Khái niệm tổ tiên và thờ cúng tổ tiên

Một phần của tài liệu Quan niệm về vũ trụ và nhân sinh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ (Trang 25)

Để hiểu được nguồn gốc của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, trước hết, chúng ta cần làm rõ nội hàm của khái niệm “tổ tiên” và “thờ cúng tổ tiên”.

Tổ tiên là khái niệm để chỉ những người có cùng huyết thống, ở ngôi

sinh thành, nuôi dưỡng, có ảnh hưởng lớn đến đời sống của các thế hệ con cháu. Những người này, tuy đã mất song linh hồn vẫn tồn tại.

Trong luận văn này, tác giả tiếp cận khái niệm tổ tiên trong trục huyết thống, bằng quan hệ thân tộc: tổ nhà, tổ họ. Mở rộng ra là tổ nước. Trong lịch sử dân tộc ta, bắt đầu từ năm 1470, vua Lê Thánh Tông đã cho lập ngọc phả Hùng Vương, phong ngài là vị thánh ngàn đời của cổ Việt. Tiếp đó, đến tác phẩm Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên đã đưa chuyện quốc tổ Hùng Vương vào trong chính sử. Trong luận văn này, tác giả không đồng nhất thờ tổ tiên với nhân thần nói chung. Không xem xét khái niệm tổ tiên dưới góc độ tổ làng như một số quan niệm cho rằng Thành hoàng làng là tổ tiên của làng. Vì trên thực tế, chúng ta thấy rằng có những trường hợp Thành hoàng làng là tổ tiên của một dòng họ lớn, nhưng cũng có nhiều thành hoàng làng là tổ làng khi có công khai hoang lập ấp, tổ nghề, người mất vào giờ thiêng… mà không phải là người sinh thành ra dòng họ trong làng.

Thờ cúng tổ tiên là một hoạt động có ý thức của con người, là tổng thể

phức hợp những yếu tố như: ý thức nhớ về tổ tiên, xây dựng biểu tượng về tổ tiên trên ban thờ và lễ nghi thờ cúng tổ tiên.

Thờ là yếu tố thuộc ý thức về tổ tiên, đồng thời cũng bày tỏ tình cảm của con cháu luôn hướng về cội nguồn. Thờ tổ tiên là sự thể hiện lòng thành kính, biết ơn tổ tiên. Đồng thời cũng là cách con cháu bày tỏ niềm tin tưởng, hy vọng vào việc được tổ tiên che trở, phù hộ. Như vậy, việc Thờ thể hiện ý thức và tâm lí của chủ thể thực hiện điều này.

Cúng là yếu tố mang tính lễ nghi, là sự thực hành một loạt thao tác của chủ thể khi tiến hành việc thờ cúng để có thể đạt được mục đích của mình. Đó là hoạt động dưới dạng hành lễ được quy định khá chặt chẽ bởi các quan niệm, phong tục, tập quán của các vùng miền, địa phương khác nhau.

với nhau và tạo nên chỉnh thể riêng biệt - đó là sự thờ phụng tổ tiên. Sự “thờ”, “tôn thờ” là nội dung, còn hoạt động “cúng” là hình thức để qua đó biểu đạt của nội dung “thờ” .Ý thức tôn thờ, thành kính, biết ơn, tưởng nhớ, hy vọng sự trợ giúp của tổ tiên là nội dung cốt lõi, là nhân tố chủ yếu khiến sự thờ phụng tổ tiên thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Và ý thức này đã thể hiện niềm tin của con người vào sự hiện diện của ông, bà, cha, mẹ… sau khi mất. Nếu không có “thờ” mà chỉ có “cúng” thì sự thờ phụng tổ tiên không có nội dung, mà nó chỉ mang tính hình thức, khi không có yếu tố tâm lí thì cũng không hình thành nên tín ngưỡng. Hành động “cúng” tuy chỉ là hình thức biểu đạt, song nó cũng đóng vai trò lớn trong việc hình thành nên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Nó đã tạo dựng nên không khí linh thiêng, huyền bí, mờ ảo và tạo nên sức hấp dẫn của một tín ngưỡng. Nó chính là sợi dây liên kết, tạo nên mối liên kết giữa con người với tổ tiên, giúp con người thoả mãn niềm tin vào những hành động của mình.

Một phần của tài liệu Quan niệm về vũ trụ và nhân sinh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)