Đặc điểm kinh tế xã hội Huyện Hoài Đức

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Trung học phổ thông Hoài Đức B - Thành phố Hà Nội (Trang 44)

Hoài Đức là một huyện ngoại thành nằm ở phía Tây của Thủ đô Hà Nội bao gồm 19 xã và 01 thị trấn. Huyện Hoài Đức có tổng diện tích là 88,3 km2, tương đối hẹp so với các huyện ngoại thành khác của Hà Nội, tuy nhiên đây lại là Huyện có số dân tới 172 nghìn người với mật độ dân số 1952 người/km2

, phía Bắc giáp huyện Đan Phượng, phía Đông, phía Nam giáp huyện Từ Liêm và quận Hà Đông, phía Tây giáp huyện Quốc Oai và huyện Thạch Thất.

Về tình hình kinh tế: Hoài Đức là huyện có đời sống kinh tế tương đối khá và ổn định so với các huyện khác của Thủ đô Hà Nội.

Về nông nghiệp, diện tích trồng lúa hiện nay đang dần bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và do việc xây dựng các tuyến đường giao thông lớn chạy qua địa bàn huyện nên hiệu quả của trồng lúa không cao. Vì vậy, một số địa phương chuyển đổi mục đích từ trồng lúa sang trồng các cây hoa mầu, cây ăn quả có giá trị cao, phục vụ cho nhu cầu trong vùng và nội thành Hà Nội như vùng rau của Song Phương,Tiền Yên, Đông La… vùng trồng cây ăn quả như Vân Canh, Đông Lao, La Tinh… vùng trồng hoa lan, hoa đào ở Đông Lao, La Tinh…

Về công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, đây là vùng tập trung nhiều làng nghề truyền thống so với Hà Tây trước đây và so với Hà Nội ngày nay với các làng nghề như làm đồ gỗ thờ ở Sơn Đồng, chế biến thực phẩm ở La Phù, Dương Liễu, Minh Khai, Cát Quế, sản xuất các sản phẩm dệt may ở La Phù, Đồng Nhân, … Ngoài ra trong chiến lược xây dựng nông thôn mới phát

triển kinh tế - xã hội của huyện, nhiều khu công nghiệp, nhiều trang trại chăn nuôi, trồng rau sạch, trồng hoa đã được UBND huyện tạo điều kiện giúp đỡ hỗ trợ về vốn, mặt bằng, kỹ thuật…điều đó góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Về giao thông, Hoài Đức là huyện có nhiều tuyến giao thông quan trọng đi qua như đường quốc lộ 32, đại lộ Thăng Long, tỉnh lộ 70… tất cả các tuyến đường trong các xã, thị trấn của Huyện đều đã được nhựa hóa và bê tông hóa.

Về tình hình xã hội: Với điều kiện kinh tế tương đối phát triển và ổn định nên đời sống xã hội của nhân dân trong huyện cũng ngày càng được nâng cao. Được sự quan tâm tạo điều kiện của Thành phố, hiện nay tất cả các xã, thị trấn trong toàn Huyện đều đã có nhà văn hóa, trạm y tế, điểm bưu điện văn hóa xã, các công trình sinh hoạt văn hóa xã hội khác phục vụ cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống.

Nhìn chung, tình tình kinh tế - xã hội của Huyện Hoài Đức tương đối phát triển và ổn định, điều này góp phần rất quan trọng trong việc thực hiện chiến lược xây dựng nông thôn mới và có tác động tích cực đến mọi mặt của đời sống xã hội trong đó có giáo dục.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Trung học phổ thông Hoài Đức B - Thành phố Hà Nội (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)