Kết quả thí nghiệm kiểm tra tác động của Honokiol lên sự

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng chống ung thư của các hoạt chất phân lập từ cây Vông nem (Erythrina orientalis (L.) Murr., Fabaceae) và cây Hậu phác (Magnolia officinalis R (Trang 67)

của khối spheroid MCF7

Với thí nghiệm kiểm tra tác động của H lên sự tăng trƣởng của khối spheroid MCF7, chúng tôi lựa chọn 2 nồng độ 10 và 20µg/mL (cao hơn so với nồng độ thử khả năng tạo khối spheroid, bao trùm giá trị IC50) do lúc này các khối spheroid sẽ đƣợc tạo thành sau 5 ngày hạ giọt mới tiến hành ủ thuốc, và các nghiên cứu cho thấy các tế bào trong khối spheroid có tính đề kháng tốt hơn với các hóa chất so với các tế bào cùng loại nuôi cấy đơn lớp. Kết quả bƣớc đầu cho thấy có sự khác biệt rõ rệt giữa 3 mẫu ĐCSH, MCF7 ủ H NĐ 10µg/mL và MCF7 ủ H NĐ 20µg/mL.

Hình 44: Khối spheroid MCF7 mẫu ĐCSH sau 5, 9, 13 và 15 ngày hạ giọt treo (tương ứng từ trái qua phải) (400x)

Hình 45: Khối spheroid MCF7 ủ với Honokiol nồng độ 10µg/mL sau 5, 9, 13 và 15 ngày hạ giọt treo (tương ứng từ trái qua phải) (400x)

Với mẫu ĐCSH, kích thƣớc và cấu trúc khối spheroid vẫn tăng trƣởng bình thƣờng và cho kết quả tƣơng đồng với thí nghiệm đã đề cập ở trên. Với mẫu ủ H NĐ 10µg/mL, đến ngày thứ 9 các khối spheroid đã có sự khác biệt rõ rệt với mẫu ĐCSH. Lõi hoại tử của khối spheroid với mẫu này lớn dần lên và viền phân cách với lớp tăng sinh bên ngoài mờ dần đi cho đến khi cả khối gần nhƣ sẫm đồng màu vào ngày thứ 15. Trong khi đó lớp tăng sinh bên ngoài cũng thể hiện sự bất ổn nhƣ viền xù xì, màu không còn sáng nhƣng vẫn giữ đƣợc một độ “đặc” nhất định của khối. Sau khi toàn bộ khối hoại tử thì các tế bào bắt đầu bong ra thành mảng.

Với mẫu ủ H nồng độ 20µg/mL, toàn khối spheroid thể hiện rõ rệt sự bất ổn khi lớp lõi hoại tử gần nhƣ không tăng lên về kích thƣớc trong khi lớp tế bào tăng sinh bên ngoài trở nên lỏng lẻo hơn dẫn đến sự tăng kích thƣớc của khối. Tuy nhiên, lớp tế bào này do tác động của H ức chế tăng sinh nên lớp tăng sinh này cũng chuyển màu xám dần và gần nhƣ ngừng tăng kích thƣớc từ ngày thứ 13. Sau ngày thứ 15, các khối này cũng bị phân rã.

Hình 46: Khối spheroid MCF7 ủ với Honokiol nồng độ 20µg/mL sau 5, 9, 13 và 15 ngày hạ giọt treo (tương ứng từ trái qua phải) (400x)

Bảng 15: Thể tích trung bình khối spheroid MCF7 trong 15 ngày theo dõi ủ với Honokiol

Ngày thứ Thể tích trung bình khối spheroid (mm3

) ĐCSH H 10ug/mL H 20ug/mL 3 2,03 2,15 2,42 5 3,07 3,08 2,94 7 5,09 3,21 4,77 9 7,61 5,45 5,47 11 8,51 6,55 5,16 13 10,91 8,44 5,95 15 12,46 10,84 5,11

Hình 48: Đồ thị tăng trưởng thể tích của khối spheroid MCF7 dưới ảnh hưởng của Honokiol (H)

Nhƣ vậy, các kết quả thử tác động của H lên quá trình tạo khối và sự tăng trƣởng của mô hình 3D spheroid tế bào ung thƣ vú MCF7 cho thấy H gây chết tế bào dẫn đến không tạo đƣợc khối spheroid ở nồng độ 10 µg/mL và ức chế tăng sinh của khối ở nồng độ 10 và 20 µg/mL.

Các kết quả quan sát hình thái biến đổi cấu trúc của khối cũng đặt cho chúng tôi nghi vấn liệu H có tác động đến mối liên kết giữa các tế bào ung thƣ, từ đó làm lỏng lẻo cấu trúc của khối spheroid hay sự lỏng lẻo cấu trúc này đơn thuần là do độc tính của H với tế bào. Để giải đáp nghi vấn này, chúng tôi tiến hành thí nghiệm kiểm tra tác động của H lên hệ thống vi sợi actin và tubulin của tế bào ung thƣ cổ tử cung Hela bằng phƣơng pháp nhuộm miễn dịch huỳnh quang (Immunofluoresence – IF).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng chống ung thư của các hoạt chất phân lập từ cây Vông nem (Erythrina orientalis (L.) Murr., Fabaceae) và cây Hậu phác (Magnolia officinalis R (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)