Phương pháp “kiêng húy”

Một phần của tài liệu Địa danh các đơn vị hành chính phủ Thường Tín (Hà Nội) thời Nguyễn (Trang 90)

8. Bố cục luận văn

3.2.2. Phương pháp “kiêng húy”

Theo thống kê của chúng tôi về trường hợp địa danh bị biến đổi vì “kiêng húy” ở địa danh hành chính phủ Thường Tín (Hà Nội) thời Nguyễn, có thể thấy, các phương pháp được sử dụng để “kiêng húy” trong các trường hợp này như sau:

- Trong địa danh có hai âm tiết, trong đó một yếu tố trùng với húy thì phải thay thế yếu tố đó bằng yếu tố khác, yếu tố còn lại của địa danh được giữ nguyên.

Ví dụ: Thượng Hồng Thượng Cung: do kiêng húy tiểu tự của vua Tự Đức; Phú Hoa  Phú Túc: do kiêng húy tên mẹ vua Thiệu Trị là bà Hồ Thị Hoa…

Đây là phương thức phổ biến nhất được sử dụng để “tránh húy” (12 địa danh vào năm 1831 – 1887; 07 địa danh vào năm 1888 – 1893).

86

- Trong địa danh có dung lượng lớn hơn hai yếu tố mà có yếu tố trùng với húy thì có xu hướng rút ngắn bớt hoặc loại bỏ yếu tố trùng húy.

Ví dụ: Đường Hoàng Trung  Hoàng Trung; Đường Hoàng Hạ 

Hoàng Hạ: bỏ chữ “Đường” do kiêng húy tên vua Đồng Khánh... - Phương thức giữ nguyên phần vần, thay đổi phụ âm đầu.

Ví dụ: Hương Giai Phương Giai: do kiêng húy tên mẹ nuôi vua Kiến Phúc là bà Nguyễn Thị Hương;

Dương Cảo Dương Tảo: do kiêng húy tên vua Giao Long;

Đường Xuyên Thường Xuyên: do kiêng húy tên vua Đồng Khánh; - Phương thức giữa nguyên phụ âm đầu, thay đổi phần vần.

Ví dụ: Linh Đường Linh Đàm: do kiêng húy tên vua Đồng Khánh; Dụ Tuyền  Dụ Tiền: do kiêng húy tên vua Thiệu Trị.

Việc sử dụng phương pháp “kiêng húy” trong các địa danh trùng húy được chúng tôi miêu tả cụ thể qua bảng sau:

Phƣơng pháp “kiêng húy” 1831 - 1887 1888 - 1893

Thay đổi yếu tố trùng húy 12 5

Rút ngắn hoặc loại bỏ yếu tố trùng húy 0 4

Giữ nguyên phần vần, thay đổi phụ âm đầu 1 3

Giữ nguyên phụ âm đầu, thay đổi phần vần 2 1

Tổng số 15 13

Bên cạnh những phương thức trên, việc chuyển đổi dựa trên quan hệ về nghĩa với yếu tố trùng húy cũng được coi trọng. Việc thay đổi yếu tố trùng húy để địa danh mới không khác nhiều hoặc gần nghĩa, đồng nghĩa với nghĩa của địa danh cũ.

Ví dụ: Bạch Hoa  Bạch Liên: ở đây, “liên” (hoa sen) và “hoa” cùng thuộc một trường nghĩa nên được sử dụng để thay thế cho nhau. Trường hợp

87

địa danh Hoa Ả được chuyển thành Mỹ Ả cũng tương tự như vậy. “Hoa” là bông hoa, biểu tượng của cái đẹp nên được thay thế bằng từ “Mỹ” (đẹp)...

Ngoài hiện tượng kiêng chính húy là tên các bậc vua chúa, chúng tôi còn thấy trong địa danh hành chính phủ Thường Tín (Hà Nội) thời Nguyễn còn kiêng húy một số từ nhằm biểu thị thái độ tôn kính. Trường hợp như chữ

Nguyễn là một ví dụ. Trong triều Nguyễn, những địa danh có chữ Nguyễn đều không được sử dụng như: Phú Nguyễn  Phú Mỹ, Nam Nguyễn  Nam

Phú... Bên cạnh đó còn có chữ Thiên (trời) cũng tránh được sử dụng và thay bằng một từ khác. Ví dụ địa danh Ứng Thiên được đổi tên thành Ứng Hòa.

Với quy định về kiêng húy như vậy, có không ít trường hợp tên gọi của một đơn vị hành chính bị thay đổi nhiều lần do phạm vào các từ “kỵ húy” trong các giai đoạn khác nhau do chế định của các đời vua khác nhau. Địa danh Đương Triều là một ví dụ. Năm Tự Đức (1832 – 1887) do kiêng húy chữ “Đương” nên Đương Triều được đổi tên thành Đăng Triều, đến đời Thành Thái (1888 - 1893) lại đổi thành Phong Triều do kiêng húy tên vua Kiến Phúc.

3.3. Tên Nôm của những địa danh hành chính phủ Thƣờng Tín (Hà Nội) thời Nguyễn

Một hiện tượng đáng chú ý trong thời kỳ này là thường xuất hiện đồng thời hai tên gọi để chỉ một địa danh hành chính. Đây là hiện tượng tồn tại song song của tên gọi dân gian (tên Nôm) và tên gọi của triều đình phong kiến. Theo thống kê của chúng tôi, số lượng địa danh tồn tại cả tên Nôm và tên Hán chiếm số lượng khá lớn với 98 địa danh.

Khảo sát địa danh hành chính phủ Thường Tín thời Nguyễn, có thể thấy, lớp từ Hán hoàn toàn chiếm ưu thế vì những địa danh này do Nhà nước quản lý và đặt tên. Tuy vậy, những tên gọi dân gian được người dân thường dùng vẫn không hề bị mất đi mà vẫn được dân gian sử dụng. Những tên gọi này được tạo nên dựa vào những dấu ấn lịch sử hoặc đặc điểm của khu vực đó.

88

Ví dụ: Xã Mỹ Lâm còn được gọi là làng Lịm: khi xưa, đồn Phú Xuyên (kho lương thực) là nơi quân vua Quang Trung tập kích truy bắt được toàn bộ quân Thanh thua chạy từ Gián Khẩu về. Nghĩa quân đã dùng chiến thuật bí mật, im ắng rồi bất ngờ tấn công khiến giặc không kịp chống đỡ phải bỏ giáo xin hàng. Vì vậy, dân gian gọi Mỹ Lâm là làm Lịm {Theo [20; tr.52]};

Xã Phù Bật có tên Nôm là làng Bật bởi xưa là một gò đất nổi, bốn bề sông nước bao bọc;

Xã Chương Dương còn gọi là Chân Giang: làng xưa là một bãi đất bồi hoang có nhiều chim giang sếu tụ họp, để lại nhiều vết chân nên thành tên gọi “chân giang” {theo [5; tr.263]}.

3.4. Tiểu kết

Khi nghiên cứu địa danh của một khu vực, người nghiên cứu không chỉ phải tiến hành tìm hiểu cấu trúc của những địa danh đó mà còn phải đi sâu, tìm hiểu ý nghĩa của những địa danh đó bởi địa danh tuy là một bộ phận của ngôn ngữ, cũng chịu sự ảnh hưởng của tính “võ đoán” nhưng nó có đặc tính khác biệt là “tính có lý do”. Bộ phận những địa danh không lý do rất ít. Bởi địa danh, đặc biệt là địa danh hành chính là một bộ phận của chính trị. Do đó, không thể tự nhiên xuất hiện mà không mang ý nghĩa gì. Địa danh hành chính phủ Thường Tín cũng vậy. Hầu hết địa danh hành chính phủ Thường Tín đều là những yếu tố có ý nghĩa như thể hiện ước vọng, mang tính mô tả và phản ánh yếu tố lịch sử. Trong đó, số lượng những yếu tố phản ánh ước vọng chiếm tỷ lệ lớn nhất bởi nó thể hiện ước mơ, nguyện vọng, khát vọng về cuộc sống, nhân phẩm... mà nhà cầm quyền và nhân dân mong muốn.

Sự xoay chuyển của lịch sử ảnh hưởng sâu sắc tới quá trình biến đổi của địa danh. Địa danh hành chính phủ Thường Tín thời Nguyễn trải qua quá trình biến động và thay đổi liên tục trên cả không gian và thời gian. Số lượng các địa danh hành chính thay đổi (tăng lên và mất đi) bởi sự thay đổi về địa giới hành chính của Phủ qua các giai đoạn của triều Nguyễn (cải cách hành

89

chính, chế độ đô hộ của thực dân Pháp). Bên cạnh đó là sự thay đổi tên gọi của các vùng đất do chính trị và văn hóa, tập tục của triều Nguyễn. Với lệ “kiêng húy” được các vua nhà Nguyễn ban bố trong giai đoạn trị vì của mình, hệ thống địa danh cũng bị thay đổi theo. Các địa danh có từ nằm trong những chữ không được sử dụng đều phải bị thay đổi. Điều này dẫn đến sự thay đổi liên tục của những địa danh.

Xét trên tiến trình lịch đại, địa danh hành chính phủ Thường Tín (Hà Nội) thời Nguyễn để lại dấu ấn rõ nét dưới góc độ thời gian, không gian và ngôn ngữ. Điều này chứng tỏ sự tác động mạnh mẽ của quá trình đô thị hóa, lịch sử và biến động về cấu trúc địa giới hành chính cũng như quan điểm chính trị tới quá trình biến đổi địa danh hành chính của phủ Thường Tín thời Nguyễn.

90

KẾT LUẬN

Phủ Thường Tín là một vùng đất có từ lâu đời mang những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Dưới ảnh hưởng của tiến trình phát triển lịch sử dân tộc, Phủ đã có những sự thay đổi đáng kể về địa giới, đơn vị trực thuộc... Điều này để lại dấu ấn đậm nét không chỉ về lịch sử mà cả văn hóa, chính trị trong những địa danh hành chính của Phủ.

Qua việc thu thập, khảo sát địa danh hành chính phủ Thường Tín (Hà Nội) thời Nguyễn, chúng tôi có một số kết luận như sau:

1. Về cấu tạo, địa danh hành chính phủ Thường Tín (Hà Nội) thời Nguyễn mang những đặc điểm chung của địa danh với cấu tạo phức thể. Các yếu tố trong phức thể này gắn bó chặt chẽ với nhau với hai bộ phận là: yếu tố chỉ loại và phần định danh. Tuy nhiên, địa danh hành chính phủ Thường Tín (Hà Nội) thời Nguyễn có đặc trưng riêng biệt đó là: một số địa danh hành chính của Phủ mang kết cấu tầng bậc do sự chuyển hóa của yếu tố chỉ loại. Ở những kết cấu này, yếu tố chỉ loại không còn giữ chức năng vốn có của nó trong phần chung mà trở thành một yếu tố của phần định danh, mang chức năng khu biệt (Châu (đơn vị hành chính ngày xưa) trở thành một yếu tố của phần định danh trong xã Thúy Ái Châu, Tự Nhiên Châu...; Thị (chợ) vốn là một yếu tố chỉ loại nhưng trong kết cấu của địa danh xã Xâm Thị thì nó trở thành một yếu tố của phần định danh...).

Về số lượng âm tiết của bộ phận định danh: Số lượng âm tiết trong địa danh hành chính của Phủ rất đa dạng, có những địa danh có 1 âm tiết, có những địa danh có tới 4, 5, thậm chí là 6 âm tiết. Tuy nhiên, theo tiến trình lịch sử, những địa danh có nhiều hơn 2, 3 âm tiết dần bị thay đổi, trở thành những địa danh có tên gọi ngắn hơn (như: thôn Bảo Hiền xã Cổ Hiền  xã Quần Hiền, thôn Thượng Đình xã Nhị Khê  xã Thượng Đình...). Số lượng địa danh có 2 âm tiết chiếm số lượng chủ yếu (với 71,45% ở giai đoạn đầu triều Nguyễn và tăng lên tới 89,94% vào giai đoạn 1902 – 1932) .

91

2. Về nguồn gốc ngôn ngữ, qua các giai đoạn của triều Nguyễn, các địa danh hành chính của phủ Thường Tín thời Nguyễn đều mang nguồn gốc Hán Việt. Điều này là do đặc trưng của địa danh hành chính là những tên gọi do nhà nước đặt ra, được ghi trong các văn bản hành chính cùng với đó là sự ảnh hưởng của văn hóa Hán trên phương diện chính trị, văn hóa, tư tưởng nên những địa danh hành chính phủ Thường Tín thời Nguyễn có nguồn gốc Hán Việt để đảm bảo tính trang trọng.

Bên cạnh đó, trong quá trình khảo sát địa danh hành chính phủ Thường Tín thời Nguyễn, chúng tôi thấy xuất hiện một hiện tượng khá thú vị đó là sự tồn tại của những tên Nôm song song với địa danh mang nguồn gốc Hán Việt. Tuy số lượng những tên Nôm mà chúng tôi thu thập được chưa thật đầy đủ nhưng cũng tạo nên nét đặc trưng của địa danh hành chính vùng này. Thậm chí, một địa danh có nhiều hơn 2 tên Nôm như xã Lưu Phái có tên Nôm là Giáy/ Còng Giáy/ Dẫy.

Với đặc trưng của từ Hán Việt nên kết cấu của địa danh hành chính phủ Thường Tín thời kỳ này là kết cấu chính phụ, đẳng lập. Trong đó, kết cấu chính phụ chiếm đa số với trên 95% trong tất cả các giai đoạn của triều Nguyễn mà chúng tôi khảo sát. Một điều đặc biệt là, bên cạnh kết cấu chính phụ theo ngữ pháp tiếng Hán (yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau), chúng tôi thấy nhiều trường hợp xuất hiện kết cấu của ngữ pháp tiếng Việt (yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau) như: Nhị Khê Hạ, Địa Mãn...

3. Về phương thức định danh, địa danh hành chính phủ Thường Tín (Hà Nội) thời Nguyễn sử dụng ba phương thức định danh cơ bản là phương thức tự tạo, phương thức chuyển hóa và phương thức vay mượn. Trong đó, phương thức tự tạo là phương thức chủ đạo bởi đặc trưng của địa danh hành chính. Các nhà cầm quyền và nhân dân ta tự đặt tên cho làng xã của mình dựa trên những đặc điểm (về tự nhiên, con người...) của vùng cũng như thể hiện sự ước mong, hi vọng vào một cuộc sống tốt đẹp nơi mình an cư, lập nghiệp.

92

4. Về ý nghĩa, địa danh hành chính phủ Thường Tín (Hà Nội) thời Nguyễn được cấu tạo chủ yếu theo phương thức tự tạo do đó, mỗi địa danh đều mang nghĩa. Các nét nghĩa mà địa danh hành chính phủ Thường Tín (Hà Nội) thời Nguyễn phản ánh bao gồm: địa danh mang tính kí hiệu, đăng kí; địa danh thể hiện ước mơ, nguyện vọng; địa danh mang tính mô tả; địa danh mang tính lịch sử. Trong đó, địa danh thể hiện ước vọng chiếm đa số bởi nó mang ước mong, hi vọng của nhà cầm quyền và nhân dân về cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

5. Quá trình biến đổi địa danh hành chính phủ Thường Tín (Hà Nội) thời Nguyễn chịu sự tác động của nhiều yếu tố (yếu tố ngôn ngữ và yếu tố ngoài ngôn ngữ). Trong đó, yếu tố ngoài ngôn ngữ có sự ảnh hưởng cơ bản và rất lớn. Những biến động của chính trị dẫn tới sự thay đổi về địa giới hành chính. Hệ quả của sự thay đổi địa giới hành chính là rất rõ ràng đối với hệ thống địa danh hành chính của phủ Thường Tín (một số địa danh bị mất đi do bị tách khỏi Phủ và sáp nhập vào địa giới hành chính khác; cùng với đó là sự thay đổi tên do phải chia tách các vùng).

Bên cạnh đó, yếu tố chính trị có sự tác động trực tiếp đến sự thay đổi tên gọi của các địa danh hành chính. Điều này được thể hiện thông qua vấn đề về “húy”. Mỗi triều vua có hệ thống những từ “húy” mà nhân dân cần phải tránh, đặc biệt là trong triều Nguyễn với sự nghiêm ngặt trong việc “kỵ húy”. Do đó, những địa danh nào có yếu tố trung với húy đều bị thay đổi theo những phương thức khác nhau. Sự thay đổi này mang tính hệ thống, tạo nên sự biến đổi lớn cho hệ thống địa danh hành chính của cả nước nói chung và phủ Thường Tín triều Nguyễn nói riêng.

6. Nghiên cứu địa danh với tư cách một ngành khoa học đã có lịch sử hơn một thế kỉ trên thế giới và bắt đầu được quan tâm ở Việt Nam từ khoảng giữa thế kỉ XX. Địa danh nói chung, địa danh hành chính nói riêng là một “nhân chứng” lịch sử rất có giá trị. Nó mang theo những dấu ấn về thời gian,

93

không gian cũng như tư tưởng, văn hóa, chính trị cùng với sự xuất hiện của mình. Thực hiện luận văn với đề tài “Địa danh các đơn vị hành chính phủ Thường Tín (Hà Nội) thời Nguyễn”, chúng tôi mong muốn được góp một phần tâm sức vào sự nghiệp tìm hiểu những giá trị mà địa danh mang lại.

94

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (2005), Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb Văn hóa thông tin.

2. Mai Anh (2003), “Cẩn trọng hơn trong việc viết tên các địa danh của nước ta”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 10.

3. Nguyễn Văn Âu (1993), Địa danh Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 4. Nguyễn Văn Âu (1993), Một số vấn đề về địa danh học Việt Nam, Nxb

Đại học Quốc gia Hà Nội.

5. Ban Thường vụ Huyện ủy Thường Tín (2004), Thường Tín đất danh hương, Nxb Văn hóa Thông tin Hà Tây.

6. Nguyễn Tài Cẩn (2001), Một số chứng tích ngôn ngữ, văn tự và văn hóa, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Nguyễn Tài Cẩn (2001), Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

8. Đỗ Hữu Châu (1997), Các bình diện của từ và từ tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

9. Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

10. Phan Huy Chú (1997), Hoàng Việt địa dư chí, Phan Đăng dịch, Nxb Thuận Hóa.

11. Trần Trí Dõi (2001), Không gian ngôn ngữ và tính kế thừa đa chiều của địa danh (qua phân tích một vài địa danh ở Việt Nam), in trong Ngôn ngữ và sự phát triển văn hóa xã hội, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

12. Phạm Đức Dương (2002), Từ văn hóa đến văn hóa học, Viện Văn hóa và Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.

13. Phương Đình, Nguyễn Văn Siêu (1997), Đại Việt địa dư toàn biên, Viện Sử học và Nxb Văn hóa, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Địa danh các đơn vị hành chính phủ Thường Tín (Hà Nội) thời Nguyễn (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)