8. Bố cục luận văn
2.2.4. Phương thức định danh của địa danh hành chính phủ Thường Tín (Hà
(Hà Nội) thời Nguyễn
Cũng như những vùng khác, địa danh hành chính phủ Thường Tín (Hà Nội) thời Nguyễn chủ yếu được cấu tạo theo 03 phương thức là: phương thức tự tạo, phương thức chuyển hóa và phương thức vay mượn.
2.2.4.1. Phương thức tự tạo
Phương thức tự tạo là phương thức đặt địa danh bằng những yếu tố có sẵn trong ngôn ngữ theo những cách thức cụ thể. Trong 3 phương thức định danh thì đây là phương thức thường gặp nhất, nó phản ánh trực tiếp đặc điểm của đối tượng hay liên quan đến đối tượng. Chính vì thế, những địa danh được cấu tạo theo phương thức này luôn có giá trị phản ánh sắc màu văn hóa địa phương rất cao.
Dưới thời Nguyễn, số lượng địa danh hành chính phủ Thường Tín được cấu tạo theo phương thức này cũng có những biến đổi không rõ rệt: giai đoạn 1802-1831 là 90,04%, đến giai đoạn cuối (1902-1932) là 90,28%.
Phương thức tự tạo được chúng tôi phân chia theo tiêu chí là: bản thân đối tượng (đặc điểm tự nhiên, vị trí của vùng); nghề nghiệp trong vùng; ước mơ, nguyện vọng; kí hiệu và theo truyền thuyết. Các tiêu chí này phân bố trong các giai đoạn mà chúng tôi khảo sát như sau:
Phƣơng thức định danh 1802-1831 1832-1887 1888-1893 1894-1901 1902-1932 Tự tạo Bản thân đối tƣợng 131 (48,34%) 128 (47,23%) 133 (48,72%) 124 (48,43%) 127 (47,21%) Nghề nghiệp 2 (0,74%) 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%)
62 Ƣớc mơ, nguyện vọng 129 (47,61%) 134 (49,45%) 132 (48,35%) 129 (50,40%) 139 (51,83%) Kí hiệu 8 (2,95%) 8 (2,95%) 7 (2,56%) 2 (0,78%) 2 (0,74%) Truyền thuyết 1 (0,36%) 1 (0,36%) 1 (0,36%) 1 (0,39%) 1 (0,27%) Tổng số 271 (100%) 271 (100%) 273 (100%) 256 (100%) 269 (100%)
a. Dựa vào bản thân đối tượng
Cách tư duy phổ biến nhất trong quá trình định danh cho đối tượng chính là căn cứ vào bản thân đối tượng (đặc điểm địa lý, vị trí cũng như con người của vùng đó) để tìm ra một tên gọi phù hợp như:
- Đặc điểm địa lý: bãi đất nổi, khu vực gần sông, núi…
Ví dụ: Hà Hồi (tổng Hà Hồi, huyện Thượng Phúc): một khúc sông cong vòng lại (đây là dòng chảy quanh co của sông Kim Ngưu);
Tự Nhiên Châu (tổng Chương Dương, huyện Thượng Phúc): là một vùng đất nằm ở khu vực cù lao (bãi đất nổi) ở giữa sông.
- Đặc điểm tồn tại về phương hướng, vị trí. Phương thức cấu tạo địa danh này sử dụng với một địa danh gốc kết hợp với các từ chỉ vị trí (thượng, hạ, trung, nội, ngoại, đông, đoài…) để tạo thành một đơn vị địa danh mới.
Ví dụ: Thôn Hạ sở Yên Duyên (tổng Thanh Trì, huyện Thượng Phúc), Xã Khương Trung, xã Khương Thượng (tổng Khương Đình, huyện Thanh Trì),
Thôn Liễu Nội, thôn Liễu Ngoại (tổng Hà Liễu, huyện Thanh Trì),
Thôn Nam Phù Liệt, Đông Phù Liệt (tổng Nam Phù Liệt, huyện Thanh Trì),
63
- Đặc điểm về con người của khu vực đó. Người định danh sử dụng những đặc điểm nổi bật của con người vùng đất đó để gọi tên như: tính cách, nghề nghiệp…
Ví dụ: Hà Thao (tổng Già Cầu, huyện Thanh Trì): làng Thao hà khắc, thời xưa, trai tráng Thao Chính hay được xung làm lệ do gần ngay huyện đường, quen thuộc thông thổ và là làng lớn nên cũng có thế lực. Lính lệ Phú Xuyên hách có tiếng. Mỗi khi có công việc, gia đinh, tuần phu các làng chậm trễ là bị đòn ngay nên người ta gọi Thao Chính là Hà Thao, làng Thao hà khắc) {Theo [20; tr.77]}.
Về cơ bản, số lượng các địa danh hành chính phủ Thường Tín (Hà Nội) thời Nguyễn có phương thức tự tạo dựa vào bản thân đối tượng không có biến động nhiều: 48,34% giai đoạn đầu thời Nguyễn; 47,23% ở giai đoạn 1832 - 1887; 48,72% ở giai đoạn 1888 - 1893; 48,43% trong giai đoạn 1894 - 1901; 47,21% vào giai đoạn cuối (1902 - 1932).
b. Gọi tên theo mơ ước, nguyện vọng
Thông thường, các địa danh đặt theo phương thức này đều có gốc ngôn ngữ Hán Việt. Trong địa danh hành chính phủ Thường Tín (Hà Nội) thời Nguyễn, đây là phương thức định danh được sử dụng chủ yếu.
Ví dụ: Xã Yên Phú (tổng Thượng Hồng, huyện Thượng Phúc): mong muốn cuộc sống yên bình, giàu có;
Xã Vĩnh Thái (tổng Khai Thái, huyện Phú Xuyên): mong muốn cuộc sống mãi mãi thái bình;
Xã Gia Phúc (tổng La Phù, huyện Thượng Phúc): mong muốn cuộc sống nhiều phúc lộc...
Số lượng những đơn vị này trong phương thức tự tạo của địa danh hành chính phủ Thường Tín (Hà Nội) thời Nguyễn chiếm đa số và ngày càng tăng lên (từ 47,61% đến 51,83%): Giai đoạn 1802 – 1831 là 47,61%; giai đoạn 1832 – 1887 chiếm 49,45%; giai đoạn 1888 – 1893 là 48,35%; giai đoạn 1894
64
– 1901 là 50,40%; giai đoạn 1902 – 1932 là 51,83%. Tỷ lệ những địa danh hành chính được cấu tạo theo phương thức này có xu hướng tăng dần bởi gọi tên theo ước mơ, nguyện vọng của nhân dân hoặc nhà cầm quyền phản ánh đặc điểm tâm lí chung của con người, dù ăn đâu ở đâu, cũng mong nơi ấy bình yên, thịnh vượng.
c. Địa danh sử dụng kí hiệu
Trong địa danh hành chính phủ Thường Tín thời Nguyễn, những địa danh sử dụng phương thúc này được cấu tạo từ sự kết hợp giữa từ chỉ loại hình tổ chức ở nông thôn dành cho đàn ông (giáp) với số thứ tự theo âm Hán (nhất, nhị, tứ...).
Ví dụ: thôn Giáp Nhất xã Thịnh Liệt, thôn Giáp Nhị xã Thịnh Liệt, thôn Giáp Tứ xã Thịnh Liệt, xã Giáp Bát...
Những địa danh sử dụng kí hiệu chiếm vị trí khiêm tốn trong phương thức tự tạo và có xu hướng giảm: từ 2,65% giai đoạn đầu thời Nguyễn xuống còn 0,67% ở giai đoạn 1902 – 1932.
Cách định danh này đơn giản, dễ nhận biết nhưng lại không giàu giá trị phản ánh lịch sử, văn hóa. Theo thời gian, những địa danh này dần được thay đổi (sát nhập vào những địa danh khác, cụ thể là sát nhập vào địa giới hành chính của tỉnh khác hoặc đổi tên gọi).
d. Gọi tên theo nghề nghiệp của người dân trong vùng
Trong địa danh hành chính phủ Thường Tín (Hà Nội) thời Nguyễn, những địa danh được gọi theo nghề nghiệp của người dân trong vùng rất ít và chỉ xuất hiện trong giai đoạn đầu thời Nguyễn (1802 – 1831) chỉ có 2 địa danh mang đặc trưng này là: phường Thủy cơ (tổng Thịnh Đức, huyện Phú Xuyên) và phường Thủy cơ An Khoái (tổng Mỹ Lâm, huyện Phú Xuyên). Theo ý nghĩa tiếng Hán, Thủy cơ là từ chỉ các làng chài tập hợp ven sông, tồn tại khá linh hoạt về tổ chức. Do vậy với các địa danh trên, có thể suy
65
đoán đây là những đơn vị hành chính vốn nằm cạnh sông, tập hợp nhiều người làm nghề chài lưới.
e. Gọi tên theo truyền thuyết, huyền thoại
Hầu như, trong mỗi xã, mỗi xóm, mỗi thôn đều có những truyền thuyết, huyền thoại liên quan đến các địa danh thân thuộc nơi người dân sinh sống. Có những địa danh nổi tiếng hơn nhờ truyền thuyết. Có những truyền thuyết dẫu có yếu tố li kì song vẫn phần nào lí giải nhiều đặc điểm lịch sử, văn hóa địa phương. Tuy vậy, những địa danh được gọi tên theo truyền thuyết, huyền thoại này chủ yếu gặp trong những địa danh phi hành chính. Trong địa danh hành chính, số lượng những đơn vị được cấu tạo theo phương thức tự tạo dựa trên tiêu chí này rất ít, đặc biệt là trong địa danh hành chính phủ Thường Tín (Hà Nội) (chỉ có 1 đơn vị là xã Bộ Đầu).
Xã Bộ Đầu:
“Thường Tín đất danh hương” [5; tr.434] có viết: Thời Hùng Vương, dòng sông Hồng xuất hiện nhiều thuồng luồng chuyên ăn thịt người. Ngày kia có bà mẹ ở một làng ven sông ra bến đò Dấp gánh nước thì đột nhiên hai con thuồng luồng lao tới cuốn bà ra xa bờ. Tuổi già sức đuối chống đỡ yếu ớt, bà bị con thuồng luồng cái nuốt dần vào bụng.
Người con từ trên mây cao xanh sà xuống. Thấy mẹ bị thuồng luồng nuốt vào bụng, chàng căm giận đứng choại chân sang bên bờ sông, lưng gập xuống, đưa hai tay khoắng nước từ ngã ba Bạch Hạc đến ngã ba Tuần Vường. Chàng trai đã kịp tóm cổ nó mang lên bờ, vuốt ngược bụng con thuồng luồng cái lấy xác mẹ ra. Sau đó, chàng trai đưa cả hai con thủy quái xuống lòng bàn chân nhấn sâu xuống bùn đen.
Sau này, dòng sông Hồng không còn gặp thuồng luồng quấy nhiễu nữa. Bến sông làng Dấp để lại ba vết chân lõm sâu xuống đất. Chỗ vết chân cuối chàng “xung thiên” hóa dân lập đền chính, còn hai vết chân kia dân lập miếu thờ. Làng Dấp có tên gọi là xã Bộ Dầu (có nghĩa là bước chân) vì lẽ đó.
66
Sự biến đổi của phương thức này được chúng tôi thể hiện qua bảng thống kê sau: Phƣơng thức định danh 1802-1831 1832-1887 1888-1893 1894-1901 1902-1932 Tự tạo 271 (90,04%) 271 (89,75%) 273 (89,23%) 256 (89,22%) 269 (90,28%)
2.2.4.2. Phương thức chuyển hóa
Phương thức chuyển hóa không chỉ thể hiện ở việc đưa thành tố chung vào làm thành tố riêng như chúng tôi đã đề cập ở trên mà còn thể hiện ở việc lấy tên gọi đối tượng địa lí này đặt cho tên gọi đối tượng địa lí khác. Theo Lê Trung Hoa, về nguyên tắc có thể có 3 phương thức chuyển hóa cơ bản như sau: chuyển hóa trong nội bộ loại hình, chuyển hóa giữa các loại hình và chuyển hóa từ nhân danh sang địa danh.
Theo thống kê của chúng tôi, số lượng những địa danh này chiếm tỷ lệ khá ít trong địa danh hành chính phủ Thường Tín thời Nguyễn và được cấu tạo theo 2 phương thức chuyển hóa cơ bản là chuyển hóa trong nội bộ loại hình và chuyển hóa giữa các loại hình. Còn không có trường hợp nào dùng tên người làm địa danh. Có lẽ đây là nguyên tắc chung của việc đặt địa danh thời phong kiến khi quy tắc về kỵ húy ảnh hưởng lớn tới cấu tạo địa danh ở Việt Nam. (Vấn đề này sẽ được chúng tôi đề cập đến cụ thể ở chương sau).
+ Giai đoạn 1802 - 1831: 9,63% (28 địa danh); + Giai đoạn 1832 - 1887: 9,93% (29 địa danh); + Giai đoạn 1888 - 1893: 10,45% (31 địa danh); + Giai đoạn 1894 - 1901: 10,44% (29 địa danh); + Giai đoạn 1902 - 1932: 9,39% (27 địa danh).
67
a.Chuyển hóa trong nội bộ loại hình địa danh
Chuyển hóa trong nội bộ loại hình địa danh được hiểu là sự chuyển hóa tên gọi giữa các địa danh thuộc cùng một loại địa hình địa lí như: chuyển hóa giữa các địa danh tự nhiên, chuyển hóa giữa các địa danh chỉ đơn vị cư trú.
Ví dụ:
Huyện Thanh Trì tổng Thanh Trì
Tổng Xâm Thị xã Xâm Thị (huyện Thanh Trì);
Tổng Thượng Hồng xã Thượng Hồng (huyện Thượng Phúc); Theo khảo sát của chúng tôi, đơn vị hành chính phủ Thường Tín (Hà Nội) thời Nguyễn được cấu tạo theo phương thức chuyển hóa trong nội bộ loại hình địa danh chiếm số lượng khá lớn trong phương thức định danh chuyển hóa (chiếm trên 95%). Trong đó, hầu hết là sự chuyển hóa trong loại hình địa danh chỉ đơn vị cư trú bởi trong 1 đơn vị cư trú lớn luôn bao gồm nhiều đơn vị cư trú nhỏ hơn, và 1 trong số đó được đặt tên giống hoặc gần giống với đơn vị bao trùm. Ví dụ, trong huyện Thanh Trì có nhiều tổng với một tổng mang tên của huyện là tổng Thanh Trì hay trong tổng Xâm Thị có nhiều xã, trong đó có một xã được gọi theo tên tổng (xã Xâm Thị)... là nơi tập trung bộ máy hành chính của tổng hay huyện đó. Đây là cách đặt tên địa danh hành chính khá phổ biến không chỉ ở phủ Thường Tín mà ở rất nhiều địa phương trên đất nước ta.
b. Chuyển hóa giữa các loại hình địa danh
Phương thức này được hiểu là sự chuyển hóa tên gọi giữa các địa danh thuộc các loại hình địa lí khác nhau. Cụ thể, trong địa danh hành chính phủ Thường Tín (Hà Nội) thời Nguyễn có sự chuyển hóa từ địa danh tự nhiên thành đơn vị cư trú. Tuy nhiên, số lượng những địa danh này chiếm số lượng rất ít (chỉ có 1 địa danh trong các giai đoạn của triều Nguyễn mà chúng tôi khảo sát):
68
Ví dụ: Sông Nhuệ Giang xã Nhuệ Giang (tổng Cổ Hiền, huyện Thượng Phúc). Phƣơng thức định danh 1802- 1831 1832- 1887 1888- 1893 1894- 1901 1902- 1932 Chuyển hóa Nội bộ loại hình 28 (96,56%) 29 (96,67%) 31 (96,88%) 29 (96,67%) 27 (96,43%) Giữa các loại hình địa danh 1 (3,44%) 1 (3,33%) 1 (3,12%) 1 (3,33%) 1 (3,57%) Tổng số 29 (100%) 30 (100%) 32 (100%) 30 (100%) 28 (100%)
2.2.4.3. Phương thức vay mượn
Trong địa danh hành chính phủ Thường Tín (Hà Nội) thời Nguyễn, số lượng địa danh được định danh theo phương thức vay mượn rất hạn chế. Chỉ có 1 trường hợp thuộc phương thức vay mượn là xã Đại Từ. Theo “Địa chí Hà Tây” [65], đây vốn là địa danh của vùng Thái Nguyên nhưng do quá trình di dân, người dân Thái Nguyên chuyển đến Thường Tín là lấy tên gọi này để gọi tên làng xã mới của mình. Đây là một truyền thống văn hóa rất đẹp, thể hiện ý thức tiếp nối lịch sử, văn hóa, nề nếp của quê hương mình dù trong bất kì hoàn cảnh nào.
69
PHƢƠNG THỨC ĐỊNH DANH CỦA ĐỊA DANH HÀNH CHÍNH PHỦ THƢỜNG TÍN (HÀ NỘI) THỜI NGUYỄN
Phƣơng thức định danh 1802-1831 1832-1887 1888-1893 1894-1901 1902-1932 Tự tạo 271 (90,04%) 271 (89,74%) 273 (89,23%) 256 (89,22%) 269 (90,28%) Chuyển hóa 29 (9,63%) 30 (9,93%) 32 (10,45%) 30 (10,44%) 28 (9,39%) Vay mƣợn 1 (0,33%) 1 (0,33%) 1 (0,32%) 1 (0,34%) 1 (0,33%) Tổng số 301 (100%) 302 (100%) 306 (100%) 287 (100%) 298 (100%)
Bên cạnh những địa danh mang tính chất võ đoán (tên gọi ngẫu nhiên, không thể hiện ý nghĩa), địa danh hình thành do sự biến âm, hầu hết các địa danh hành chính phủ Thường Tín (Hà Nội) thời Nguyễn được cấu tạo dựa trên một cơ sở ngữ nghĩa cụ thể nào đó. Các phương thức cấu tạo địa danh rất đa dạng và linh hoạt. Những trường hợp mà chúng tôi chỉ ra và phân tích trên đây chỉ là đại diện cơ bản. Đề cập đến phương thức định danh địa danh hành chính phủ Thường Tín (Hà Nội) thời Nguyễn, luận văn chỉ mới dừng lại ở việc liệt kê và minh họa. Sự phân tích cặn kẽ hơn sẽ được thể hiện ở nội dung nghiên cứu tiếp theo.
2.3. Tiểu kết
Qua kết quả thống kê, phân loại, miêu tả địa danh hành chính phủ Thường Tín (Hà Nội) thời Nguyễn về mặt cấu tạo, chúng tôi rút ra một số nhận xét cơ bản sau:
Tuân theo quy luật tư duy và cấu tạo ngôn ngữ nói chung, đặc điểm ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp Tiếng Việt nói riêng, địa danh hành chính phủ
70
Thường Tín (Hà Nội) thời Nguyễn mang những đặc trưng chung về hình thức cấu tạo và phương thức định danh giống với nhiều địa phương khác.
1. Về cấu tạo, mỗi địa danh là một phức thể. Phức thể địa danh gồm hai bộ phận là yếu tố chỉ loại (thành tố chung) và phần định danh (thành tố riêng). Yếu tố chỉ loại là bộ phận thứ nhất, chỉ loại hình (như: huyện, tổng, xã, thôn...), còn phần định danh là bộ phận thứ hai có chức năng khu biệt đối tượng địa lí được định danh với các đối tượng khác cùng loại hình.
Ví dụ: (huyện) Thượng Phúc, (tổng) Cổ Hiền, (xã) Đồng Nhân Châu... Thành tố chung trong địa danh hành chính phủ Thường Tín thời Nguyễn mang tính chất hệ thống và gần như đồng nhất với tất cả các địa phương khác trong cả nước với các từ chỉ đơn vị hành chính được phân tầng rành mạch: huyện, tổng, xã/ thôn/ phường/ trại... Nó thể hiện sự quản lí chặt chẽ và thống nhất của chính quyền triều Nguyễn.
Ngoài ra, chúng tôi còn thấy xuất hiện sự chuyển hóa ở các thành tố chung. Cụ thể là thành tố chung trở thành một bộ phận của phần định danh.Ví dụ: xã Xâm Thị, trong đó Thị là chợ nhưng ở đây nó là một phần của bộ phận định danh, có tác dụng khu biệt, phân định với các địa danh khác như Xâm Dương, Xâm Hồ...; châu là một yếu tố chỉ loại nhưng nó được chuyển hóa, trở thành một phần của bộ phận định danh trong kết hợp của các địa danh: xã Tự Nhiên Châu, xã Thúy Ái Châu, xã Cổ Châu... Điều này tạo nên tính tầng bậc cho mô hình phức thể địa danh.
2. Về kết cấu, đa số địa danh hành chính phủ Thường Tín thời Nguyễn có kết cấu chính phụ. Bởi do đặc trưng của địa danh hành chính là những tên gọi chính thức được nhà nước công nhận trong các văn bản, quy định, bộ luật... Mà những văn bản, quy định của thời Nguyễn đều sử dụng chữ Hán nên nó bị ảnh hưởng bởi ngữ pháp Hán rất nhiều (yếu tố chính đứng sau, yếu