Nghiên cứu tác dụng của một số phân đoạn dịch chiết lên một số

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn sâu răng của một số loài thực vật (Trang 56)

(b) cuả dịch chiết Lấu Ba Vì

Kết quả trên cũng cho thấy dịch chiết từ lá cây Lấu Ba Vì có 2 phân đoạn có hoạt tính kháng khuẩn mạnh nhất đối với chủng S. mutans từ người Việt Nam đó là phân đoạn 2 và 5 tương ứng với Rf là 0,78 và 0,98; Các phân đoạn này cũng có tác dụng đối với chủng chuẩn S. mutans GS5.

Kết quả này sẽ là cơ sở để tiến hành xác định các hợp chất có tác dụng diệt vi khuẩn sâu răng S. mutans trong dịch chiết từ lá cây Lấu Ba Vì và cây xoài cho các nghiên cứu tiếp theo.

3.2.3. Nghiên cứu tác dụng của một số phân đoạn dịch chiết lên một số enzym của S. mutans của S. mutans

Các phân đoạn thu được từ sắc lý lớp mỏng có hoạt tính kháng khuẩn mạnh nhất được sử dụng cho nghiên cứu sự ảnh hưởng lên các enzym của vi khuẩn S. mutans. Với dịch chiết cây Lấu Ba Vì, phân đoạn có hoạt tính mạnh nhất là phân

đoạn có Rf= 0,98, dịch chiết lá xoài và thân xoài đều có phân đoạn có Rf= 0,57 có hoạt tính mạnh nhất.

3.2.3.1. Ảnh hƣởng lên enzym ATPase

ATPase là enzym trên màng tế bào, có vai trò quan trọng trong quá trình vận chuyển proton qua màng, do đó đây là enzym có vai trò quyết định khả năng chịu axit của vi khuẩn sâu răng.

Luận văn thạc sĩ 58 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân đoạn M5 có tác dụng ức chế hoạt tính của enzym ATPase. Ngay tại nồng độ thấp là 2,5%, khoảng gần 50% hoạt tính enzym đã bị ức chế đối với chủng S. mutans 74. Tác dụng ức chế enzym ATPase của phân đoạn này giải thích được một phần tác dụng diệt vi khuẩn S.mutans tại giá trị pH axit của dịch chiết thân và lá xoài.

(a) (b)

Hình 17. Ảnh hƣởng phân đoạn 5 dịch chiết lá xoài (a), phân đoạn 5 dịch chiết Lấu Ba Vì (b) lên hoạt độ ATPase của S. mutans 74

3.2.3.2. Ảnh hƣởng lên enzym NADH oxidase

NADH oxidase chịu trách nhiệm chính cho quá trình hô hấp của vi khuẩn gây sâu răng. Kết quả thu được về sự ức chế enzyme dưới hình 18.

Luận văn thạc sĩ 59

(a) (b)

Hình 18. Ảnh hƣởng phân đoạn 5 dịch chiết lá xoài (a), phân đoạn 5 dịch chiết Lấu Ba Vì (b) lên hoạt độ NADH oxidase của S. mutans 74

So sánh về khả năng ức chế enzyme NADH oxidase, dịch chiết cây xoài ở nồng độ 2% đã ức chế 50% hoạt độ enzyme, dịch chiết lấu Ba Vì nồng độ 1% ức chế hơn 50% hoạt độ enzym, theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quang Huy dịch chiết lá sắn thuyền và sao đen ở nồng độ 3% ức chế được 50% hoạt độ enzyme này. Như vậy khả năng ức chế enzyme NADH oxidase của hai dịch chiết nghiên cứu cao hơn kết quả nghiên cứu trước đây.

Điều này bước đầu giải thích tại sao quá trình sinh axit của tế bào vi khuẩn S.

mutans bị ức chế bởi dịch chiết thân và lá xoài, và dịch chiết cây Lấu Ba Vì.

3.2.3.2. Ảnh hƣởng lên enzym phosphoryl hóa đƣờng (PTS)

Hệ thống enzym PTS đóng vai trò chủ yếu trong việc phosphoryl hóa đường từ bên ngoài vào tế bào chất. Kết quả kiểm tra ảnh hưởng của phân đoạn số 5 dịch chiết lá xoài và Lấu Ba Vì lên hoạt tính của enzym PTS. Kết quả trên hình 19 cho thấy hợp chất này với nồng độ dịch chiết lá xoài là 1%, dịch chiết Lấu Ba Vì là 2% đã ức chế 50% hoạt độ enzyme vận chuyển đường.

Luận văn thạc sĩ 60

(a) (b)

Hình 19. Ảnh hƣởng phân đoạn 5 dịch chiết lá xoài (a), phân đoạn 5 dịch chiết Lấu Ba Vì (b) lên hoạt độ enzym PTScủa S. mutans 74

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn sâu răng của một số loài thực vật (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)