Khảo sát địa danh

Một phần của tài liệu Địa danh các đơn vị hành chính phủ Thường Tín (Hà Nội) thời Nguyễn (Trang 26)

8. Bố cục luận văn

1.3.Khảo sát địa danh

Trong phạm vi luận văn thạc sĩ, chúng tôi chưa có điều kiện khảo sát đầy đủ tất cả các địa danh thuộc mọi lĩnh vực trên địa bàn phủ Thường Tín

22

(Hà Nội) thời Nguyễn. Tuy nhiên, với sự cố gắng của mình, chúng tôi tiến hành thu thập các địa danh về phủ Thường Tín trong tài liệu: Các trấn tổng xã danh bị lãm, Bắc Thành địa dư chí lục, Đồng Khánh dư địa chí, Hà Nội địa bạ, Danh mục cuối thế kỷ XIX, Hà Đông xã trang thôn trại bạ, Địa chí tỉnh Hà Nội kèm theo bảng kê các làng và chợ trong tỉnh, Địa danh và tài liệu lưu trữ về làng xã Bắc Kỳ, Hà Đông toàn tỉnh tổng xã thôn danh sách. Để đảm bảo tính toàn diện, khái quát và tiêu biểu ấy, nguyên tắc và lịch trình làm việc của chúng tôi trong quá trình điều tra là:

+ Khảo sát địa danh hành chính của phủ Thường Tín (Hà Nội) qua các giai đoạn của thời Nguyễn.

+ Không chỉ tìm hiểu hệ thống các địa danh hành chính, chúng tôi còn rất quan tâm đến các tên gọi khác, tên gọi không chính thức, thậm chí cả những tên gọi trong lịch sử mà đến nay hoàn toàn không được sử dụng nữa song đã từng được ghi chép trong các tư liệu cổ về địa danh, địa chí, địa bạ. Sự biến đổi địa danh phần nào giúp chúng tôi có những phán đoán có cơ sở về quá trình hình thành và phát triển của các đơn vị hành chính được định danh.

+ Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi kết hợp điểm nhìn khoa học từ hai trục là trục không gian và thời gian, qua đó, thấy được diện mạo chung của địa danh hành chính phủ Thường Tín trong thế đối sánh giữa những địa danh hành chính qua các giai đoạn của triều Nguyễn.

+ Một nội dung quan trọng trong quá trình khảo sát địa danh là việc lí giải ý nghĩa địa danh. Có thể coi ý nghĩa địa danh là sức sống, là phần hồn của một địa danh. Chính vì vậy mà việc giải mã ý nghĩa tên gọi sẽ trả lời được rất nhiều vấn đề về lịch sử, văn hoá, ngôn ngữ. Có những địa danh mà tên gọi của nó phản ánh yếu tố lịch sử, địa lí thì việc giải thích ý nghĩa cần nhiểu đến những minh chứng học thuật và đòi hỏi mức độ chính xác cao. Bên cạnh đó, tồn tại rất nhiều địa danh mà ý nghĩa tên gọi được lấy từ truyền thuyết truyền khẩu dân gian. Ở trường hợp sau, tính chính xác khoa học sẽ ít đi mà thay vào

23

đó là nhiều dị bản phong phú. Nguyên tắc của chúng tôi là khảo cứu thận trọng các tên gọi lịch sử và ghi chép trung thành các tên gọi dân gian cùng sự tích, ý nghĩa của chúng.

Một phần của tài liệu Địa danh các đơn vị hành chính phủ Thường Tín (Hà Nội) thời Nguyễn (Trang 26)