Thời gian tổ chức lễ hội

Một phần của tài liệu Truyền thuyết về một số danh nhân văn hóa thời trung đại trên đất Hải Dương (Trang 82)

2. Lễ hội

2.2.1.Thời gian tổ chức lễ hội

Lế hội đền Chu Văn An là lễ hội mới hình thành ở Chí Linh, Hải Dương cách đây 5 năm. Hàng năm lễ hội đền được tổ chức ngày 25-8 (âm lịch) để kỷ niệm ngày sinh và ngày 26-11 để tưởng nhớ ngày thầy Chu Văn An từ trần.

2.2.2. Không gian lễ hội

Núi Phượng Hoàng - Đền thờ Chu Văn An, thờ người thầy giáo mẫu mực muôn đời - nơi đó một thắng cảnh hùng vĩ, nhưng tĩnh lặng, đẫm chất thơ, văn và tâm đức sáng ngời của một nhân tài. Nơi đó có rừng thông, bạch đàn bạt ngàn xanh thẫm, suối nước trong rì rào, đá núi lô xô, chùa tháp cổ kính, với 72 ngọn ... Đó lại là nơi tĩnh dưỡng tinh thần của danh nhân từ thời Lý - Trần như Côn Sơn, Kiếp Bạc, Thanh Mai, Trần Xá Loan, Lục đầu Giang ... Đây là những di tích gắn liền với cuộc đời các danh nhân: Trần Hưng Đạo, Trần Nguyên Đán, Trần Khánh Dư, Trần Quốc Chẩn, Pháp Loa, Huyền Quang ...

Căn cứ tư liệu lịch sử, văn bia tại di tích và những tư liệu khai thác của địa phương, thì tại Phượng Hoàng, có các di tích: Đền Phượng Hoàng thờ Chu Văn An, chùa Huyền Thiên, Cung Tử Cực, Điện Lưu Quang, phần mộ Chu Văn An, Am Lệ Kỳ, Miết Trì, Giếng son ... Những di tích này đều được xây dựng từ thời Trần. Am Lệ Kỳ thuộc khu vực chùa Kỳ Lân, ở bên kia suối, cách 100m về phía Bắc Đền. Tại di tích còn 5 tấm bia: Trùng tu chùa Lệ Kỳ (Kỳ Lân) thế kỷ XVII; Chu Văn Trinh tiên sinh ẩn cư xứ; ba tấm bia nói về thân thế sự nghiệp Chu Văn An và quá trình trùng tu di tích vào các năm 1837, 1841, 1857. Khu di tích Đền Chu Văn An đã và đang được tôn tạo nhiều hạng mục công trình bằng nguồn kinh từ Ngân sách Nhà nước và của giáo viên, học sinh nhiều tỉnh, thành trong nước công đức: mở con

đường 3 km vào di tích qua suối khe, núi đèo hiểm trở, trùng tu 8 gian Đền lớn, xây dựng nhà bia, tôn tạo lăng mộ Chu Văn An, quy hoạch tổng thể khu di tích để chuẩn bị xây dựng các công trình tiếp theo. Trước ngày khánh thành trùng tu, Đảng bộ và nhân dân xã Thanh Liệt - quê hương của danh nhân đã công đức một pho tượng thầy giáo Chu Văn An. Ngày 12 - 8 năm Đinh Sửu (1997), lễ khánh thành trùng tu bước một đã được tổ chức trọng thể tại khu di tích.

Đền thờ Chu Văn An được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia. Với khối kiến trúc đồ sộ, nguy nga được trùng tu năm 2005 bao gồm: Điện Lưu Quang, nhà bia, tả hữu hành lang, giếng ngọc, khu lăng mộ… là những điểm lễ bái, tâm linh đầy ý nghĩa trong chuyến hành hương về nguồn.

Khu lăng mộ nằm ẩn sâu trong khe núi Phượng Hoàng, cách đền thờ chừng 600m. Tương truyền, khi thầy Chu Văn An mất (1370) các học trò đã mang thầy lên táng tại đỉnh núi Phượng Hoàng và dựng nhà bên mộ tế lễ cả năm để tỏ lòng thương tiếc.

Một phần của tài liệu Truyền thuyết về một số danh nhân văn hóa thời trung đại trên đất Hải Dương (Trang 82)