi nhận thấy: tất cả các giọt treo tạo bởi môi trƣờng chứa 10µg/mL H đều không tạo thành khối spheroid, các tế bào đƣợc đƣa vào tạo khối đã chết và nằm phân tán trong giọt treo. Điều này cho thấy H tác động mạnh đến tế bào MCF7 khi ở trạng thái huyền phù, so với kết quả kiểm tra tác động ở mô hình 2D thì ở nồng độ 10µg/mL, chỉ số tăng sinh của tế bào MCF7 hoàn toàn không bị suy giảm.

Với các giọt treo còn lại ở các mẫu ĐCSH và H nồng độ 5µg/mL đều hình thành giọt treo và chƣa thấy có sự khác biệt rõ rệt giữa hai mẫu này. Tiến hành hạ giọt treo và theo dõi tiếp trong 07 ngày sau khi hạ giọt treo, kết quả quan sát đƣợc cho thấy tác động của H ở mẫu nồng độ 5µg/mL trở nên rõ rệt hơn. Ở ngày thứ 5, các khối spheroid ủ H có kích thƣớc tƣơng đƣơng với mẫu ĐCSH nhƣng lõi hoại tử đã xuất hiện rõ rệt hơn, chƣa có viền phân định rõ ràng với lớp tế bào tăng sinh bên ngoài. Đến ngày thứ 7, các tế bào ở khối lớp vỏ spheroid này đã tách ra khỏi cấu trúc khối, toàn bộ khối thu hẹp lại về kích thƣớc trong khi các khối spheroid ở mẫu ĐCSH vẫn tiếp tục tăng trƣởng bình thƣờng.

a b

c d

e

Hình 43: Khối spheroid MCF7 ở mẫu ĐCSH sau 5 (a) và 7 (b) ngày, ủ với Honokiol NĐ 5µg/mL sau 5 (c) và 7 (d) ngày và không tạo khối khi ủ Honokiol NĐ 10µg/mL (e)

Nhƣ vậy, ở nồng độ 10µg/mL, H đã ức chế tăng sinh và gây chết tế bào MCF7. Các tế bào không liên kết với nhau để tạo thành khối cầu hay đám tế bào, điều này có thể là hệ quả của việc tế bào bị chết. Với nồng độ 5 µg/mL H, các tế bào MCF7 vẫn tạo đƣợc khối cầu sau 2 ngày tạo giọt treo, tuy nhiên, dƣới tác động

của H thì lõi hoại tử chứa các tế bào chết xuất hiện sớm hơn, lớn hơn so với mẫu ĐCSH cùng ngày và H cũng có tác động ức chế đến các tế bào ở lớp tăng sinh bên ngoài làm khối cầu không lớn lên bình thƣờng mà bị biến dạng, teo dần đi rồi các tế bào phân tách rời ra khỏi khối.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng chống ung thư của các hoạt chất phân lập từ cây Vông nem (Erythrina orientalis (L.) Murr., Fabaceae) và cây Hậu phác (Magnolia officinalis R (Trang 65)