Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ

Một phần của tài liệu Quan niệm về vũ trụ và nhân sinh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ (Trang 55)

phản ánh quan niệm về đạo làm người

Dân tộc Việt Nam đã trải qua mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước. Thời gian thay đổi, các vấn đề của thời đại cũng có nhiều đổi thay. Tuy nhiên, dù ở bất cứ thời đại nào, những vấn đề về con người cũng luôn được quan tâm đặc biệt trong đó có đạo làm người. Đây là một vấn đề được rất nhiều học thuyết quan tâm và bàn đến.

Để có thể trở thành một con người chân chính, được xã hội công nhận thì mỗi người phải hoàn thành rất nhiều trách nhiệm và nghĩa vụ đối với bản thân, gia đình và xã hội. Trong các định hướng cơ bản về bổn phận làm người thì "Nhân" đối với người phương Đông được xem là điều quan trọng đầu tiên. Và để làm tốt điều "Nhân" thì trước tiên làm người phải biết đến đạo Hiếu.

Trước khi Nho giáo vào Việt Nam, người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ vốn đã có truyền thống hiếu đạo. Sau khi Nho giáo du nhập vào Việt Nam, vấn đề này càng được chú trọng hơn nữa. Do ảnh hưởng không nhỏ của Nho giáo khi du nhập vào xã hội Việt Nam, người Việt đã lấy gia đình, dòng họ là đơn vị cơ sở của xã hội. Trong gia đình, dòng họ con cháu phải có hiếu với bề trên. Hiếu được xem là điều kiện đầu tiên phải có của con người. Trước đây hay hiện nay, người Việt Nam đều đề cao chữ Hiếu. Hiếu được xem là một chuẩn mực đạo đức xã hội không thể thiếu.

Với người Việt, hiếu kính với cha mẹ là giá trị tinh thần cơ bản, là nội dung đạo đức trong gia đình, sau đó mở rộng ra là xã hội. Hiếu kính với cha mẹ

không những chỉ là sự thể hiện tình cảm, lòng biết ơn của con cháu với ông bà, cha mẹ mà còn là trách nhiệm, nghĩa vụ của phận con cháu.

Trong gia đình, hiếu kính với cha mẹ được thể hiện trong cách cư xử với người đang sống. Phận làm con phải luôn có hiếu với cha mẹ bởi:

“ Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”. ( Ca dao )

Câu ca dao trên đã diễn đạt rất sâu sắc công ơn của cha mẹ đối với con cái, đồng thời cũng chỉ ra bổn phận của đạo làm con đối với cha mẹ. Tình cha mạnh mẽ, vững chắc như núi Thái Sơn, tình mẹ thật ngọt ngào, vô tận, bao la và trong sáng như nước trong nguồn. Ân nghĩa đó to lớn, sâu nặng biết bao. Chính vì vậy mà dân gian đã mượn những hiện tượng to lớn bất diệt của tự nhiên để có thể so sánh với ơn nghĩa mẹ cha. Xuất phát từ công lao đó, ông cha ta khuyên mỗi người chúng ta phải làm tròn chữ hiếu để bù đắp lại công ơn trời biển của cha mẹ. Trong tâm thức của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ, lòng hiếu thảo là giá trị đạo đức quý báu và việc thờ cúng tổ tiên là một trong những việc làm để đền đáp công ơn của cha mẹ. Và hơn thế nữa, thờ cúng tổ tiên còn là cái gốc của mỗi người như quan niệm vẫn lưu truyền trong dân gian rằng dù có tu hành ở đâu đi chăng nữa thì thờ cha mẹ tại gia vẫn được xem là “chân tu”.

Đạo hiếu không những tồn tại trong quan niệm của nhân dân mà còn được đưa vào trong luật pháp. Bộ luật triều Lê sơ đã quy định rất rõ về nghĩa vụ mà con cháu phải thực hiện đối với ông bà, cha mẹ đó là:

“Đạo làm con phải biết hiếu kính cha mẹ, khi tuổi già phải sớm khuya phụng dưỡng, không được để thiếu thốn, cũng là không được để các con làm

việc quá khó nhọc mới cấp cho ăn uống. Các việc tế tự và tang tang thì phải căn cứ vào Lễ ký; như thế mới hết đạo làm con.” [ 15;147].

Ngoài ra, Pháp luật hình sự thời kỳ nhà Lê còn nghiêm cấm con cái được tố cáo ông bà, cha mẹ. Điều này biểu hiện việc tôn thờ đạo Hiếu lên trên tất cả. Ngay từ thủa bé, người Việt đã được giáo dục phải biết ứng xử theo nguyên tắc hiếu - kính, con cái trong gia đình phải kính trọng, hiếu thuận với ông bà, cha mẹ, biết “kính trên nhường dưới”.

Điều 504 trong bộ luật Lê Sơ qui định: “Con cháu tố cáo ông bà, cha mẹ, nô tỳ tố cáo chủ có tội lỗi gì đều xử tội lưu đi châu xa, vợ tố cáo chồng cũng bị tội trên. Tố cáo ông bà ngoại, cha mẹ và ông bà cha mẹ về bậc tôn trưởng và hàng cơ thân của chồng, cùng là nô tỳ tố cáo người bậc cơ thân của chủ, dẫu việc có thật cũng phải tội biếm hay tội đồ.”; Điều 485: "Ông bà cha mẹ bị người ta đánh, con cháu đánh lại mà không bị què gẫy, bị thương thì không phải tội”[67;40]. Đây là đặc điểm rất đặc sắc của Quốc Triều Hình Luật, thể hiện rõ việc coi trọng đạo đức, đạo đức được xem là cái gốc để điều chỉnh hành vi của con người.

Không những con cháu phải có trách nhiệm với cha mẹ, ông bà mà cha mẹ cũng phải có trách nhiệm với con cái. Theo như luật triều Lê sơ quy định thì:

“Làm cha mẹ phải biết sửa mình để ngay thẳng gia đình, lấy nghĩa lý dạy con trai, lấy nữ công, nữ tắc dạy con gái.

Nếu cha mẹ không biết dạy dỗ con cái, (và) con trai, con gái không chịu nghe lời dạy bảo thì cho phép các viên phường xã, thôn trưởng được tố giác với các nha môn. Nếu lỗi nhỏ thì trừng phạt bằng roi vọt, nếu lỗi lớn thì chiếu phép trị tội”[15;148].

Như vậy, không những con cái phải có trách nhiệm, nghĩa vụ với ông bà, cha mẹ mà ngược lại thì ông bà cha mẹ cũng phải có trách nhiệm nuôi dạy con cái.

Qua đó có thể thấy quan niệm về đạo hiếu đã thấm sâu vào trong lòng xã hội của người Việt. Không chỉ tồn tại dưới dạng lý luận về đạo đức, mà tư tưởng trọng hiếu, nhân tố cơ bản của đạo làm người đã được nhà nước phong kiến đưa vào luật pháp. Trải qua biết bao thay đổi của thời gian, cho đến ngày nay, luật Hồng Đức đã không còn được dùng trong xã hội ta nữa, tuy nhiên những điều luật của luật Hồng Đức như trên đã có tác dụng to lớn trong việc củng cố đạo đức, lễ nghĩa làm người của dân tộc ta. Và tinh thần trọng đạo hiếu ấy vẫn luôn toả sáng cho đến ngày nay.

Kính hiếu với cha mẹ được thể hiện dưới nhiều phương diện khác nhau. Không chỉ có trách nhiệm với cha mẹ, ông bà lúc cha mẹ, ông bà còn sống để ông bà, cha mẹ vui lòng mà sau khi họ mất đi, con cháu đặc biệt phải coi trọng việc thờ phụng bề trên. Khi nghiên cứu về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở nước ta, một học giả nước ngoài đã nhận xét: "Các thành viên trong gia đình kính dâng các đồ cúng lễ là tuyệt đối cần thiết để cho linh hồn tổ tiên có được sự yên nghỉ thanh thản ở thế giới bên kia" [85;100]. Lời nhận xét này đã cho thấy không chỉ chu đáo với bố mẹ, ông bà khi còn sống mà sau họ mất, người Việt vẫn tiếp tục lo cho cuộc sống ở “thế giới bên kia” của ông bà, cha mẹ.

Người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ vẫn thường quan niệm“ nghĩa tử là nghĩa tận”, vì thế khi làng, xóm nhà nào có việc còn hiếu mọi người dù bận rộn cũng luôn thu xếp thời gian để đến chia sẻ.

Trong ngày giỗ của tổ tiên, ngoài con cháu, gia chủ còn mời cả bạn bè, hàng xóm đến dự. Ngày giỗ chính là ngày mất của tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Thời trước, "Lễ giỗ" gọi là "Lễ chính kỵ"; chiều hôm trước “lễ chính kỵ”, con cháu sắm một ít lễ vật, dâng lên mời gia tiên nếm trước. Ngày xưa, những nhà kinh tế khá giả mời bà con làng xóm ăn giỗ cả hai ngày, ngày hôm trước ngày giỗ và ngày giỗ. Về sau người ta giản lược đi, chỉ mời khách đến ăn một lần nhưng hương hoa, trầu rượu vẫn cúng cả hai lễ. Theo phong tục cổ truyền phổ

biến trong cả nước thì trước ngày chết, người Việt cúng gia tiên vào buổi chiều, vào ngày giỗ phải cúng buổi sáng.

Trong ngày giỗ tổ tiên, gác lại những bận rộn hàng ngày, con cháu người Việt làm mâm cơm cúng thật cẩn thận để cúng tổ tiên. Khi cúng lễ tổ tiên, một mặt con người hướng về quá khứ, mặt khác định hướng cho hiện tại phải sống tốt để không phụ lòng trông mong của tổ tiên và đạo lý này sẽ được người Việt tiếp tục truyền lại cho thế hệ tương lai. Đường dây liên hệ giữa con cháu với tổ tiên và đường dây đạo lý làm người sẽ luôn được nối tiếp, phát triển từ đời này sang đời khác. Trong ngày này, người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ thường hay ôn lại kỉ niệm về người đã mất và cầu mong những gì tốt đẹp sẽ đến với tổ tiên và các thế hệ con cháu. Tình cảm con cháu, họ hàng và láng giềng nhờ đó lại thêm phần gắn bó qua các dịp như vậy.

Người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ vốn coi trọng đời sống tâm linh, cho nên rất coi trọng ngày giỗ. Điều này khác nhiều với quan niệm của người phương Tây, coi trọng ngày sinh. Dưới thời phong kiến, ruộng đất để hương hoả phải đặc biệt được con cháu giữ gìn, không được tuỳ tiện bán đi. Luật phong kiến cấm con cháu được phép bán ruộng hương hoả. Hương hỏa có thể giải nghĩa là:

Hương: Là chỉ mùi thơm, cây nhang.

Hỏa: Là chỉ các vật mang lửa như chỉ cây đèn, nến.

Hương hỏa kết hợp là nhang đèn, ý chỉ sự thờ cúng. Đây là phần gia tài mà ông bà, cha mẹ dành riêng cho con cháu để lo việc cúng lễ người chết, ông bà, tổ tiên.

Hương hỏa ở nước ta chủ yếu là ruộng, gọi là ruộng hương hỏa. Ruộng này là ruộng chung của các anh em trong nhà, giao cho một người cày cấy, lấy sản phẩm từ ruộng này để cúng tế, hương khói và truyền đời này sang đời khác mà không được bán đi, và không thuộc về riêng ai trong thế hệ con cháu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đến khi nào cánh của nhà con trưởng không còn người nối dõi tông đường hoặc họ đi biệt xứ xa quê không hẹn ngày về, thì mới đến người đích tôn thừa trọng của cánh hai lên thay để tiếp tục chăm lo ruộng hương hỏa và lo việc giỗ tổ tiên, cũng như hương khói vào các dịp lễ tết. Và khi nào toàn bộ con cháu trong họ đều phiêu cư bạt quán, tha hương thì người cuối cùng đang hưởng hương hoả nếu có khó khăn thì mới có thể làm đơn gửi lên chính quyền để xin bán.

Điều đặc biệt là, ruộng hương hỏa không truyền lại cho con gái, dù là nhà con trưởng đi nữa. Chỉ có nam giới mới được đứng ra đảm nhận trách nhiệm gìn giữ ruộng hương hỏa. Ngày nay, dù trong luật pháp của Việt Nam không còn quy định về ruộng hương hoả, nhưng bản thân các gia đình người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ đều tự ý thức về việc giữ gìn nơi thờ tự tổ tiên, không ai muốn bán đi mảnh đất mà ông bà, cha mẹ để lại. Chúng ta thấy rằng, dù ở bất kỳ xã hội nào, cổ đại, phong kiến hay hiện đại, dù xu hướng chính trị theo những thể chế khác nhau, tình cảm gia đình vẫn luôn thiêng liêng và không gì có thể thay thế được

Trong tâm thức của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ thì hiếu đạo, trở thành một giá trị nhân văn kết nối những người sống với người đã mất và chính giá trị này làm cho người ta luôn cảm thấy là tổ tiên vẫn hiện diện xung quanh mình, vẫn có sự ảnh hưởng không nhỏ lên cuộc sống của con cháu.

Có thể thấy, dân tộc ta với truyền thống trọng gia đình, trọng tình trọng nghĩa, đã rất tin tưởng vào sự tồn tại của các đấng sinh thành sau khi họ mất. Trong các giá trị văn hoá truyền thống của người Việt thì đạo đức cá nhân và đạo đức gia đình luôn được coi là nền tảng cho đạo đức quốc gia, dân tộc. Trải qua suốt chiều dài lịch sử, dân tộc ta đã nỗ lực xây dựng một nền tảng đạo lý gia đình vững chắc, mọi người đều biết yêu thương gia đình, từ đó nâng tầm lên yêu dân tộc và tổ quốc. Nền tảng này được duy trì thông qua các

thủ tục, nghi thức truyền thống.

Các thủ tục, nghi lễ này sẽ được các thế hệ con cháu noi theo từ đời này sang đời khác để làm tròn chữ hiếu. Từ đó có thể nhận thấy, việc thờ cúng tổ tiên trên nền tảng là đạo Hiếu đã trở thành tín ngưỡng đặc thù của người Việt. Đó cũng chính là đạo làm người cần có đối với mỗi người dân Việt Nam cũng như của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ.

Như vậy, đạo hiếu là một biểu hiện chủ đạo của đạo làm người và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong nguyên tắc sống của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ. Phụng dưỡng ông bà, cha mẹ trong lúc sống, thờ phụng ông bà, cha mẹ, tổ tiên sau khi mất không những là tín ngưỡng mà còn là lẽ sống của người Việt, được hình thành và bồi đắp qua biết bao thế hệ khác nhau và cho đến ngày nay vẫn đồng hành cùng dân tộc ta theo chiều dài của lịch sử.

2.2.2. Mối quan hệ giữa con người với con người qua tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ

Từ thời nguyên thuỷ, người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ đã có ý thức về nguồn gốc của mình. Tuy nhiên do trình độ nhận thức còn thô sơ, điều này còn mang nhiều yếu tố thần thoại. Bước sang xã hội có giai cấp, nhận thức của con người về cội nguồn của mình đã mang tính thực tế hơn. Người Việt luôn tâm niệm:

“Con người có tổ có tông

Như cây có cội, như sông có nguồn” ( Ca dao )

Đó cũng chính là lời răn dạy của cha ông đối với mỗi chúng ta, dù ở địa vị nào giàu sang phú quý hay nghèo khổ, sống ở bất kỳ nơi đâu, bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không nên quên cội nguồn của mình, phải biết nhớ đến nguồn cội đã mang đến sự sống cho mình.

luôn tồn tại mật thiết. Việc thờ cúng tổ tiên đã xác lập mối quan hệ giữa con

cháu với tổ tiên, giữa những người đang sống với nhau. Đó là sự thể hiện quan niệm nhân sinh của con người Việt Nam về sự chết cũng như sự sống.

Trước đây luật pháp thời phong kiến đã từng quy định, con cháu phải có nghĩa vụ thờ phụng tổ tiên qua năm đời.

Trải qua nhiều triều đại, nhiều thế kỷ, con cháu không những thờ 5 đời mà còn thờ nhiều đời trở về trước.

Tại Hoàng cung, các triều đại phong kiến đều lập Thái miếu, Thế miếu, lăng mộ để thờ tự các đấng sinh thành. Trong nhân dân, các họ cũng có những từ đường để thờ tổ họ.

Từ đường của các nhà thờ họ thờ cúng từ bậc Cao Tổ đến bậc cao nhất là Thủy tổ với những bài vị vẫn còn được nhiều con cháu người Việt cố gắng gìn giữ và truyền đến ngày nay.

Năm đời của người Việt có thể hiểu như sau:

Đời Xƣng hô từ ngữ Hán Việt Xƣng hô từ thuần Việt

Đời thứ 1 Chính là gia chủ Mình

Đời thứ 2 Được gọi là phụ mẫu Cha mẹ Đời thứ 3 Là Tổ khảo tỷ hay nội tổ Ông bà nội Đời thứ 4 Là Tằng tổ khảo tỷ Ông bà Cố Đời thứ 5 Là đời cao nhất trong năm đời,

được gọi là Cao tổ

Ông bà Tổ

Dân gian vẫn thường quan niệm đời người sống được lâu nhất là trăm năm. Gia đình nào có càng nhiều thế hệ chung sống thì càng nhiều phúc.

Một phần của tài liệu Quan niệm về vũ trụ và nhân sinh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ (Trang 55)