Nguồn gốc của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên:

Một phần của tài liệu Quan niệm về vũ trụ và nhân sinh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ (Trang 27)

Khi nói đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, cần phải hiểu được nguồn gốc ra đời của tín ngưỡng này.

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một bộ phận của ý thức xã hội, nảy sinh trên cơ sở kinh tế - xã hội do đó chịu sự quy định của tồn tại xã hội và nó cũng có tính độc lập tương đối với ý thức xã hội.

Trước hết, chúng ta sẽ nói đến nguồn gốc nhận thức của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Nhận thức không phải bỗng nhiên được hình thành mà đó là một quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào đầu óc của con người và được con người cải biến ở trong đó.

nhiều hạn chế, nên người Việt cũng như nhiều tộc người khác trên thế giới đã không lý giải được những hiện tượng tự nhiên khó hiểu, những thiên tai do đâu mà có. Vì thế nên họ đã tin rằng có thế lực thần bí chi phối những điều đó.

Chính vì những suy nghĩ ngây thơ, mộc mạc này mà giới tự nhiên đã được con người gắn cho những sức mạnh siêu trần thế.

Đồng thời vì không giải nghĩa được những giấc mơ và câu hỏi sau khi chết đi con người sẽ thế nào nên họ tin rằng, sau khi con người mất đi, linh hồn vẫn tồn tại ở một thế giới khác. Và linh hồn có thể có những tác động đến thế giới của người đang sống. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: “Người tiền sử mơ thấy những người mới chết nên họ đã đi đến chỗ tin rằng người chết không phải đã thực sự ra đi mà vẫn tiếp tục sống dưới một hình thức khác hay một hành tinh khác. Theo Spencer, hiện tượng này đã dẫn đến tục thờ cúng tổ tiên” [48;55] .

Từ việc tin vào sự tồn tại của tổ tiên sau khi mất, ý niệm về linh hồn trở thành một trong những yếu tố cơ bản nằm trong các phức hợp yếu tố về tổ tiên và là một đặc trưng của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Ý niệm về sự tồn tại của linh hồn được thể hiện rõ qua lễ nghi mai táng người chết. Chúng ta có thể thấy rằng: “Ý niệm về linh hồn người chết thể hiện qua lễ nghi mai táng của người Homosapia - một trong những yếu tố cơ bản nằm trong những phức hợp, những biểu tượng về tự nhiên, là một đặc trưng của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Người chết được chôn ở tư thế như cái thai trong dạ con, nằm nghiêng, tay, chân khép vào thân, đầu được dấu dưới một hòn đá, xác chết được bôi thổ hoàng, xung quanh có các dụng cụ sinh hoạt và đồ trang sức... Ở đây, niềm tin vào sự tồn tại của linh hồn ở thế giới bên kia đã giúp ta lý giải được nguồn gốc của biểu tượng về linh hồn tổ tiên” [59;44].

Một yếu tố tư tưởng khác có ảnh hưởng tới sự phát triển các biểu tượng về tổ tiên là việc tôn thờ tổ tiên tôtem giáo của con người thời xưa. Tổ tiên

tôtem giáo là hình ảnh về vị thần che chở cho gia đình, thị tộc bắt nguồn từ thời nguyên thủy. Đây cũng là nguồn gốc nhận thức của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Từ buổi bình minh của lịch sử, các tộc người đã chọn cho mình một loài vật nào đó để làm vật tổ tôn thờ. Tín ngưỡng thờ tổ tiên tô tem hay còn gọi là vật tổ giáo: “Có vẻ dựa trên cảm giác giống nhau mà con người cảm thấy đối với những tạo vật khác, hay với những vật khác trong thiên nhiên.Với tính cách đó, nó là một sự khuếch trương và phát biểu của thuyết vạn vật hữu linh. Thông thường, nó dính líu đến một hình thức nhận dạng nào đó dựa trên một bộ lạc hay thị tộc với một con vật”[48;48].

Theo Tôkarep, việc tôn thờ vật tổ có thể xuất hiện ở thời kì mẫu hệ và việc thờ cúng tổ tiên trong thời kì này chỉ mang tính manh nha, khởi thủy cho sự phát triển của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên về sau.

Ở Việt Nam ta, người Việt cổ đại đã chọn chim Lạc để làm tô tem của mình. Tô tem này từ thời trước Hùng Vương có thể đã có nhưng chưa hoàn chỉnh, đến thời Hùng Vương và nhất là giai đoạn cuối thì đã rất thịnh hành. Tô tem chim Lạc được thể hiện trong các hình ảnh trang trí, nhất là trên trống đồng thời Hùng Vương thì hình ảnh con chim Lạc và người hóa trang lông chim rất phổ biến. Người Việt đã tôn chim Lạc là nguồn gốc thủy tổ của mình. Ngoài ra, tô tem thờ Rồng cũng được người Việt đề cao. Vì người Việt bên cạnh việc tôn chim Lạc là mẹ thì cũng đã tôn Rồng là cha. Truyền thuyết về Lạc Long Quân (cha Rồng) và Âu Cơ (mẹ chim) phản ánh rõ nét những điều này. Từ sự kết hợp giữa Lạc Long Quân và Âu cơ, cả một tộc người đã được hình thành và không ngừng phát triển, hình thành nên nhà nước Văn Lang – Âu Lạc.

Về nguồn gốc kinh tế - xã hội của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, có thể thấy, khi xã hội trải qua thờ kì mẫu hệ và bước sang thời kì phụ hệ, người đàn ông đã khẳng định vai trò to lớn trong việc lo cho đời sống kinh tế của gia

đình. Họ là những người vừa có quyền lực thế tục, vữa có uy tín, do có vai trò to lớn trong gia đình và xã hội nên họ được quyền nắm giữ việc thờ cúng các vị thần linh, trong đó có tổ tiên đã chết. Vợ và con cái họ tuyệt đối phục tùng và tôn trọng cái uy quyền đã được xác lập ấy, cả xã hội đều thừa nhận những quyền này. Đối tượng thờ cúng thời kỳ này được chuyển từ tổ tiên tôtem hay vật tổ sang tổ tiên thật, cùng huyết thống và ở ngôi cao hơn nhưng đã chết.

Ở những nước có nền kinh tế tiểu nông tự cung tự cấp như Việt Nam, từ ngàn đời nay con người luôn gắn bó chặt chẽ với gia đình và làng xã, vì thế đây là mảnh đất thuận lợi cho việc củng cố và phát triển ý thức thân tộc, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và phát triển tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Sau khi xã hội bước vào thời kì phân hoá giai cấp, cùng với lực lượng tự nhiên như thiên tai, bão lũ, là lực lượng mang tính xã hội, như sự áp bức, bóc lột giai cấp, tư hữu tư liệu sản xuất, bất bình đẳng xã hội... luôn hiện diện trong cuộc sống hàng ngày của con người. Bế tắc trong cuộc sống hiện thực, không thể đấu tranh với các thế lực ấy, con người tìm sự giải thoát trong cuộc sống tinh thần.Và họ đã thờ cúng tổ tiên để nhằm hy vọng tổ tiên sẽ che trở, ban ơn cho những điều tốt đẹp mà tự họ không thể xây dựng được.

Như vậy, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã ra đời và phát triển dựa trên những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, khi nào những điều kiện này còn tồn tại thì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vẫn tồn tại.

Cùng với đó, vấn đề tâm lí là một trong những nguồn gốc hình thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Tâm lí cũng là một trong những bộ phận của ý thức xã hội, góp phần hình thành nên tình cảm tôn giáo.

Do sự bất lực trước các hiện tượng tự nhiên và xã hội, con người đã thờ cúng tổ tiên với hy vọng được tổ tiên che trở và phù hộ cho cuộc sống của mình. Từ đó niềm tin vào sự hiện tồn của tổ tiên góp phần cân bằng trạng thái tâm lý, giúp con người được an ủi trước cuộc sống đầy rủi ro, bất hạnh. Từ

ngàn xưa cho đến nay, cái chết luôn là nỗi sợ hãi của con người. Dù là người dân thường hay bậc vua chúa, quan chức cũng không thể tránh khỏi cái chết. Với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tâm lí sợ hãi trước cái chết của con người cũng được giải trừ nhiều. Bằng nghi lễ thờ cúng tổ tiên, con người thể hiện một cách suy nghĩ về cái chết và cuộc sống sau khi chết, giải toả được nỗi kinh sợ khi phải đối mặt với nó. Vì như vậy, khi tin vào sự tồn tại của linh hồn tổ tiên sau khi chết, con người được củng cố niềm tin rằng cái chết không phải là sự chấm dứt tất cả mà đó có thể là sự khởi đầu ở một thế giới mới.

Mặt khác, con người còn có tâm lí sợ bị tổ tiên trách tội khi không thờ phụng tổ tiên, vì vậy việc thờ phụng tổ tiên là một hành động tất yếu. Do chịu ảnh hưởng của chế độ phụ quyền, con cháu luôn có cảm giác kính sợ, quy thuận các bậc trưởng bối. Do ảnh hưởng của các bậc trưởng bối là rất lớn nên ngay cả khi họ mất đi, tâm lí này ở con cháu vẫn còn được giữ nguyên. Hình ảnh tổ tiên đã được thiêng liêng hóa giống như các vị thần, có thể ban phúc hay giáng họa đến con cháu. Vì vậy, con người đã lấy lòng tổ tiên bằng cách cố gắng thờ phụng tổ tiên chu đáo, dâng lên tổ tiên những lễ vật tốt đẹp nhất mà họ có. Họ hy vọng rằng, lòng thành của mình có thể làm tổ tiên cảm động và từ đó sẽ phù trợ cho con cháu.

Bên cạnh đó, khi thờ phụng tổ tiên, con cháu còn gửi vào đó tình cảm nhớ thương, tôn kính công ơn của những người đã khuất. Vì tình cảm gia đình sâu nặng, sau khi ông bà, cha mẹ… mất đi, con cháu vẫn không nguôi nhớ thương, vì vậy, để bộc lộ tình cảm của mình, người ta đã thờ phụng tổ tiên để báo hiếu. Do đó, việc thờ cúng tổ tiên đã giúp cho tâm lí của con người được nhẹ nhàng và thanh thản hơn.

Trên đây là những nguồn gốc của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trên thế giới trong đó có Việt Nam. Bên cạnh những điểm chung trong nguồn gốc hình thành, mỗi tộc người lại có cơ sở hình thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên mang

nét riêng, phản ánh đặc thù của dân tộc mình.

Một phần của tài liệu Quan niệm về vũ trụ và nhân sinh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)