Địa danh kí hiệu

Một phần của tài liệu Địa danh các đơn vị hành chính phủ Thường Tín (Hà Nội) thời Nguyễn (Trang 78)

8. Bố cục luận văn

3.1.1.Địa danh kí hiệu

Địa danh kí hiệu là loại địa danh được cấu tạo theo phương thức hiện đại trên cơ sở đánh số vốn được nhiều quốc gia sử dụng.

Ví dụ: thôn Giáp Nhất, Giáp Nhị, Giáp Tứ, Giáp Bát...

Giáp là một hình thức tổ chức tương đối muộn ở nông thôn xưa, bắt đầu từ thời Lý Thánh Tông (104), chỉ có đàn ông mới được vào giáp. Tổ chức này được thành lập để tiện cho việc thu thuế.

Giai đoạn trước thời Nguyễn, xã Thịnh Liệt tồn tại như một đơn vị hành chính độc lập cấp cơ sở. Và để tiện cho việc quản lý, xã Thịnh Liệt được phân thành nhiều giáp và được đánh số thứ tự bằng chữ Hán (Nhất, Nhị, Tứ…). Tuy nhiên, đến giai đoạn đầu thời Nguyễn, xã Thịnh Liệt không còn là một đơn vị độc lập nữa mà nó được tách thành các thôn (thôn Giáp Nhất xã Thịnh Liệt, thôn Giáp Tứ xã Thịnh Liệt…). Các thôn này không trực thuộc xã Thịnh Liệt mà trực thuộc tổng Hoàng Mai, huyện Thanh Trì và xã Thịnh Liệt không còn nữa. Đến giai đoạn 1888 – 1893, yếu tố “xã Thịnh Liệt” được sử dụng để đánh dấu cho các thôn Giáp Nhất, Giáp Nhị, Giáp Tứ… đã không còn nữa do xu hướng đơn giản hóa các địa danh hành chính thời bấy giờ. Lúc này chỉ còn thôn Giáp Nhất, Giáp Nhị, Giáp Tứ… tồn tại như một đơn vị hành chính cơ sở độc lập được hình thành bằng phương thức ký hiệu.

Theo kết quả thống kê của chúng tôi, loại địa danh này đã xuất hiện trong địa danh hành chính phủ Thường Tín (Hà Nội) ở những giai đoạn sau của thời Nguyễn (từ giai đoạn 1888 – 1893 trở đi). Tuy vậy, số lượng những địa danh này rất hạn chế và ngày càng giảm (từ 1,96% giai đoạn 1888 – 1893 giảm xuống còn 0,69% giai đoạn 1893 – 1901 và còn 0,67% vào giai đoạn 1902 – 1932). Đây là điểm đặc biệt của địa danh hành chính phủ Thường Tín thời Nguyễn, khác với khu vực Thăng Long – Hà Nội. Trong địa danh hành chính Thăng Long – Hà Nội, PGS. TS. Nguyễn Thị Việt Thanh đã khẳng định: “không có địa danh nào cấu tạo theo phương

74

thức thuần túy mang tính kí hiệu như đánh số bằng số đếm tiếng Việt (một, hai, ba...) hoặc đánh số theo âm Hán (nhất, nhị, tam...), hoặc theo trật tự chữ cái” [42].

Một phần của tài liệu Địa danh các đơn vị hành chính phủ Thường Tín (Hà Nội) thời Nguyễn (Trang 78)