Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động GDNGLL tạ

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Trung học phổ thông Hoài Đức B - Thành phố Hà Nội (Trang 72)

trường THPT Hoài Đức B

2.2.3.1 Đánh giá thực trạng

Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động GDNGLL thông qua việc phân tích các phiếu hỏi, qua phỏng vấn và quan sát trực tiếp tại trường THPT Hoài Đức B cho thấy:

Nhìn chung tất cả các lực lượng tham gia vào chỉ đạo, tổ chức thực hiện và phối hợp thực hiện đều có nhận thức rất tốt về vai trò, vị trí và ý nghĩa của hoạt động GDNGLL đối với việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Hoạt động GDNGLL được thực hiện tốt sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho các em. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận nhỏ PHHS và học sinh khối 10 nhận thức chưa đầy đủ và toàn diện về vấn đề này, vì thế đã ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động.

Về hình thức và nội dung hoạt động GDNGLL, nhìn chung các hoạt động này được đánh giá cao nhưng vẫn còn một số hoạt động mang tính hình thức, vì thế cần phải nghiên cứu xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động GDNGLL với nội dung đa dạng, phong phú hơn, hình thức thể hiện hấp dẫn hơn, cần đặc biệt lưu ý đến những hoạt động phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh THPT, phù hợp với sở thích, niềm đam mê của các em thì hoạt động GDNGLL sẽ đạt được kết quả tốt hơn.

Về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động GDNGLL, chủ yếu là các yếu tố như kinh phí, phương tiện hoạt động, năng lực tổ chức, kế hoạch, nội dung hoạt động, các yếu tố đảm bảo khác.

Trong công tác quản lý, chỉ đạo của cán bộ quản lý đối với hoạt động GDNGLL, mức độ quản lý việc xây dựng kế hoạch hoạt động GDNGLL của BGH và tiểu ban, mức độ quản lý của BGH về cơ sở vật chất, kinh phí, điều kiện phục vụ tổ chức hoạt động GDNGLL, mức độ quản lý của cán bộ quản lý đối với việc phối hợp các lực lượng trong nhà trường, mức độ quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả tổ chức hoạt động GDNGLL được đánh giá là tương đối tốt. Tuy nhiên, việc quản lý sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường còn chưa hiệu quả, mức độ quản lý đối với hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả tổ chức hoạt động GDNGLL còn mang nặng tính hình thức, chưa quan tâm đánh giá, điều chỉnh rút kinh nghiệm cho những hoạt động sau.

2.2.3.2. Nguyên nhân của thực trạng * Nguyên nhân chủ quan:

Việc nhận thức về hoạt động GDNGLL của cán bộ quản lý, cán bộ Đoàn, GVCN, GVBM, học sinh, PHHS nhìn chung là tốt, mặc dù vậy vẫn còn một bộ phận nhỏ GV, PHHS và học sinh nhận thức chưa tốt về hoạt động này.

Đối với các em học sinh – những người trực tiếp tổ chức và tham gia vào hoạt động GDNGLL – phần lớn các em rất hứng thú khi tham gia hoạt động GDNGLL, nhưng vẫn còn một bộ phận học sinh chưa nhận thức tốt về hoạt động GDNGLL. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của hoạt động. Tuy nhiên số học sinh này chủ yếu là ở khối 10 mới vào trường, vì thế khi các em được tham gia vào hoạt động này nhiều sẽ giúp các em nhận thức tốt hơn về vai trò, vị trí của hoạt động GDNGLL.

Đối với đội ngũ GV, mặc dù đã được tìm hiểu về vai trò, vị trí, nội dung, kế hoạch của hoạt động GDNGLL đồng thời nhiều thầy cô còn được

trực tiếp tham gia tập huấn về nội dung và kỹ năng tổ chức hoạt động này. Tuy vậy, một số cán bộ Đoàn chưa thực sự chủ động trong việc xây dựng kế hoạch, phối hợp tổ chức thực hiện hoạt động. Chính vì thế đã làm ảnh hưởng tới hoạt động nhất là các hoạt động tập thể. Đội ngũ GVCN là người trực tiếp chỉ đạo và tổ chức hoạt động GDNGLL ở lớp mình, bên cạnh những thầy cô thực sự quan tâm đầu tư cho hoạt động của lớp vẫn còn một số thầy cô coi nhẹ, cho rằng đây chỉ là những hoạt động bổ trợ không quan trọng nên thực hiện chiếu lệ, vì thế đã không gây được hứng thú cho học sinh, một số thầy cô lớn tuổi lại ngại xây dựng kế hoạch tổ chức nên giao khoán luôn việc tổ chức hoạt động cho học sinh, vì thế nên hiệu quả của hoạt động chưa cao.

Về cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động và các yếu tố đảm bảo khác cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động GDNGLL. Nhà trường hiện nay đang phấn đấu đạt trường chuẩn Quốc gia, vì vậy ngoài hệ thống cơ sở vật chất hiện có, trong năm học vừa qua nhà trường đã được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí, xây dựng cơ sở vật chất và đã được bàn giao đưa vào sử dụng khu nhà thể chất, nhà đa năng, hệ thống phòng học bộ môn, thư viện, phòng truyền thống … với đầy đủ trang thiết bị hiện đại đây là những yếu tố quan trọng giúp cho hoạt động GDNGLL được thực hiện hiệu quả hơn. Tuy nhiên, trong thực tế tổ chức hoạt động cho thấy một số hoạt động như hội trại, tham quan dã ngoại, hội diễn văn nghệ… đòi hỏi nguồn kinh phí lớn nếu chỉ lấy từ nguồn ngân sách của nhà trường thì không thể đáp ứng được yêu cầu, vì thế nhà trường cần phải làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, qua đó có thêm kinh phí cho các hoạt động chung của nhà trường trong đó có hoạt động GDNGLL.

* Nguyên nhân khách quan

Hiện nay, việc đánh giá nhà trường, đánh giá GV, đánh giá học sinh của ngành giáo dục cũng như của xã hội chủ yếu căn cứ vào kết quả của hoạt động dạy và học. Vì vậy, đã tạo áp lực rất lớn đối với nhà trường về chất lượng dạy và học các môn văn hóa.

Đối với cấp học THPT, việc thi tốt nghiệp và thi Đại học, Cao đẳng là áp lực rất lớn đối với cả GV, học sinh và PHHS, vì thế các hoạt động dạy và học được coi là hoạt động chủ yếu của nhà trường trong khi đó các hoạt động bổ trợ khác trong đó có hoạt động GDNGLL thường bị xem nhẹ.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Trung học phổ thông Hoài Đức B - Thành phố Hà Nội (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)