Tăng cường quản lý việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Trung học phổ thông Hoài Đức B - Thành phố Hà Nội (Trang 81)

ngoài giờ lên lớp của tiểu ban hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và giáo viên chủ nhiệm

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Tăng cường quản lý việc xây dựng kế hoạch hoạt động của tiểu ban hoạt động GDNGLL cần được thực hiện một cách khoa học cụ thể, tránh chồng chéo sẽ giúp cho các kế hoạch hoạt động được đầy đủ, hoàn chỉnh,

thông suốt từ lãnh đạo tới người thực hiện. Hiệu trưởng phân công cho tiểu ban hoạt động GDNGLL do Phó Hiệu trưởng phụ trách có trách nhiệm xây dựng toàn bộ kế hoạch hoạt động GDNGLL cho nhà trường trong từng tháng và cả năm học, GVCN là người xây dựng kế hoạch hoạt động cho lớp mình phụ trách.

3.2.2.2. Nội dung và cách thực hiện

Việc xây dựng toàn bộ chương trình hoạt động GDNGLL của nhà trường phải căn cứ vào chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, sách giáo viên về hoạt động GDNGLL. Việc xây dựng chương trình tập huấn kỹ năng tổ chức hoạt động GDNGLL cho GVCN và cán bộ các lớp cũng cần được chú trọng thực hiện. Cần thu thập tài liệu, các thông tin liên quan, cung cấp cho GV và học sinh kịp thời. Khảo sát nguyện vọng, tâm tư của các đối tượng tham gia, chú ý đến các đối tượng học sinh khác nhau. Cần xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn tài chính, vật chất đảm bảo, sự ủng hộ của các lực lượng ngoài nhà trường. Khi xây dựng kế hoạch cần chi tiết, cụ thể có phân công công việc, theo dõi, kiểm tra đánh giá.

Quản lý việc xây dựng kế hoạch hoạt động trong cả năm học sẽ giúp cho người quản lý có cái nhìn bao quát về hoạt động GDNGLL diễn ra trong một năm. Cần chỉ đạo tiểu ban lựa chọn những nội dung, hình thức hoạt động phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường về đội ngũ, cơ sở vật chất, phù hợp với tâm tư nguyện vọng của học sinh và PHHS. Bản kế hoạch cần nêu rõ tính khả thi, cụ thể phân công công việc, nhân sự thay thế, cách tiến hành và lực lượng cần thiết tham gia phối hợp. Cần có dự kiến thời gian tổ chức hoạt động, địa điểm thực hiện, hình thức tổ chức, cách đánh giá kết quả hoạt động. Việc xây dựng kế hoạch theo tháng cũng cần được quản lý một cách chặt chẽ, phù hợp với chương trình, chủ đề trong chương trình hoạt động GDNGLL ở trường THPT. Theo phân phối chương trình, mỗi lớp cần thực hiện 2 tiết bắt buộc trong tuần là chào cờ và sinh hoạt lớp. Ngoài ra, tùy theo

đặc điểm từng tháng có thể bố trí thêm từ 1 đến 2 tiết trong tháng để xây dựng và thực hiện hoạt động GDNGLL. Việc xây dựng kế hoạch của từng tháng cũng cần cụ thể theo chủ đề nhưng gợi mở về hình thức tổ chức. GVCN cần nắm chắc và triển khai cho lớp mình. Cần xây dựng thành nếp hoạt động hàng tuần. Một thực tế là GVCN thường ngại làm kế hoạch nên một số GVCN đặc biệt là những GV lớn tuổi thường giao luôn sách giáo viên cho học sinh lựa chọn xây dựng và tổ chức, vì vậy hiệu quả của hoạt động chưa cao. Để tránh điều này, việc xây dựng kế hoạch của tiểu ban là cần thiết để nâng cao hiệu quả của các hoạt động GDNGLL.

Tiểu ban hoạt động GDNGLL cần xây dựng kế hoạch cho cả năm, sau đó là kế hoạch tháng theo từng chủ đề đã được Hiệu trưởng duyệt. GVCN căn cứ vào kế hoạch của tiểu ban, tình hình cụ thể của lớp mình mà xây dựng kế hoạch cụ thể về nội dung, phương pháp, các mặt công tác đảm bảo tính khoa học, hệ thống, tính thực tiễn cao.

Trong quá trình quản lý, việc xây dựng kế hoạch hoạt động GDNGLL của GVCN, nhà quản lý cần chú ý thường xuyên kiểm tra hồ sơ, giáo án hoạt động GDNGLL của GVCN trong các cuộc họp GVCN hàng tháng. Trong khi kiểm tra cần chú ý tính phù hợp của hoạt động với điều kiện cụ thể từng lớp của mình, chủ đề có phù hợp, có bám sát chương trình hay không. Kiểm tra giáo án hoạt động GDNGLL, trong đó phải thể hiện được mục tiêu giáo dục của hoạt động GDNGLL thể hiện nội dung hoạt động các khâu chuẩn bị, tiến trình hoạt động, điều kiện vật chất đảm bảo. Quản lý xem GVCN đã xây dựng kế hoạch năm chưa? Kế hoạch đã thông báo tới học sinh chưa? Có bám sát kế hoạch mà nhà trường triển khai hay không? Các nhà quản lý cần phân công người trong tiểu ban giám sát, dự giờ, đánh giá kết quả, coi đó là tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc của GVCN.

3.2.3. Quản lý việc thực hiện kế hoạch chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của giáo viên chủ nhiệm, tiểu ban, cán bộ Đoàn

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động của nhà trường là rất quan trọng vì nhờ đó mà nhà trường sẽ thực hiện kế hoạch theo tiến độ cụ thể đã đề ra qua đó giúp cho BGH nhà trường dễ dàng quản lý các hoạt động.

Quản lý tốt việc thực hiện hoạt động GDNGLL của GVCN sẽ có vai trò quan trọng giúp hoạt động diễn ra hiệu quả. Các cán bộ tiểu ban và cán bộ Đoàn có vai trò quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch, triển khai hoạt động, giúp đỡ GVCN thực hiện tốt các hoạt động này. Đây là lực lượng quan trọng góp phần đưa những hoạt động trở thành thực tế sinh động, lôi cuốn học sinh tham gia. Quản lý tốt lực lượng này sẽ tạo động lực để đội ngũ GVCN và học sinh tích cực tham gia.

3.2.3.2. Nội dung và cách thực hiện

Ngay từ đầu năm học, BGH nhà trường cần lựa chọn các GV có trình độ chuyên môn giỏi, có khả năng quản lý tốt, nhiệt tình, tâm huyết, có điều kiện thuận lợi để tham gia làm công tác chủ nhiệm các lớp. Các GVCN cần nắm chắc kế hoạch của nhà trường về tổ chức hoạt động GDNGLL để lập kế hoạch hoạt động cho lớp mình. Yêu cầu các GVCN phải thường xuyên bồi dưỡng, huấn luyện đội ngũ cán bộ lớp, các em phải có khả năng điều khiển chương trình, giải quyết tình huống. Để đạt được điều này, GVCN cần nắm tâm lý học sinh, khả năng của từng em, hoàn cảnh đặc biệt, năng khiếu… Cần giao luân phiên các nhiệm vụ cho học sinh, theo dõi, uốn nắn học sinh, kịp thời chỉnh sửa sai sót, đưa ra những ý kiến nhận xét khách quan về thái độ, hành vi và khả năng của các em, có khen chê hợp lý, kịp thời động viên các em vượt qua những khó khăn khi thất bại trong công việc, có như thế mới động viên, phát huy được hết khả năng của các em. BGH yêu cầu các GVCN

không làm thay công việc của học sinh. Tổ chức, hướng dẫn học sinh cùng thiết kế các hoạt động theo một chủ điểm đã định sẵn. Cùng với học sinh nắm chắc nội dung, tham khảo ý kiến đồng nghiệp, tìm tòi các phương pháp mới, hấp dẫn để tăng hiệu quả hoạt động GDNGLL. GVCN có nhiệm vụ đề xuất và sử dụng kinh phí, cơ sở vật chất đảm bảo, tránh lãng phí. Trong quá trình xây dựng và thực hiện các hoạt động, GVCN cần thể hiện rõ sự phối hợp giữa lực lượng trong và ngoài nhà trường một cách nhịp nhàng, GVCN cần thể hiện mình là người tham mưu, tổ chức để lực lượng này tự nguyện tham gia các hoạt động và thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động GDNGLL. Khâu cuối cùng, GVCN cần có phương pháp đánh giá kết quả một cách đơn giản, chính xác và khách quan. Nên hướng dẫn học sinh tự đánh giá, tự rút ra bài học kinh nghiệm cho mình, sau đó GVCN là người tổng kết, nhận xét và đánh giá kết quả.

Đối với cán bộ tiểu ban và cán bộ Đoàn, cần lĩnh hội được tất cả ý kiến chỉ đạo từ BGH. Khi đã có kế hoạch, cán bộ tiểu ban phải trực tiếp điều hành việc thực hiện, triển khai kế hoạch trên cơ sở liên kết chặt chẽ với cán bộ Đoàn và GVCN. Để thực hiện tốt nhiệm vụ và nội dung hoạt động GDNGLL, cán bộ tiểu ban và cán bộ Đoàn cần lưu ý:

- Cần tính đến khả năng của từng khối lớp để có tính thực tế, phù hợp, tính khả thi của các hoạt động.

- Cần chú ý cân đối về thời gian, tránh chồng chéo giữa các hoạt động. - Tiểu ban cần theo dõi việc thực hiện của các lớp, nắm được những khó khăn phát sinh để cùng GVCN xin hỗ trợ về kinh phí cũng như lực lượng đảm bảo.

- Cần tổ chức, xây dựng các chương trình lồng ghép, các hoạt động chuyên đề mang tính giáo dục toàn diện và tính thẩm mỹ cao.

- Lực lượng cán bộ tiểu ban, cán bộ Đoàn cần có sự kết hợp thường xuyên, chặt chẽ để phát triển toàn diện nhân cách các em học sinh.

- Cần tăng cường kiểm tra công tác chủ nhiệm lớp, công tác Đoàn. Thực hiện nghiêm túc việc giao ban, báo cáo định kỳ với BGH.

3.2.4. Quản lý nội dung và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Nội dung và hình thức tổ chức hoạt động GDNGLL có ý nghĩa rất quan trọng, nội dung và hình thức tổ chức phải đa dạng, hấp dẫn, để phát huy tính tích cực của các đối tượng tham gia. Nội dung, hình thức cần có tính thẩm mỹ và mang tính giáo dục cao.

3.2.4.2. Nội dung và cách thực hiện

Việc đổi mới nội dung và hình thức các chủ đề là yếu tố thu hút các lực lượng tham gia đặc biệt là các em học sinh. Nội dung bao gồm các hoạt động xã hội, hoạt động học tập, hoạt động thể thao văn hóa và hoạt động vui chơi giải trí. Các hoạt động này có thể tổ chức thành một hoạt động lớn quy mô toàn trường như hội diễn văn nghệ, hội khỏe Phù Đổng, hội trại, CLB, sân chơi trí tuệ … tuy nhiên cũng có thể lồng ghép trong một hoạt động chủ đạo nào đó. Ví dụ:

- Giáo dục lý tưởng sống, lý tưởng cách mạng cho học sinh thông qua diễn đàn thanh niên, nói chuyện thời sự. Có thể mời các gương người tốt việc tốt, có thể mời các nhà lãnh đạo đến nói chuyện tập trung, có thể tổ chức cho học sinh thi viết theo chủ đề hoặc tổ chức để các em bày tỏ suy nghĩ của mình thế nào là người có lý tưởng sống tốt và làm thế nào để trở thành con người sống có lý tưởng…

- Giáo dục tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc qua các ca khúc cách mạng, qua các làn điệu dân ca, qua việc biểu diễn các trang phục truyền thống… Có thể thực hiện hội diễn văn nghệ với những chủ đề trên hoặc tổ chức diễn đàn thể hiện quan điểm, hành động thể hiện tình yêu quê hương đất nước của bản thân mình qua các hoạt động cụ thể.

- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường qua việc thực hiện thi đua giữ gìn vệ sinh môi trường trong nhà trường, chăm sóc cây xanh, trình diễn thời trang với chủ đề này… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giáo dục tình yêu quê hương đất nước thông qua các cuộc thi tìm hiểu: “Nghĩa tình biên giới hải đảo” tìm hiểu về vị trí chiến lược của biển, đảo Việt Nam…

- Giáo dục tính kỷ luật, tinh thần tương trợ, đoàn kết, tính năng động sáng tạo qua các hoạt động tham quan, hội trại…

- Củng cố, mở rộng kiến thức qua các sân chơi trí tuệ, CLB phù hợp với nội dung nhận thức và nội dung kiến thức học tập trong các giờ học văn hóa của các em.

- Giáo dục truyền thống hiếu học, truyền thống “Tôn sư trọng đạo” thông qua việc giao lưu với các thế hệ học trò nhà trường, các thầy cô giáo cũ, qua sáng tác thơ, nhạc, viết về những kỷ niệm khó quên của tuổi học trò.

- Giáo dục lối sống lành mạnh, kỹ năng mềm, kỹ năng xử lý tình huống qua các chủ đề thanh niên với tình bạn, tình yêu bằng các hình thức như tọa đàm với chủ đề “Thì thầm bạn gái”, “Yêu tuổi học trò – nên và không nên”…

- Giáo dục tinh thần tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách, qua các hoạt động từ thiện như quyên góp quần áo, sách vở, đồ dùng học tập cho học sinh vùng lũ lụt, vùng còn khó khăn…

Có rất nhiều các hình thức tổ chức hoạt động GDNGLL để thực hiện, đa dạng hóa nội dung giáo dục. Các nhà quản lý, các lực lượng tổ chức cần đa dạng hóa hình thức, phong phú về nội dung để tăng tính hấp dẫn cho học sinh.

Quản lý về nội dung và hình thức các hoạt động GDNGLL cần linh hoạt, cần lựa chọn phối hợp phù hợp giữa nội dung và hình thức, để có được điều này cần căn cứ vào đặc điểm, tính chất công việc, điều kiện, hoàn cảnh, con người và thời gian cụ thể của các lực lượng tham gia hoạt động.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Trung học phổ thông Hoài Đức B - Thành phố Hà Nội (Trang 81)