Số lượng âm tiết của bộ phận định danh

Một phần của tài liệu Địa danh các đơn vị hành chính phủ Thường Tín (Hà Nội) thời Nguyễn (Trang 45)

8. Bố cục luận văn

2.2.1. Số lượng âm tiết của bộ phận định danh

Như trên đã nói, toàn bộ yếu tố chỉ loại trong đơn vị địa danh hành chính phủ Thường Tín (Hà Nội) thời Nguyễn đều có 1 âm tiết (phủ, huyện, tổng, xã, thôn, phường, trang, trại). Tuy nhiên, phần định danh của địa danh hành chính phủ Thường Tín (Hà Nội) có số lượng âm tiết khá đa dạng, dao động từ 1 âm tiết tới 5, 6 âm tiết (thôn Bảo Hiền xã Cổ Hiền, thôn Thượng Đình xã Nhân Mục Cựu, thôn Hưu Liệt xã Nam Phù Liệt...). Qua các giai đoạn khác nhau, số lượng âm tiết của các địa danh cũng có sự thay đổi nhất định.

a. Giai đoạn 1802 – 1831, số lượng đơn vị định danh có 2 âm tiết (ví dụ: tổng Cổ Hiền, Thụy Ứng, Dưỡng Hiền...) chiếm đa số với 214 đơn vị, chiếm 71,09%. Sau đó là các địa danh có 5 âm tiết (42 đơn vị, chiếm 13,95%) như: thôn Bảo Hiền xã Cổ Hiền, thôn Văn Hội xã Văn Giáp, thôn Cổ Chất xã Tả Giai..., 4 âm tiết (24 đơn vị, chiếm 7,97%) như: phường Thủy cơ An Khoái, thôn Hạ xã Nhị Khê, thôn Trung xã Khương Đình, thôn Thần xã Thịnh Đức..., 3 âm tiết (13 đơn vị, chiếm 3,98%) như: xã Đồng Nhân Châu, tổng Nam Phù Liệt, tổng Vĩnh Hưng Đặng... và 6 âm tiết (8 đơn vị, chiếm

41

22,65%) như: thôn Quan Nhân xã Nhân Mục Môn, thôn Yên Việt xã Nam Phù Liệt, thôn Thượng Đình xã Nhân Mục Cựu... Trong giai đoạn này, không có địa danh nào có 1 âm tiết.

b. Giai đoạn 1832 – 1887, số lượng đơn vị định danh có 2 âm tiết (ví dụ: xã Yên Phú, xã Vân Trai, xã Trát Cầu...) chiếm số lượng lớn (222 đơn vị, chiếm 73,52%). Tiếp đó là các địa danh có 5 âm tiết (38 đơn vị, chiếm 12,58%) như: thôn Phụng Công xã Cổ Hiền, thôn Hòe Thị xã Thượng Phúc, thôn Ích Vịnh xã Vĩnh Trung..., 4 âm tiết (21 đơn vị, chiếm 6,95%) như: thôn

Thượng sở Yên Duyên, thôn Thị xã Vân La, thôn Thái xã Đường Xuyên..., 3 âm tiết (12 đơn vị, chiếm 3,97%) như: xã Vạn Phúc Châu, xã Thúy Ái Châu, xã Đường Hoàng Trung..., 6 âm tiết (8 đơn vị, chiếm 2,65%) như: thôn Việt Yên xã Nam Phù Liệt, thôn Minh Kinh xã Nhân Mục Môn, thôn Hạ Đình xã Nhân Mục Cựu... Đặc biệt, giai đoạn này xuất hiện địa danh có 1 âm tiết (chiếm 0,33%) như thôn Hạ.

c. Giai đoạn 1888 – 1893, các đơn vị định danh trải dài từ những đơn vị có 1 âm tiết tới những đơn vị có 6 âm tiết với số lượng cụ thể là: 1 âm tiết (thôn Hạ, thôn Thượng, thôn Thái...) có 5 đơn vị, chiếm 1,63%; 2 âm tiết (xã

Thượng Hồng, xã Quần Hiền, xã Lộc Dư...) có 267 đơn vị, chiếm 87,28%; 3 âm tiết (xã Văn Giáp Ngoại, xã Yên Mỹ Châu, xã Vĩnh Hưng Đặng...) có 9 đơn vị, chiếm 2,94%; 4 âm tiết (thôn Thượng xã Định Công, thôn Cầu xã Thịnh Đức, thôn Mỗ xã Mai Trang...) có 16 đơn vị, chiếm 5,22%; 5 âm tiết (thôn Hà Liễu xã Hà Liễu, thôn Yên Xá xã Thường Xuyên, thôn Quan Châm xã Thịnh Đức...) có 7 đơn vị, chiếm 2,28%; 6 âm tiết (thôn Thượng Đình xã Nhân Mục Cựu, thôn Hạ Đình xã Nhân Mục Cựu) có 2 đơn vị, chiếm 0,65%.

d. Giai đoạn 1894 – 1901, số lượng các đơn vị định danh có 1 âm tiết (thôn Thượng, thôn Thái...) có 5 đơn vị (1,63%), 2 âm tiết (xã Phụng Công, xã Văn Ngoại, xã Quất Lâm...) có 259 đơn vị (90,26%), 3 âm tiết (xã Yên Duyên Hạ, xã Định Công Thượng, xã Vân La Nội...) có 13 đơn vị (4,53%), 4

42

âm tiết (thôn Phùng xã Thịnh Đức, thôn Trung xã Chuyên Mỹ, thôn Thượng xã Thịnh Đức...) có 9 đơn vị (3,13%), 5 âm tiết (thôn Nhị Khê xã Hạ Đình, thôn Đồng Vinh xã Chuyên Mỹ, thôn Thượng Đình xã Nhị Khê...) có 4 đơn vị (1,39%). Khác với các giai đoạn khác, giai đoạn này không có địa danh có 6 âm tiết nữa.

e. Giai đoạn 1902 – 1932, các đơn vị hành chính có số lượng âm tiết là 1 âm tiết (Thị thôn, Thượng thôn, Nội thôn...): 4 đơn vị, chiếm 1,34%; 2 âm tiết (xã Thượng Đình, xã Nhuệ Giang, xã Định Quán...): 268 đơn vị, chiếm 89,94%; 3 âm tiết (tổng Thịnh Đức Thượng, xã Nam Dư Thượng, xã Thường Xuyên Thái...): 16 đơn vị, chiếm 5,37%; 4 âm tiết (thôn Ngọ xã Chuyên Mỹ, thôn Trung xã Chuyên Mỹ, thôn Thượng xã Thịnh Đức...): 8 đơn vị, chiếm 2,68%; 5 âm tiết (thôn Quan Châm xã Thịnh Đức, thôn Đồng Vinh xã Chuyên Mỹ): 2 đơn vị, chiếm 0,67%. Cũng giống như giai đoạn 1894 – 1901, giai đoạn này không tồn tại địa danh có 6 âm tiết.

Sự thay đổi về số lượng âm tiết của địa danh hành chính phủ Thường Tín (Hà Nội) qua các giai đoạn của triều Nguyễn được chúng tôi thể hiện cụ thể trong bảng sau:

SỐ LƢỢNG ÂM TIẾT CỦA PHẦN ĐỊNH DANH ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH PHỦ THƢỜNG TÍN (HÀ NỘI) THỜI NGUYỄN Số lƣợng âm tiết 1801-1831 1832-1887 1888-1893 1894-1901 1902-1932 1 0 (0%) 1 (0,33%) 5 (1,63%) 2 (0,69%) 4 (1,34%) 2 214 (71,45%) 222 (73,52) 267 (87,28%) 259 (90,26%) 268 (89,94%) 3 13 (3,98%) 12 (3,97%) 9 (2,94%) 13 (4,53%) 16 (5,37%) 4 24 21 16 9 8

43 (7,97%) (6,95%) (5,22%) (3,13%) (2,68%) 5 42 (13,95%) 38 (12,58%) 7 (2,28%) 4 (1,39%) 2 (0,67%) 6 8 (2,65%) 8 (2,65%) 2 (0,65%) 0 (0%) 0 (0%) Tổng 301 (100%) 302 (100%) 306 (100%) 287 (100%) 298 (100%)

Trong những giai đoạn đầu của thời Nguyễn, chúng tôi khảo sát thấy hiện tượng thôn X xã Y là rất phổ biến.

Ví dụ: + Thôn Bảo Hiền xã Cổ Hiền – Thôn Thái Công xã Cổ Hiền;

+ Thôn Hòe Thị xã Thƣợng Phúc – Thôn Mễ Sơn xã Thƣợng Phúc;

+ Có tới 8 thôn có kết cấu định danh kèm theo yếu tố xã Thịnh Liệt: - Thôn Giáp Nhất xã Thịnh Liệt,

- Thôn Giáp Nhị xã Thịnh Liệt - Thôn Giáp Tứ xã Thịnh Liệt - thôn Giáp Lục xã Thịnh Liệt - thôn Giáp Thất xã Thịnh

– thôn Giáp Bát xã Thịnh Liệt.

Theo sự tìm hiểu của chúng tôi, trước thời Nguyễn, những địa danh như

xã Cổ Hiền, xã Thượng Phúc hay xã Thịnh Liệt... có tồn tại. Tuy nhiên, đến giai đoạn sau này (nhà Nguyễn), những địa danh này không còn nữa mà chúng được tách ra thành những đơn vị nhỏ hơn và mang tính độc lập. Các yếu tố như xã Cổ Hiền, xã Thượng Phúc hay xã Thịnh Liệt... trở thành một bộ phận có tính đánh dấu cho những địa danh như thôn Bảo Hiền, thôn Thái Công... để chỉ rõ rằng những đơn vị này trước kia là một bộ phận của xã Cổ

44

Hiền, Thượng Phúc, Thịnh Liệt cũ thời trước nhằm phân biệt với những địa danh có tên Bảo Hiền, Thái Công... khác, chứ không phải nằm trong quan hệ bao hàm thôn nằm trong xã như nhiều đơn vị hành chính hiện nay.

Qua từng giai đoạn phát triển của triều Nguyễn, số lượng âm tiết của các đơn vị địa danh hành chính phủ Thường Tín (Hà Nội) có sự thay đổi nhất định. Không tồn tại tên đơn vị hành chính có 1 âm tiết ở giai đoạn 1802 – 1831. Nhưng từ năm 1832 trở đi, số lượng đơn vị có 1 âm tiết dần xuất hiện (thôn Hạ, thôn Thái, Thượng thôn, Nội thôn, Thị thôn...). Đến giai đoạn 1888 – 1893, số lượng này lên tới 5 đơn vị. Ngược lại với những đơn vị có 1 âm tiết là những đơn vị có 6 âm tiết. Ở giai đoạn đầu thời Nguyễn (1802 – 1831), số lượng đơn vị có 6 âm tiết (thôn Quan Nhân xã Nhân Mục Môn, thôn Thượng Đình xã Nhân Mục Cựu, thôn Hạ Đình xã Nhân Mục Cựu, thôn Hoa Kinh xã Nhân Mục Môn...) chiếm 2,65% nhưng đến giai đoạn sau này (1894 – 1901), tỉ lệ này còn 0%. Trong trường hợp này, về phương diện ý nghĩa, giá trị mang tính mô tả của địa danh có thể được coi trọng hơn giá trị định danh song đây có thể coi là những hiện tượng khác bất thường so với hệ thống địa danh hành chính chung của Việt Nam.

Sau công cuộc cải cách hành chính sâu rộng của vua Minh Mệnh năm 1931, do chủ trương xây dựng một hệ thống địa danh theo hướng đơn giản hóa, dễ sử dụng, tránh phương thức mô tả, ưu tiên sử dụng mỹ tự biểu thị bằng chữ Hán Việt nên các địa danh có số lượng âm tiết nhiều ngày càng giảm theo chiều hướng thu gọn, ví dụ thôn Hạ Đình xã Nhân Mục Cựu được chuyển thành xã Hạ Đình, thôn Quan Nhân xã Nhân Mục Môn thành xã Quan Nhân). Số lượng đơn vị hành chính có 4 âm tiết từ 7,97% (24 đơn vị, 1802 – 1831) giảm xuống 2,68% (8 đơn vị, giai đoạn 1902 – 1932); số lượng đơn vị hành chính có 5 âm tiết ở giai đoạn 1802 – 1831 là 13,95% (42 đơn vị), đến giai đoạn 1902 – 1932 chỉ còn 0, 67% (2 đơn vị).

45

Tuy có sự biến động lớn về số lượng âm tiết các đơn vị hành chính của Phủ (số lượng đơn vị có nhiều âm tiết (3, 4, 5, 6 âm tiết) dần giảm qua các giai đoạn) nhưng số lượng đơn vị có 2 âm tiết vẫn giữ vị trí quan trọng và tương đối ổn định. Trong thời kì nào, số lượng đơn vị có 2 âm tiết vẫn chiếm số lượng lớn nhất và ngày càng tăng (từ 71,45% giai đoạn đầu triều Nguyễn đến 89,94% vào giai đoạn cuối).

Sự biến động về số lượng âm tiết của các đơn vị hành chính cho thấy, càng về giai đoạn sau, các địa danh hành chính có xu hướng đơn giản hóa. Các địa danh đa âm tiết (4, 5, 6 âm tiết) dần được chuyển thành địa danh có số lượng âm tiết ít hơn (2, 3 âm tiết).

Ví dụ: 1802 - 1831 1832 - 1887 1888 - 1893 1894 - 1901 1902 - 1932 thôn Ngoại xã Văn Giáp thôn Ngoại xã Văn Giáp xã Văn Giáp Ngoại xã Văn

Ngoại xã Văn Giáp thôn Hạ

xã Khương Đình

thôn Hạ thôn Hạ xã Khương Hạ xã Khương Hạ thôn Thị xã Vân La thôn Thị xã Vân La thôn Thị xã Vân La xã Vân La Thị Thị thôn thôn Thượng xã Vân La thôn Thượng xã Vân La thôn Thượng xã Vân La xã Vân La

Thượng Thượng thôn thôn Nội xã Vân La thôn Nội xã Vân La thôn Nội xã Vân La xã Vân La

Nội Nội thôn Thôn Tự Khoát xã Nam Phù Liệt Thôn Tự Khoát xã Nam Phù Liệt thôn Tự Khoát thôn Tự Khoát thôn Tự Khoát

46

2.2.2. Nguồn gốc của các bộ phận định danh trong địa danh hành chính phủ Thường Tín (Hà Nội) thời Nguyễn

Phần định danh là phần trọng tâm của phức thể địa danh. Nhìn một cách tổng quan, địa danh hành chính phủ Thường Tín thời Nguyễn có nguồn gốc ngôn ngữ khá thuần nhất, toàn bộ đều mang nguồn gốc Hán Việt. Điều này không chỉ thấy ở trong một giai đoạn nhất định mà nó xuất hiện trong toàn bộ giai đoạn mà chúng tôi khảo sát. Địa danh có nguồn gốc thuần Việt và hỗn hợp không được sử dụng trong việc đặt tên cho địa danh hành chính phủ Thường Tín thời Nguyễn.

Nguồn gốc 1802-1831 1832-1887 1888-1893 1894-1901 1902-1932 Hán Việt 301 (100%) 302 (100%) 306 (100%) 287 (100%) 298 (100%) Tổng số 301 (100%) 302 (100%) 306 (100%) 287 (100%) 298 (100%)

Theo thống kê, trong cả 5 giai đoạn, địa danh có nguồn gốc Hán Việt chiếm ưu thế tuyệt đối (100%). Điều đáng chú ý là không có địa danh nào mang nguồn gốc thuần Việt hoặc hỗn hợp được nhà cầm quyền sử dụng khi đặt tên cho đơn vị hành chính của phủ Thường Tín vào thời Nguyễn. Đây là một điều đặc biệt, khác với những vùng khác.

2.2.2.1. Địa danh có nguồn gốc Hán Việt

Địa danh có nguồn gốc Hán Việt chiếm ưu thế tuyệt đối trong cả 5 giai đoạn mà chúng tôi khảo sát với tỉ lệ 100%.

Ví dụ: huyện Thượng Phúc, tổng Hoàng Mai, xã Hòa Mỹ...

Trong tất cả các giai đoạn của triều Nguyễn mà chúng tôi khảo sát, tên gọi của các địa danh hành chính được quy định trên các văn bản chính thống. Mà trong thời kì này, các văn bản chính thống của nhà nước ta được ghi bằng chữ Hán. Cùng với đó là ảnh hưởng sâu đậm của văn hóa Hán tới triều đình Nguyễn, thậm chí trên một số phương diện còn mạnh hơn so với trước đây.

47

Do vậy, việc các địa danh hành chính mang nguồn gốc Hán Việt chiếm ưu thế tuyệt đối là điều tất yếu.

2.2.2.2. Địa danh có nguồn gốc thuần Việt

Trong các giai đoạn khảo sát, địa danh hành chính phủ Thường Tín (Hà Nội) thời Nguyễn không có đơn vị nào mang nguồn gốc thuần Việt. Đây là một điều rất đặc biệt so với hệ thống địa danh khu vực Hà Nội thuộc cùng giai đoạn, nơi các địa danh thuần Việt chiếm một số lượng đáng kể.

Bên cạnh những trường hợp trên, trong quá trình khảo sát, chúng tôi thấy xuất hiện hiện tượng: có nhiều địa danh cùng tồn tại cả tên Hán và tên Nôm. Nếu như ở một số khu vực miền núi, tiêu biểu như địa danh Định Hóa tỉnh Thái Nguyên được tác giả Lí Việt Hương nhận định là: “hiện tượng song hành tên Hán và tên Nôm rất hiếm gặp” [23, tr.34] thì trái lại, hiện tượng này lại khá phổ biến với các địa danh ở phủ Thường Tín thời Nguyễn. Chúng tôi đã thống kê được 94 cặp địa danh thuần Việt và Hán Việt cùng để định danh cho 1 đối tượng. Thậm chí có nhiều trường hợp cùng một địa danh mà có 3, 4 tên gọi (12 trường hợp).

Ví dụ: + Trường hợp một địa danh có hai tên gọi:

thôn Bảo Hiền xã Cổ Hiền có tên Nôm là làng Me xã Dưỡng Hiền có tên Nôm là làng Đăm Cầy xã Nhuệ Giang có tên Nôm là làng Đò

...

+ Trường hợp địa danh có 03 tên gọi trở lên:

thôn Giáp Nhất xã Thịnh Liệt có các tên Nôm là Làng Nhất hoặc Làng Sét xã Lưu Phái có các tên Nôm là Giáy, làng Còng Giáy hoặc làng Dẫy thôn Đại Từ có các tên Nôm là làng Đại và làng Đầm

...

Từ ví dụ trên ta thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa đơn vị hành chính chính thức là xã, thôn với đơn vị định cư phi hành chính nhưng rất phổ biến ở

48

nông thôn Việt Nam là làng. Các thôn, xã đều có tên gọi được nhân dân thừa nhận và truyền lại từ lâu đời. Tuy vậy, tên Nôm thường đi với đơn vị chỉ loại là Làng chứ rất hiếm khi đi với Thôn, mặc dù làng không được coi là đơn vị hành chính nhưng trong tổ chức nông thôn của nước ta, làng là đơn vị cơ sở, quan trọng.

Sở dĩ có hiện tượng song hành hoặc đa hành các tên Hán và Nôm là bởi đặc điểm địa lí, lịch sử của vùng. Phủ Thường Tín là một vùng đất cổ, nơi người Việt sớm đặt chân đến khai phá nên hình thành và lưu giữ được nhiều giá trị văn hoá truyền thống, nhất là ở trong các làng xã cổ. Với ý thức còn tên làng thì còn làng, người Việt trong nhiều hoàn cảnh gian khó như chiến tranh, thiên tai, địch bệnh, dù cháy nhà, mất ruộng, vẫn kiên quyết giữ làng, tiếng làng và tên làng. Ngay cả sau nhiều lần thay đổi, cải cách địa danh hành chính thì nhân dân vẫn giữ những tên gọi nôm na do cha ông để lại. Cùng với việc giữ gìn các giá trị văn hoá thì ngôn ngữ cổ cũng được bảo lưu và hệ thống những địa danh cổ chính là những chiếc chìa khoá giải mã nhiều bí ẩn lịch sử. Bên cạnh các địa danh mang nguồn gốc thuần Việt được các văn bản hành chính ghi lại còn tồn tại hiện tượng: sử dụng cả tên Nôm (thuần Việt) và tên Hán để định danh cho một đối tượng địa danh. Thậm chí có hai tên Nôm cùng để chỉ một đối tượng (Nhót/ Chợ Nhót - xã Đông Phù Liệt, Thằm/ Đàm - xã Văn Uyên). Đây là một hiện tượng hiếm gặp trong việc định danh các đơn vị hành chính. Hiện tượng này thường xuất hiện với những đơn vị như làng nhưng ở đối tượng khảo sát của chúng tôi, hiện tượng này lại xuất hiện ở những đơn vị hành chính cơ sở như thôn, xã. Các địa danh có nguồn gốc Hán, qua các giai đoạn trị vì của mỗi triều đại khác nhau sẽ có sự thay đổi cho phù hợp với thể chế, xu hướng chính trị của mình nhưng những cái tên “nôm na” mà nhân dân vẫn thường gọi thì hầu như không có sự thay đổi nào. Điều này thể hiện sự hiện diện và sức sống “mãnh liệt” của văn hóa dân gian mà “văn hóa hành chính” không thể thay thế.

49

Một phần của tài liệu Địa danh các đơn vị hành chính phủ Thường Tín (Hà Nội) thời Nguyễn (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)