Bức tranh khái quát về địa danh hành chính phủ Thƣờng Tín

Một phần của tài liệu Địa danh các đơn vị hành chính phủ Thường Tín (Hà Nội) thời Nguyễn (Trang 28)

8. Bố cục luận văn

1.4. Bức tranh khái quát về địa danh hành chính phủ Thƣờng Tín

Nội) thời Nguyễn

Khác với các loại địa danh khác, địa danh hành chính là tên gọi các đơn vị hành chính được nhà nước hoặc các cấp chính quyền quy định chính thức chứ không phải được hình thành một cách tự do. Một số đơn vị hành chính cấp thôn, xã bên cạnh tên gọi chính thức còn có tên Nôm do nhân dân tự đặt, lâu rồi thành quen. Tuy nhiên, các tên Nôm đấy chỉ được “lưu hành” trong dân gian, thậm chí trên các văn bia. Song trên các văn bản hành chính thì không được sử dụng mà phải sử dụng tên chính thức.

Căn cứ vào những cứ liệu chúng tôi thu thập được, bức tranh về hệ thống địa danh hành chính phủ Thường Tín (Hà Nội) thời Nguyễn được chia thành 05 giai đoạn. Mỗi giai đoạn có đặc điểm riêng cả về số lượng và đặc điểm cấu tạo. Cụ thể như sau:

Giai đoạn thứ nhất (từ năm 1802 – 1831) là giai đoạn đầu thời Nguyễn với sự trị vì của vua Gia Long. Lúc này, phủ Thường Tín thuộc trấn Sơn Nam Thượng với 3 huyện (Thượng Phúc, Thanh Trì, Phú Xuyên), 35 tổng, 266 xã thôn.

Giai đoạn thứ hai (từ năm 1831 – 1887) được đánh dấu bằng những cải cách quan trọng của vua Minh Mệnh năm 1831 với sự thành lập của tỉnh Hà Nội bao gồm các phần đất của “4 phủ, 15 huyện: phủ Hoài Đức với ba huyện Thọ Xương, Vĩnh Thuận, Từ Liêm (năm Tự Đức 5 (1851) cho huyện Thọ Xương kiêm nhiếp huyện Vĩnh Thuận); phủ Thường Tín với ba huyện Thượng Phúc (do phủ kiêm lý), Thanh Trì, Phú Xuyên; phủ Ứng Hòa với bốn huyện Sơn Ninh (do phủ kiêm lý), Hoài An (năm Tự Đức 4 (1850) bỏ tri huyện, do phủ kiêm nhiếp), Chương Đức (sau đổi thành Chương Mỹ), Thanh Oai; phủ Lý Nhân với năm huyện Kim Bảng, Duy Tiên, Thanh Liêm, Bình Lục, Nam

24

Xang” [1; tr.166]. Theo đó, phủ Thường Tín trước thuộc trấn Sơn Nam Thượng được chuyển về để thành lập tỉnh Hà Nội. Đơn vị hành chính của Phủ có sự thay đổi không đáng kể với 3 huyện, 35 tổng, 267 xã thôn (tăng 1 thôn so với giai đoạn trước).

Giai đoạn thứ ba (từ 1888 – 1893): Năm Đồng Khánh 3 (1888), triều đình nhà Nguyễn nhượng một phần đất Hà Nội chủ yếu là đất thuộc hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận cho Pháp làm “đất nhượng địa”. Sau đó, chính quyền thực dân thành lập thành phố Hà Nội. Lúc này, phủ Thường Tín thuộc về tỉnh Hà Đông với số lượng huyện, tổng không có sự thay đổi (3 huyện, 33 tổng), số lượng đơn vị hành chính cơ sở là 271 đơn vị (tăng 4 đơn vị cơ sở so với giai đoạn 1832 – 1887).

Giai đoạn thứ tư (từ 1894 – 1901): Năm 1899, thành lập huyện Hoàn Long. “Ngày 25 tháng 8 năm 1899 có thư của trưởng ban I thuộc Phủ Thống sứ Bắc kỳ gửi Giám đốc Sở các công việc bản xứ của Phủ về việc xóa bỏ huyện Vĩnh Thuận rồi lấy nốt phần đất còn lại của huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận và một số xã thôn của hai huyện Từ Liêm, Thanh Trì lập một huyện mới có tên là huyện Hoàn Long, làm huyện ngoại thành thành phố Hà Nội” (Dẫn theo [40; tr.30]). Lúc này, số lượng đơn vị cấp huyện và tổng của Phủ Thường Tín không thay đổi (3 huyện, 33 tổng) nhưng số lượng thôn, xã có sự biến đổi khá lớn (từ 271 xã thôn ở giai đoạn thứ ba giảm xuống còn 254 đơn vị).

Giai đoạn thứ năm (từ 1902 – 1932): Năm 1902, tỉnh lỵ Hà Nội được dời đến xứ Cầu Đơ rồi đổi thành tỉnh Cầu Đơ. Năm 1904, tỉnh Cầu Đơ được đổi thành tỉnh Hà Đông. Lúc này, Phủ Thường Tín với 3 huyện Thượng Phúc, Thanh Trì, Phú Xuyên vẫn được giữ nguyên và chuyển về tỉnh Hà Đông. Khi đó, số lượng đơn vị hành chính cấp huyện, tổng được giữ nguyên (3 huyện, 33 tổng). Trong khi đó, đơn vị hành chính cấp cơ sở là 264 xã thôn (tăng 10 xã, thôn so với giai đoạn trước).

25

Trên thực tế, giai đoạn nhà Nguyễn kéo dài từ năm 1802 đến năm 1945. Song về tư liệu, chúng tôi chỉ có chính thức số liệu tới năm 1932. Theo một số tài liệu khác, hệ thống đơn vị hành chính của Thường Tín từ năm 1932 đến năm 1945 hầu như không có gì thay đổi.

Hiện nay, địa danh phủ Thường Tín không tồn tại mà được tách thành 3 đơn vị độc lập là 3 huyện: Thường Tín, Thượng Phúc, Phú Xuyên. Thường Tín trở thành một đơn vị cấp huyện.

Sơ đồ của các đơn vị hành chính của huyện Thường Tín qua 5 giai đoạn của thời Nguyễn được chúng tôi thể hiện cụ thể trong Phụ lục 2.

Qua bảng thống kê số lượng các đơn vị cơ sở của Phủ (Phụ lục 2) ta thấy, số lượng các đơn vị cơ sở của phủ Thường Tín (Hà Nội) thời Nguyễn hầu như được giữ nguyên. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là địa danh hành chính phủ Thường Tín (Hà Nội) thời Nguyễn không có sự thay đổi. Các đơn vị hành chính của Phủ có sự biến động khá lớn với một số địa danh bị mất đi và một số địa danh mới được hình thành.

Ví dụ: Năm 1896, tổng Hoàng Mai (huyện Thanh Trì) tách thành tổng Hoàng Mai và tổng Thịnh Liệt. Theo đó, tổng Hoàng Mai (5 xã, thôn) không thuộc huyện Thanh Trì nữa mà thuộc huyện Vĩnh Thuận. Trong khi đó, tổng Thịnh Liệt với 6 xã, thôn còn lại của tổng Hoàng Mai cũ vẫn thuộc huyện Thanh Trì. (Theo [30; tr.464])

Số lượng các địa danh mất đi và hình thành mới có sự tương ứng nhất định (Điều này được chúng tôi thể hiện rõ trong bảng thống kê các đơn vị hành chính phủ Thường Tín (Hà Nội) thời Nguyễn phần Phụ lục).

Một phần của tài liệu Địa danh các đơn vị hành chính phủ Thường Tín (Hà Nội) thời Nguyễn (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)