Minh họa vai trò của trạm chuyển tiếp

Một phần của tài liệu Truyền dẫn MIMO trong các hệ thống vô tuyến hợp tác và chuyển tiếp hai chiều sử dụng PNC (Trang 34)

thông lượng và mở rộng vùng phủ. Hai trạm chuyển tiếp RS1 (Relay Station

1) và RS2 nằm trong phạm vi phủ sóng của trạm gốc (BS) phục vụ các trạm

di động (MS) nhằm mục đích tăng cường thông lượng và mở rộng phạm vi

phủ sóng. Ở trường hợp thứ nhất, trạm MS1 có thể truyền dữ liệu đến RS1

với tốc độ cao hơn tốc độ mà MS1 truyền trực tiếp với BS. Trong trường hợp

thứ hai, trạm MS2 nằm ngoài vùng phủ sóng của BS và không thể liên lạc

trực tiếp với BS, vì vậy, RS2 hỗ trợ chuyển tiếp lưu lượng truy cập từ BS đến

MS2, và ngược lại.

Việc giới thiệu kỹ thuật chuyển tiếp đã chia đường truyền trực tiếp thành

hai hoặc nhiều đoạn có chất lượng cao, hình thành một tuyến truyền dẫn đa

chặng giữa trạm gốc và người sử dụng đầu cuối, khắc phục được những hạn

chế về vùng phủ sóng và tốc độ dữ liệu thấp do bị che chắn và tổn thất tín

hiệu. Trạm chuyển tiếp nhận và chuyển tiếp dữ liệu đến chặng kế tiếp cho

đến khi dòng dữ liệu đến đích.

Tăng cường thông lượng

Mở rộng vùng phủ sóng RS2 MS2 BS RS1 MS1

1.3. Phân loại các trạm chuyển tiếp

Có hai loại chuyển tiếp được định nghĩa trong chuẩn LTE-Advanced của

3GPP là chuyển tiếp Loại 1 và Loại 2 như mô tả Hình 1.3. Trong WiMAX, hai loại này được gọi tương ứng là chuyển tiếp không trong suốt và chuyển

tiếp trong suốt.

Trạm chuyển tiếp loại 1 sẽ hỗ trợ một MS ở xa truy cập đến BS. MS này nằm cách xa các BS và ngoài phạm vi phủ sóng của BS. Như vậy, chuyển

tiếp loại 1 được trang bị khả năng phát ra các thông điệp kiểm soát tế bào và có chỉ số nhận dạng tế bào riêng biệt. Do đó, mục tiêu chính của chuyển

tiếp loại 1 là để mở rộng vùng phủ sóng. Loại 1 BS MS MS Chuyển tiếp Chuyển tiếp Loại 2

Một phần của tài liệu Truyền dẫn MIMO trong các hệ thống vô tuyến hợp tác và chuyển tiếp hai chiều sử dụng PNC (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)