Tình hình sử dụng và nghiên cứu cây thuốc Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn sâu răng của một số loài thực vật (Trang 28)

Việt Nam là nước có hệ thực vật rất phong phú và đa dạng. Tổng số loài thực vật đã ghi nhận cho Việt Nam là 10.500 loài, ước đoán hệ thực vật Việt Nam có khoảng 12.000 loài. Trong số này, nguồn tài nguyên cây làm thuốc chiếm khoảng 30%. Kết quả điều tra nguồn tài nguyên dược liệu ở Việt Nam giai đoạn 2001-2005 của Viện Dược liệu (2006) cho biết ở Việt Nam có 3.948 loài thực vật bậc cao, bậc thấp và nấm lớn được dùng làm thuốc. Trong đó nhóm thực vật bậc cao có mạch có 3.870 loài. Những cây thuốc có giá trị sử dụng cao, có khả năng khai thác trong tự nhiên là những cây thuốc nằm trong danh mục 185 cây thuốc và

Luận văn thạc sĩ 30 vị thuốc thiết yếu của Bộ Y tế cũng như những cây thuốc đang được thị trường dược liệu quan tâm gồm có 206 loài cây thuốc có khả năng khai thác [1, 11].

Một số nghiên cứu khoa học ở Việt Nam về các hợp chất ở các cây có tính kháng khuẩn có thể kể đến là “Nghiên cứu một số chỉ số sinh hóa và khả năng kháng khuẩn của nấm Hoàng chi Ganoderma colossum”; “Khảo sát tính kháng sinh của chất chiết hành, tỏi, hẹ, lá móng tay trên vi khuẩn E. coli” [6].

Với đối tượng nghiên cứu là vi khuẩn sâu răng S. mutans, ở Việt Nam cũng

có một số công trình nghiên cứu về cây Sao Đen, Sắn thuyền, Kim ngân, Sài đất [9, 10]. Để bổ sung nguồn dữ liệu khoa học về cây thuốc Việt Nam, chúng tôi lựa chọn một số cây thuốc khác có tính kháng khuẩn trên cơ sở tài liệu Những cây thuốc và vị

thuốc Việt Nam của Đỗ Tất Lợi [11]. Đồng thời, lựa chọn thêm một số cây thuốc

chưa được nghiên cứu nhưng thường được sử dụng trong các bài thuốc dân gian để chữa bệnh sâu răng. Các cây thuốc trong đề tài này gồm có: Duối (Streblus asper); Húng quế (Ocimum basilicum L.); Lấu Ba Vì (Psychotria baviensis); Lược vàng (Callisi fragrans L.); Xoan (Melia azedarach L.); Xoài (Mangifera indica L.).

Luận văn thạc sĩ 31

CHƢƠNG 2: NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn sâu răng của một số loài thực vật (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)