Cơ sở hình thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng

Một phần của tài liệu Quan niệm về vũ trụ và nhân sinh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ (Trang 32)

đồng bằng Bắc Bộ

Trước hết, để hiểu hơn về cơ sở hình thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ, chúng ta sẽ khái quát một vài nét về người Việt.

Người Việt hay còn gọi là người Kinh là một dân tộc hình thành tại khu vực địa lý mà ngày nay là miền bắc Việt Nam và miền nam Trung Quốc. Đây là dân tộc chính, chiếm khoảng hơn 85% dân số Việt Nam và được gọi chính thức là dân tộc Kinh để phân biệt với những dân tộc thiểu số tại Việt Nam như Thái, Mường, Ê Đê, Tày, Nùng, Dao... Ngôn ngữ chính mà người Việt sử dụng là tiếng Việt theo nhóm ngôn ngữ Việt-Mường. Người Kinh phân bố trên địa bàn rộng lớn, đó là trên khắp toàn thể nước Việt Nam và một số nước khác nhưng tập trung đông nhất vẫn là các vùng đồng bằng và thành thị trong nước. Ở miền núi cũng có nhưng chỉ mang tính rải rác.

Về hoạt động sản xuất, nông nghiệp lúa nước là một trong những đặc thù của hoạt động sản xuất nơi đây. Nó được hình thành từ rất sớm trong lịch sử dân tộc ta. Trải qua bao đời cày cấy, ông cha ta đã tổng kết nên nhiều kinh nghiệm làm nông rất sâu sắc. Hệ thống đê điều từ xa xưa vẫn còn tồn tại đến ngày nay phản ánh nỗ lực cải tạo và khắc phục tự nhiên để sống và sản xuất nông nghiệp của ông cha ta. Các hoạt động nông nghiệp như chăn nuôi, gia súc, gia cầm, thủy sản... cũng rất phát triển. Ðặc biệt con trâu trở thành "đầu cơ nghiệp" của nhà nông.

Người Việt nổi tiếng "có hoa tay" về nghề thủ công nghiệp, phát triển trăm nghề. Không ít làng thủ công đã tách khỏi nông nghiệp. Các làng nghề như làng: Gốm, vải, lụa, gỗ … đã được hình thành và tồn tại cho đến ngày nay. Chợ làng, chợ phiên, chợ huyện... rất sầm uất.

Hiện nay, xã hội của người Việt đã có nhiều đổi mới, các đô thị và các khu công nghiệp đang ngày càng phát triển để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy vậy nhưng nhiều nếp cũ trong sinh hoạt văn hóa tinh thần của người Việt vẫn được bảo tồn.

Trong quan hệ xã hội, trước đây đại bộ phận người Việt sinh sống thành từng làng, dăm ba làng họp lại thành một xã.

Nhiều xã cũng chỉ bao gồm một làng lớn và một số xóm độc lập mới tách ra từ làng lớn. Trong làng thường có nhiều xóm, có xóm lớn tương đương với thôn và thôn Bắc Bộ gần tương tự như một ấp của Nam bộ. Môi trường này đã tạo cho con người với con người gắn kết với nhau, tình làng nghĩa xóm được đề cao. Dân gian vẫn có câu “Bán anh em xa, mua láng giềng gần” cũng bởi tính cộng đồng làng xã luôn được nhân dân đề cao.

Trước Cách mạng tháng Tám, mỗi làng của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ có một tổ chức hành chính - tự quản khá chặt chẽ. Những quy định của mỗi làng được quy tụ lại trong hương ước của làng. Tổ chức Phe Giáp làm nơi quy tụ của dân làng để lo toan nhiều công việc của làng xã. Đây là một lực lượng có vai trò khá cao trong các làng. Những làng thủ công còn có tổ chức phường hội của những người cùng nghề nghiệp để cùng giúp đỡ nhau trong việc thức đẩy sản xuất.

Tất cả những gì đã được làng quy định thì mọi người trong làng phải thực hiện theo, không ai được làm trái những điều ấy. Nhiều khi người ta vẫn phải thừa nhận “Phép vua, thua lệ làng”.

Ngày nay, tổ chức xã hội của người Việt đã có nhiều thay đổi, không chỉ có nông thôn mà khu vực thành thị cũng giữ vai trò quan trọng trong xã hội của người Việt. Những hương ước xưa nay đã không còn nữa, nhưng những chuẩn mực đạo lí từ xưa vẫn tồn tại cho đến ngày nay, dù ở khu vực nông thôn hay thành thị.

Về phong tục tập quán và văn hóa của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ: Đặc điểm môi trường sinh thái tác động lớn đến phong tục tập quán và văn hóa của người Việt. Nước ta từ xưa do xuất phát từ nền nông nghiệp lúa nước nên việc sinh hoạt bằng nghề cày cấy và nghề chài lưới là chủ đạo. Vậy nên hai thứ đồ ăn chủ yếu của ta là gạo và cá. Gạo tẻ dùng để nấu cơm là món ăn chính hàng ngày, ngoài ra còn xay thành bột để làm bún, mì và các loại bánh khác. Gạo nếp thì dùng để nấu xôi, đóng oản, làm bánh chưng, bánh nếp…

Một số làng đồng bằng Bắc Bộ có tục thờ lúa và người ta vẫn thường gọi là “mẹ lúa” trong tín ngưỡng phồn thực. Có thể thấy các làng đồng bằng Bắc Bộ đều có một hệ thống các công trình kiến trúc như chùa, đình, miếu… Những nơi này không chỉ mang ý nghĩa tôn giáo mà còn trở thành nơi để dân làng sinh hoạt văn hóa, tinh thần. Hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình đã in đậm trong tâm trí của người Việt.

Cách mặc của người dân Bắc Bộ cũng là một sự lựa chọn, thích ứng với tự nhiên. Thời xưa, màu nâu là màu chủ đạo trong trang phục của người Việt. Ngày nay, kiểu cách cũng như màu sắc trong trang phục của người Việt đã được biến tấu đi nhiều. Tuy nhiên, những kiểu cách trong trang phục truyền thống như áo dài, áo tứ thân vẫn được gìn giữ cho đến tận bây giờ.

Cùng với các di sản văn hóa vật thể, các di sản văn hóa phi vật thể của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ cũng khá đa dạng và phong phú.

Các sản phẩm của văn hóa dân gian như truyện, ca dao, tục ngữ, rất đa dạng và phong phú. Tất cả đều chứa đựng trong đó tâm tư, tình cảm của người Việt. Họ gửi gắm vào đó những ước mơ, nguyện vọng của mình.

Các điệu hát, câu hò, vẫn được truyền lại từ đời này sang đời khác. Đặc biệt, có loại hình hát đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.

cũng phát triển trong cộng đồng người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ.

Bên cạnh nền văn hóa dân gian, văn hóa bác học hay còn gọi là văn hóa cung đình cũng phát triển ở nơi đây. Truyền thống hiếu học của người Việt đã hình thành từ xa xưa và không ngừng được tiếp nối qua các thời kì lịch sử. Nền văn hóa khoa cử cũng dần được hình thành và củng cố ngày một chặt chẽ. Năm 1070, Văn Miếu đã xuất hiện, năm 1076 đã có Quốc Tử Giám, đây được xem là trường đại học đầu tiên của nước ta, một nơi hội tụ nhiều hiền tài. Tinh thần hiếu học, trọng tri thức đã tạo ra đội ngũ trí thức đông đảo ở đồng bằng Bắc Bộ, trong đó nhiều tên tuổi lớn đã xuất hiện và tạo nên niềm tự hào cho người Việt Nam.

Trong vấn đề gia đình, gia đình của người Việt hầu hết đều là những gia đình nhỏ gồm 2 thế hệ sinh sống. Mặc dù ảnh hưởng của chế độ phụ quyền nhưng phụ nữ vẫn giữ vai trò quan trọng trong gia đình người Việt.

Người Việt có rất nhiều dòng họ khác nhau. Mỗi tộc họ, thường có nhà thờ họ riêng, họ lại chia ra làm các chi, cành hay nhánh. Mỗi nhánh lại bao gồm các anh em cùng bố mẹ, ông bà. Quan hệ nội tộc được truyền giữ bền chắc qua nhiều đời. Quan hệ ngoại tộc ít được củng cố hơn quan hệ nội tộc. Mặc dù vậy, nhưng theo truyền thống của người Việt, anh em họ hàng dù là bên nội hay bên ngoại cũng đều yêu thương, đùm bọc nhau, bởi họ quan niệm: “Giọt máu đào hơn ao nước lã”.

Với bản tính khoan dung, hòa đồng người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ đã tiếp nhận nhiều tôn giáo ngoại lai, mặc dù đã có nhiều hình thức của tín ngưỡng bản địa. Trong bức tranh đa sắc màu ấy thì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là gần gũi và phổ biến nhất đối với người Việt. Bàn thờ tổ tiên được người Việt đặt ở nơi trang trọng nhất trong nhà. Mặc dù gia cảnh giàu sang hay bần hàn, thì đến các ngày lễ tết, các dịp quan trọng người ta cũng không thể quên thắp nén hương trên bàn thờ tổ tiên. Chúng ta thấy về cơ bản các

hình thức thờ tổ tiên ở các tộc người giống nhau về nội dung, tuy nhiên về hình thức ở mỗi tộc người lại có sắc thái riêng. Ví dụ, thờ tổ tiên ở người Dao có khi đồng nhất với thủy tổ dân tộc là Bàn Hồ, thờ tổ tiên của người Mường cùng chung với thờ Vua Ba Ví (tức thần núi Ba Vì - Sơn Tinh), còn đối với người Việt, Hùng Vương chính là quốc tổ ngàn đời của dân tộc.

Để nghiên cứu, tìm hiểu những quan niệm về vũ trụ và nhân sinh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ chúng ta không thể không nói đến cơ sở hình thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt nơi đây. Vì đây là những nhân tố góp phần hình thành nên suy

nghĩ, tình cảm của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ.

Về điều kiện địa lí tự nhiên: Điều kiện địa lý tự nhiên chính là môi trường sinh thái xung quanh con người như khí hậu, sông ngòi, đất đai ... Con người sống và tồn tại không thể tách rời với tự nhiên. Môi trường tự nhiên khó khăn hay thuận lợi có ảnh hưởng to lớn tới cách thức sản xuất, sinh hoạt của con người.

Đồng bằng Bắc Bộ được kiến tạo bởi hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, bao gồm phần bằng và phần trũng của các địa phương như: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình, Ninh Bình, Vĩnh Phúc…

Về mặt địa hình, đồng bằng Bắc Bộ tuy được gọi là đồng bằng nhưng lại có địa hình núi xen kẽ đồng bằng hoặc thung lũng chứ không đơn thuần chỉ có đồng bằng, vùng này thấp và bằng phẳng, dốc thoải từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Địa hình phong phú, đa dạng, có nơi cao, có nơi thấp, có nơi lại bằng phẳng.

Mặt khác, khí hậu vùng Bắc Bộ thật độc đáo, phong phú khác hẳn những đồng bằng khác như đồng bằng sông Cửu Long... Đồng bằng Bắc Bộ có bốn mùa trong một năm, nóng có, lạnh có và ấm áp, mát mẻ cũng có. Tuy nhiên thời tiết như vậy khiến vùng này cấy được vụ lúa ít hơn các vùng khác.

Hơn nữa, khí hậu vùng này lại rất thất thường, sự chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa trong năm rất cao, thậm chí, trong cùng một mùa, cũng có sự thay đổi nhiệt độ đột ngột giữa các ngày.

Về nguồn nước, đồng bằng Bắc Bộ có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mật độ trung bình khoảng khoảng 0,5 – l,0km/km2, gồm các dòng sông lớn như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã. Ngoài ra còn có các sông, suối nhỏ khác.Vào mùa cạn, lượng nước trên sông ít, tốc độ dòng chảy chậm. Vào mùa mưa, lượng nước trên sông nhiều, tình trạng đe dọa về lũ lụt trên sông thường xuyên xảy ra, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và sinh hoạt của người dân. Chính nguồn nước dồi dào đã góp phần tạo nên sắc thái riêng biệt trong tập quán canh tác, cư trú, tâm lí ứng xử cũng như sinh hoạt cộng đồng của người dân nơi đây, tất cả nằm trong nền văn minh lúa nước. Thời kì đầu, nền kinh tế của người Việt chủ yếu là nông nghiệp.Về sau, các ngành nghề khác đã được hình thành và ngày càng mở rộng

Về điều kiện xã hội, người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ định cư thành xóm làng ổn định, làng là nơi người ta sinh ra và gắn bó chặt chẽ cho đến khi về với cát bụi. Do thiên tai nhiều ưu ái nhưng cũng lắm khắc nghiệt, người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ rất đoàn kết với nhau, đặc biệt trong vấn đề trị thuỷ và về sau là chống ngoại xâm.

Gia đình người Việt trước cách mạng tháng Tám cũng như của nhiều nước nông nghiệp khác, chủ yếu được tổ chức theo hình thức gia đình phụ quyền, là gia đình tiểu nông, sống trong nền kinh tế tự cung tự cấp. Gia đình của người Việt được xem như là một xã hội thu nhỏ, là tế bào của xã hội, đồng thời, do tầm quan trọng của mình, gia đình của người Việt cũng là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Ngày nay, gia đình của người Việt dù ở địa phương nào vẫn luôn gắn bó với cộng đồng nơi mình sinh sống.

tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ còn chịu ảnh hưởng của một số tôn giáo ngoại lai như Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo…

Trong đó, Nho giáo rất coi trọng đạo Hiếu, và khẳng định hiếu là nhân tố cơ bản, khởi nguồn của luân thường đạo lí. Trong đạo hiếu thì việc đối xử tốt với ông bà, cha mẹ là hành động cần phải có của mỗi người, theo Khổng Tử: “Hiếu của con cái với cha mẹ, không chỉ là phụng dưỡng người đã sinh ra mình mà trước hết phải là lòng thành kính”[9;60].

Học thuyết chính trị xã hội của Nho giáo đã nâng chữ Hiếu nên thành đạo Hiếu và đưa ra những quy định chặt chẽ liên quan đến việc chăm sóc, thờ phụng ông bà, cha mẹ. Các triều đại phong kiến Trung Quốc cũng luôn đề cao đạo Hiếu vì nó góp phần củng cố thêm sự vững chắc cho chế độ phong kiến. Trước khi Nho giáo du nhập vào Việt Nam, người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ cũng đã rất coi trọng chữ Hiếu. Sau khi Nho giáo du nhập vào, tư tưởng đề cao Hiếu đạo càng được củng cố.

Còn trong quan niệm của Đạo giáo, con người có thể giao tiếp được với thần linh thông qua các nghi lễ thần bí. Các hình thức như gọi hồn, cúng rượu hoa trong Đạo giáo đã được người Việt tiếp thu trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của mình. Đồng thời, niềm tin vào sự tồn tại của linh hồn con người sau khi mất càng thêm sâu sắc.

Phật giáo cũng có ảnh hưởng rất lớn đến sự giữ gìn và phát triển của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam. Nhà Phật dạy rằng trong cuộc đời của con người, bất hiếu là tội lỗi lớn nhất. Con người sau khi mất đi sẽ chuyển hóa sang kiếp khác. Và kiếp ấy người ta gặp nhiều may mắn, hạnh phúc hay khổ đau bất hạnh là do nghiệp báo từ kiếp trước mang lại. Và như vậy, khi con người phạm vào tội bất hiếu thì nghiệp báo sẽ rất nặng.

Các tôn giáo trên đều ảnh hưởng không nhỏ đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ. Tuy nhiên, điều quan trọng hình

thành nên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt đó chính là tình cảm nhớ thương, ý thức nhớ về cội nguồn của người Việt.

Mỗi tôn giáo trên lại có ảnh hưởng riêng đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ, trải qua biết bao thế kỉ, với bản tính khoan dung, hài hòa người Việt đã tiếp thu những gì mình cho là tinh hoa từ các tôn giáo bên ngoài vào tín ngưỡng dân gian bản địa của mình. Đồng thời, người Việt cũng đưa vào tín ngưỡng truyền thống của mình nhiều màu sắc riêng, phần nào tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam.

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ ra đời và phát triển trong những điều kiện lịch sử - xã hội nhất định. Thời gian trôi đi, những điều kiện này cũng ít nhiều đổi thay, tuy nhiên về cơ bản chúng vẫn ảnh hưởng không nhỏ đến người Việt hiện nay.

Như vậy, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ đã hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở tâm lí, tình cảm và một nền tảng kinh tế xã hội, tư tưởng khá bền vững. Có thể nói những tư tưởng mang tính

Một phần của tài liệu Quan niệm về vũ trụ và nhân sinh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)