Nghĩa địa danh hành chính phủ Thƣờng Tín (Hà Nội) thời Nguyễn

Một phần của tài liệu Địa danh các đơn vị hành chính phủ Thường Tín (Hà Nội) thời Nguyễn (Trang 77)

8. Bố cục luận văn

3.1.nghĩa địa danh hành chính phủ Thƣờng Tín (Hà Nội) thời Nguyễn

Địa danh là một bộ phận trong từ vựng. Nó được xuất phát từ vốn từ chung và có chức năng định danh. Khi nghiên cứu cấu trúc của địa danh là ta đi tìm hiểu vỏ bọc của nó, còn việc đi sâu vào ý nghĩa mà chúng thể hiện giúp ta có thể hình dung được đối tượng định danh trong chỉnh thể quan hệ giữa tên gọi và ý nghĩa của nó. Nói cách khác là tìm hiểu chức năng biểu vật của địa danh.

Theo khảo sát của chúng tôi, địa danh hành chính phủ Thường Tín (Hà Nội) thời Nguyễn có hai hình thức biểu vật là: (1) biểu vật theo lối định danh mang tính võ đoán; (2) biểu vật theo lối miêu tả “luôn biểu thị bản chất của sự vật hiện tượng, nó bị chi phối bởi nguyên tắc có tính lý do” [10; tr.98].

Đại đa số địa danh, đặc biệt là địa danh hành chính, khi xuất hiện hoặc do cấp chính quyền quy định trên cơ sở cân nhắc tính thuận tiện (gọn gàng, dễ nhớ), tính thẩm mỹ (có ý nghĩa hay) và tính lịch sử, văn hóa của khu vực được đặt tên, hoặc là do thói quen (gọi lâu thành quen) của cộng đồng dân cư,

Từ góc độ ngữ nghĩa, nhà địa danh học Superanskaja chia địa danh làm 5 loại, tương ứng với các phương thức cấu tạo địa danh ý nghĩa là: Địa danh kí hiệu, Địa danh mô tả, Địa danh đăng ký, Địa danh thể hiện ước vọng và Địa danh do yếu tố lịch sử. Cách phân loại này về cơ bản được Lê Trung Hoa và Nguyễn Kiên Trường chấp nhận và sử dụng trong các công trình của mình. Địa danh hành chính về nguyên tắc có thể sử dụng tất cả các phương thức cấu tạo trên. Song khi khảo sát hệ thống địa danh hành chính phủ Thường Tín (Hà Nội) thời Nguyễn, chúng tôi nhận thấy tình hình và mức độ sử dụng các phương thức trên rất khác nhau.

73

Một phần của tài liệu Địa danh các đơn vị hành chính phủ Thường Tín (Hà Nội) thời Nguyễn (Trang 77)