Xác định mức độ sinh axit của vi khuẩn bằng thí nghiệm giảm p H

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn sâu răng của một số loài thực vật (Trang 33)

Tế bào vi khuẩn sau khi nuôi cấy được hòa lại trong dung dịch muối khoáng 1x sao cho mật độ cuối cùng tương đương A700 = 10. pH của huyền dịch tế bào được chỉnh đến 7,2 bằng NaOH 0,1N. Glucose được bổ sung sao cho nồng độ cuối cùng là 1%, đảm bảo môi trường dư thừa cơ chất cho quá trình đường phân. Sự giảm pH của môi trường được theo dõi bằng máy pH meter tại những thời điểm nhất định. Độ giảm pH của môi trường phản ánh khả năng sinh axit của tế bào.

2.2.7. Xác định mức độ sống sót của vi khuẩn

Xác định mức độ sống sót của tế bào vi khuẩn được tiến hành theo phương pháp của Phan và cộng sự [15]. Tế bào vi khuẩn được rửa và hòa tan trong dung dịch peptone 1% sao cho mật độ tế bào cuối cùng tương đương A700 = 1 (khoảng 109 tế bào/ml). Các chất được bổ sung để đạt nồng độ cuối cùng mong muốn. Hút 100l dịch tế bào ra pha loãng trong peptone 1% theo các nồng độ nhỏ dần 10 lần và được cấy trải trên đĩa thạch TSA. Các đĩa thạch được cất ở 37oC cho đến khi các khuẩn lạc hình thành rõ rệt và có thể đếm bằng mắt thường.

Tác dụng gây chết của dịch chiết được đánh giá bằng giá trị D, là thời gian cần thiết để 50% quần thể vi khuẩn bị giết chết. Tác dụng này được đánh giá bằng

Luận văn thạc sĩ 35 giá trị LogN/N0 với N0 là số vi khuẩn ban đầu, N là số vi khuẩn tại thời điểm nghiên cứu. Giá trị D tương ứng với LogN/N0 = -1/2.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn sâu răng của một số loài thực vật (Trang 33)