Mô hình truyền thông chuyển tiếp MIMO-SDM

Một phần của tài liệu Truyền dẫn MIMO trong các hệ thống vô tuyến hợp tác và chuyển tiếp hai chiều sử dụng PNC (Trang 55)

sr H R N1 N2 rd H

Hình 2.1:Mô hình truyền thông chuyển tiếp MIMO-SDM.

Hình 2.1 minh họa mô hình vô tuyến chuyển tiếp MIMO-SDM. Một hệ

thống mạng bao gồm một nút nguồnN1 và một nút đích N2 liên lạc với nhau với sự giúp đỡ của nút trung gianRthông qua đường chuyển tiếp. Tất cả các nút được trang bị hai ăng-ten và thực hiện ghép kênh phân chia theo không

gian SDM. Mô hình chuyển tiếp trong trường hợp này là kênh chuyển tiếp

một chiều, tức là nút nguồnN1 truyền dữ liệu tới nút trung gian R, nút trung gian R xử lý tín hiệu thu được từ nút nguồn N1 sau đó phát tới nút đích N2. Trường hợp nút đích N2 có dữ liệu cần truyền cho nút nguồn N1, nút đích

N2 sẽ phát dữ liệu tới nút trung gian R, nút trung gian Rxử lý tín hiệu thu được của nút đích N2 sau đó phát tới nút nguồn N1.

Trường hợp tồn tại đường liên lạc trực tiếp từ nút nguồn N1 tới nút đích

N2, nút đích N2 sẽ thực hiện kết hợp tín hiệu trên cả hai đường trực tiếp từ nút nguồn N1 tới nút đích N2 và đường chuyển tiếp qua nút chuyển tiếp R. Mô hình truyền thông trong trường hợp này được gọi là truyền thông hợp

biệt của truyền thông hợp tác khi không tồn tại đường trực tiếp. Các thuật

toán đề xuất cho truyền thông hợp tác hoàn toàn có thể áp dụng cho trường

hợp truyền thông chuyển tiếp nếu loại bỏ thành phần tín hiệu trên đường

trực tiếp. Kỹ thuật xử lý tín hiệu trong trường hợp truyền thông chuyển tiếp,

vì vậy, sẽ đơn giản hơn so với truyền thông hợp tác. Trong phần tiếp theo

luận án sẽ trình bày ý tưởng lựa chọn nút cho truyền thông hợp tác. Trên cơ

sở các thuật toán đề xuất cho truyền thông hợp tác luận án sẽ phát triển cho

trường hợp lựa chọn nút cho kênh TWRC ở chương tiếp theo.

Một phần của tài liệu Truyền dẫn MIMO trong các hệ thống vô tuyến hợp tác và chuyển tiếp hai chiều sử dụng PNC (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)