Trung cấp Nghề Đồng hồ - Điện tử - Tin học Hà Nội giai đoạn hiện nay
Những thành tựu của khoa học công nghệ nói chung và CNTT trong thời đại hiện nay đã ghi dấu ấn không nhỏ đối với sự phồn thịnh của nền kinh tế thế giới.Việc sử dụng, ứng dụng CNTT hiện nay không còn là vấn đề thời sự, mà chính là sự tất yếu cho sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp, cơ sở sản xuất,... và trong mỗi gia đình.
Nhu cầu nguồn nhân lực CNTT ngày càng tăng về số lượng cũng như chất lượng, đòi hỏi các cơ sở đào tạo phải có những định hướng, chiến lược đào tạo thay đổi phù hợp, để kịp thời đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của xã hội về chất lượng nguồn lao động kỹ thuật ngành CNTT.
Đứng trước cơ hội phát triển, đa dạng hoá ngành nghề đào tạo của nhà trường, đặc biệt là các nghề thuộc nhóm nghề Công nghệ thông tin. Trong nhiều năm qua nhà trường đã ưu tiên để phát triển đào tạo các nghề thuộc nhóm nghề Công nghệ thông tin như: Tăng cường CSVC, đội ngũ giáo viên, đăng ký mở rộng đào tạo thêm các nghề thuộc nhóm nghề Công nghệ thông tin,...
Kết quả tuyển sinh và đào tạo của nhà trường trong những năm qua, đã minh chứng cho thay đổi đúng đắn đó. Từ một trường chỉ đào tạo duy nhất 1 nghề Sửa chữa đồng hồ đến nay nhiệm vụ đào tạo tập chung chính là các nghề thuộc lĩnh vực CNTT. Tính riêng số lượng tuyển sinh và đào tạo các nghề thuộc nhóm nghề Công nghệ thông tin năm 2012 đã tăng 45,1% so với số lượng tuyển sinh và đào tạo năm 2008.
Trong định hướng phát triển chung, Trường phấn đấu trở thành cơ sở đào tạo nghề trọng điểm quốc gia. Xây dựng Trường trở thành một trung tâm đào
tạo đa ngành nghề, trong đó nghề mũi nhọn là các nghề thuộc nhóm nghề Công nghệ thông tin đạt chuẩn quốc gia và khu vực.
Biện pháp quản lý hoạt động dạy thực hành nhóm nghề Công nghệ thông tin ở Trường Trung cấp Nghề Đồng hồ - Điện tử - Tin học Hà Nội không những phù hợp với các chủ trương định hướng phát triển trường giai đoạn 2011-2015, mà còn là cơ sở đẩy mạnh nhiệm vụ đào tạo của trường trong giai đoạn mới.
3.2. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành
3.2.1. Đảm bảo tính kế thừa
Kế thừa các biện pháp phát triển hoạt động dạy học thực hành hiện tại của nhà trường, phát huy những mặc mạnh tìm những hạn chế quản lý và đề xuất các biện pháp quản lý dạy học thực hành theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
3.2.2. Đảm bảo tính hệ thống
Giáo dục đào tạo của nhà trường luôn gắn liền với mục tiêu giáo dục và đào tạo của toàn ngành, nhằm đáp ứng kịp thời với nhu cầu cảu toàn xã hội. Để đạt được mục tiêu đó, mọi hoạt động của nhà trường đều nằm trong hệ thống chung bao gồm từ lãnh đạo nhà trường, các phòng ban chức năng, ban chủ nhiệm các khoa, tổ bộ môn, các cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh đang theo học tại nhà trường. Hiểu được hệ thống thì biện pháp được đề xuất mới phù hợp và có khả năng thực hiện và đưa vào ứng dụng có hiệu quả.
3.2.3. Đảm bảo tính đồng bộ
Các biện pháp đề xuất phải đồng bộ từ quản lý hoạt động dạy học thực hành của giáo viên, quản lý học hoạt động thực hành của học sinh, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đến quản lý cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy học thực hành chuyên ngành Công nghệ thông tin. Các biện pháp đề ra phải cùng hướng tới mục tiêu là phát huy tính tích cục học tập của sinh viên. Chúng ta phải quan tâm đầy đủ đến yếu tố, không thể xem nhẹ yếu tố nào khi tiến hành quản lý dạy học thực hành trong nhà trường. Trong đó mỗi biện pháp là cơ sở, hỗ trợ để thực hiện biện pháp và ngược lại.
3.2.4. Đảm bảo tính thực tiễn
Các biện pháp đưa ra phải phù hợp với cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn của nhà trường như: Đặc điểm, điều kiện về đội ngũ giáo viên, học viên, CSVC hiện có của nhà trường và các biện pháp đó có khả năng thực hiện trong tại trường một cách thuận lợi, nhanh chóng và đem lại hiệu quả cao khi rèn luyện, kỹ năng thực hành cho học sinh. Việc đổi mới quản lý phải được xây dựng theo một quy trình chặt chẽ với các bước tiến hành cụ thể, rõ ràng và chuẩn xác. Các biện pháp quản lý phải được kiểm chứng theo nguyên tắc có tính khoa học, tính khách quan và có tính khả thi cao. Các biện pháp được tổ chức thực hiện một cách rộng rãi và được điều chỉnh cải tiến thường xuyên để ngày càng hoàn thiện hơn.