3.1.1.1 Dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp được thu thập tại các nguồn dữ liệu có sẵn sử dụng cho nghiên cứu luận văn. Dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua nguồn dữ liệu bên ngoài như sách, báo, tạp chí, Internet…và trong nội bộ doanh nghiệp để thống kê được số liệu nhằm phản ánh tình hình đang nghiên cứu.
Ưu điểm của dữ liệu này là thu thập nhanh chóng, ít tốn kém.
Nhược điểm là chất lượng dữ liệu khó xác định, là những dữ liệu tràn lan, từ nhiều nguồn không đáng tin cậy, đôi khi còn bị lỗi thời.
Dữ liệu thứ cấp thu được từ hai nguồn chính:
Nguồn dữ liệu thu thập được bên trong website: Quá trình hình thành và phát triển của website, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, thông tin về website Nganluong.vn…
Nguồn thông tin có sẵn bên ngoài website: Dữ liệu này có thể thu thập được thông qua Internet, sách, báo, những công trình nghiên cứu khoa học, … như báo cáo Thương mại điện tử các năm, các bài báo được đăng trên các phương tiện truyền thông…
3.1.1.2 Dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn, qua các bảng câu hỏi, thông qua điều tra thực tế tại doanh nghiệp. Ưu điểm của dữ liệu sơ cấp là dữ liệu phù hợp với vấn đề hiện tại cần nghiên cứu, cung cấp thông tin một cách kịp thời, là nguồn tài liệu riêng. Tuy nhiên, chi phí thu thập dữ liệu sơ cấp rất cao, và tốn nhiều thời gian, mẫu nghiên cứu nhỏ.
Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu luận văn này, tôi sử dụng phương pháp thống kê, khái quát hoá, dự báo để phân tích các dữ liệu từ 2 cách là sử dụng phiếu điều tra trắc nghiệm và bảng câu hỏi phỏng vấn.
Là phương pháp dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm theo trật tự nhất định, được chính thức hóa trong cấu trúc chặt chẽ nhằm ghi chép những thông tin xác đáng có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
• Nội dung: Phiếu điều tra tập trung vào việc làm rõ thực trạng phát triển dịch vụ TTĐT qua điện thoại di động tại website Nganluong.vn để phục vụ cho việc viết luận văn tốt nghiệp.
• Cách thức tiến hành: Phát phiếu điều tra trắc nghiệm đến cán bộ nhân viên của website, mỗi phiếu bao gồm 13 câu hỏi theo hình thức trắc nghiệm, nội dung của các câu hỏi liên quan trực tiếp đến vấn đề “Phát triển dịch vụ thanh toán điện tử qua điện thoại di động trên website Nganluong.vn”, đến tình hình hiện tại và tương lai của website.
Số phiếu trắc nghiệm phát ra : 20 phiếu Số phiếu trắc nghiệm thu về : 20 phiếu Số phiếu trắc nghiệm hợp lệ : 20 phiếu Số phiếu không hợp lệ : 0 phiếu
Ưu điểm: Người viết luận văn thu thập được những thông tin, dữ liệu sơ cấp về vấn đề cần nghiên cứu từ những người có liên quan trực tiếp đến website.
Nhược điểm: Mất nhiều thời gian, chi phí lớn, câu trả lời nhiều khi không chính xác.
• Mục đích áp dụng: Người viết luận văn sử dụng các bảng câu hỏi đã được trả lời để đánh giá thực trạng phát triển chiến lược marketing trực tuyến của trang web và đưa ra giải pháp phát triển phù hợp.
Bảng câu hỏi phỏng vấn chuyên sâu
Là phương pháp dùng một hệ thống câu hỏi miệng để người được phỏng vấn trả lời bằng miệng nhằm thu được những thông tin nói lên nhận thức, thái độ của cá nhân họ với một sự kiện hoặc vấn đề được hỏi.
• Nội dung: Câu hỏi phỏng vấn tập trung vào việc làm rõ thêm những vướng mắc khi phát triển dịch vụ TTĐT qua điện thoại di động tại website Nganluong.vn. Đối tượng phỏng vấn là anh Trần Việt Vĩnh – Giám đốc kinh doanh và phát triển đối tác của website Nganluong.vn.
• Cách thức tiến hành: Xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn với 5 câu hỏi liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
o Tìm hiểu về quan điểm của người lãnh đạo cấp cao của website về việc phát triển dịch vụ TTĐT qua điện thoại di động một cách rõ ràng.
o Nắm được chiến lược phát triển của website trong thời gian tới. o Cuộc đối thoại giữa người viết luận văn và đối tượng phỏng vấn diễn ra trong không khí cởi mở.
Nhược điểm:
o Các câu trả lời phỏng vấn không được chuẩn hóa nên khó lượng hóa
o Việc phân tích tốn nhiều thời gian o Thời gian phỏng vấn có hạn
• Mục đích nghiên cứu: Do phương pháp nghiên cứu sử dụng phiếu điều tra không thể trả lời một cách đầy đủ, rõ ràng về vấn đề cần nghiên cứu nên phải sử dụng thêm phương pháp này nhằm thu được những câu trả lời xác đáng hơn, chi tiết hơn. Sử dụng kết quả phỏng vấn để nghiên cứu đề tài được rõ ràng và sâu hơn.