Nội dung quản lý dạy học thực hành nghề

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học thực hành nhóm nghề công nghệ thông tin ở trường Trung cấp nghề Đồng hồ - Điện tử - Tin học Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 26)

Quản lý hoạt động DHTH nghề gồm 7 nội dung cơ bản sau: 1) Quản lý mục tiêu dạy học thực hành 2) Quản lý chương trình, nội dung dạy học thực hành 3) Quản lý phương pháp dạy học thực hành 4) Quản lý hoạt động dạy của giáo viên ) Quản lý hoạt động học của học sinh; 6) Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy học thực hành; và 7) Quản lý kiểm tra - đánh giá kết quả dạy học thực hành.

1.3.4.1. Quản lý mục tiêu dạy học thực hành

Mục tiêu của DHTH là đào tạo người công nhân, cán bộ kỹ thuật có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đào đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người lao động co khả năng tìm được việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội. Điều này có nghĩa là trong DHTH phải lấy mục tiêu đào tạo người công nhân cán bộ kỹ thuật có kiến thức, kỹ năng, thái độ, ý thức nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu lao động xã hội là chính, đồng thời với khả năng phát triển toàn diện của chính họ trong nghề nghiệp và trong xã hội, phù hợp với chiến lược phát triển nguồn lực, phát triển con người của đất nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Những yêu cầu đối với mục tiêu dạy học thực hành:

- Đối với người học: Mục tiêu DHTH phải được diễn đạt theo yêu cầu của người học chứ không phải chức năng của người dạy. Người học là chủ thể thực hiện mục tiêu để chiếm lĩnh khả năng mới. Xác định những kiến thức kỹ năng, kỹ xảo cần lĩnh hội, lựa chọn phương pháp học tập thích hợp cho bản thân.

- Đối với người dạy: Mục tiêu dạy học thực hành phải thiết thực, phù hợp và có tính khả thi. Căn cứ vào mục tiêu đào tạo lựa chọn nội dung dạy học, khối lượng kiến thức và các kỹ năng chuyên môn phục vụ cần đào tạo.

- Đối với người quản lý: Xây dựng nội dung chương trình đào tạo, chỉ đạo phương pháp dạy học.

- Đối với người sử dụng: Là cơ sở để phân tích đánh giá chất lượng đào tạo có phù hợp với thực tiễn sử dụng hay không?

1.3.4.2. Quản lý chương trình, nội dung dạy học thực hành

Tại Điều 34, Khoản 1 Luật giáo dục năm 2005 quy định yêu cầu về nội dung giáo dục nghề nghiệp nhu sau: “Nội dung giáo dục nghề nghiệp phải tập

trung đào tạo năng lực thực hành nghề nghiệp, coi trọng giáo dục đạo đức, rèn luyện sức khỏe, rèn luyện kỹ năng theo yêu vầu của từng nghề, nâng cao trình độ học vấn theo yêu cầu đào tạo”. Điều này có nghĩa là, nội dung đào tạo nghề

bao gồm các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp đòi hỏi người học phải nắm vững. Trên cơ sở đó hình thành thế giới quan và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để người học bước vào cuộc sống và lao động để thực hiện được mục đích giáo dục nghề nghiệp nói riêng và thực hiện các nhiệm vụ dạy học nói chung, trong thực hành nghề cũng phải bảo đảm các yêu cầu như:

+ Nội dung dạy học thực hành phải phù hợp với mục tiêu đào tạo. Mục tiêu đào tạo nghề là đào tạo nguồn nhân lực lao động có kỹ thuật, nội dung dạy học phải đảm bảo tính toàn diện, tính hệ thống, liên tục giữa các môn học, tỉ lệ giữa lý thuyết và thực hành; kỹ năng, kỹ xảo cần có của ngành đào tạo.

+ Nội dung dạy học phải đảm bảo tính cân đối và toàn diện giữa các mặt: Thể hiện ở chỗ bên cạnh việc cung cấp kiến thức kỹ năng, kỹ xảo cần coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng đạo đức.

+ Nội dung đào tạo phải gắn liền với thực tế sản xuất.

+ Nội dung dạy học phải đảm bảo tính khoa học, cơ bản, hiện đại phù hợp với trình độ người học.

- Tính khoa học: Đảm bảo cho nội dung đào tạo chính xác về kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp.

- Tính cơ bản: Đảm bảo cho nội dung dạy học cung cấp những tri thức đủ để nắm vững chuyên môn, nghề nghiệp.

- Phù hợp với trình độ người học: Đảm bảo tính vừa sức trong nhận thức của học sinh.

- Tính hiện đại: Nội dung dạy học phải phản ánh thành tựu hiện đại của nhân loại cả lý thuyết lẫn thực tiễn ứng dụng thuộc lĩnh vực khoa học đó, phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

- Nội dung dạy học phải đảm bảo tính thống nhất chung trong cả nước đồng thời cũng tính đến đặc điểm từng vùng miền.

- Nội dung dạy học phải đảm bảo tính liên thông và tính hệ thống giữa các môn học và liên thông giữa các cấp học.

Căn cứ vào mục tiêu nội dung dạy học thực hành trong trường đào tạo nghề, xác định các môn học và nội dung môn học trong trường đào tạo nghề, các môn học thuộc các khối kiến thức sau:

+ Khối kiến thức chung: Đây là những môn học bắt buộc đối với tất cả các trường đào tạo nghề.

+ Khối kiến thức cơ sở: Những kiến thức chung cho nhiều ngành nó bao gồm những nguyên tắc, định luật, phương pháp tính toán thiết kế kỹ thuật chung làm cơ sở đi sâu vào kỹ thuật chuyên môn.

+ Khối kiến thức chuyên môn nghề: Là những kiến thức kỹ thuật chuyên môn về một ngành nghề nào đó mà học sinh được đào tạo để hành nghề. Đặc điểm của các môn kỹ thuật chuyên môn là mối quan hệ chặt chẽ giữa các môn này với việc dạy thực hành cho người học.

+ Kỹ năng thực hành nghề: Để hình thành nghề và hoạt động nghề nghiệp, người học phải thực hành, phải hình thành kỹ năng, kỹ xảo theo mục tiêu nghề đặt ra. Đây là yêu cầu cần thiết cần đạt được trong đào tạo nghề.

Để nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo chúng ta phải xuất phát từ kỹ năng thực hành nghề để xác định khối lượng kiến thức khác trong đào tạo. Kỹ năng thực hành nghề phải gắn vớimục đích đào tạo chuyên ngành là đào tạo sinh viên chuyên sâu về nghề của họ dựa trên nền tảng đào tạo cơ bản. Các kiến thức và kỹ năng đã được tiếp thu trong quá trình đào tạo cơ bản phải được đào sâu và củng cố. Trong đào tạo nghề học sinh sẽ được giao những nhiệm vụ khó hơn và gần gũi với các nhiệm vụ trong doanh nghiệp. Ở đây học sinh thực tập qua các lĩnh vực khác nhau, được truyền đạt và thực hiện các phương pháp lao động kinh tế nhất. Qua đó học sinh có điều kiện hoàn thiện và phát triển kỹ năng, kỹ xảo với mục tiêu thiết thực nhất cho lĩnh vực nghề nghiệp của mình.

Yêu cầu của công tác quản lý là tổ chức và điều khiển để thực hiện đúng và tốt các chương trình môn học để đảm bảo khối lượng và chất lượng kiến thức cho học sinh theo đúng với mục tiêu đào tạo, làm cho học sinh tích cực học tập, lao động biến kiến thức truyền thụ của giáo viên thành kiến thức của mình từ đó vận dụng vào thực tiễn.

1.3.4.3. Quản lý phương pháp dạy học thực hành

Trong dạy học, quản lý phương pháp là một khâu vô cùng quan trọng. Việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm hình thành cho học sinh năng lực tự học, tự nghiên cứu, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Công tác quản lý đòi hỏi người quản lý phải tìm hiểu bản chất và cách thức áp dụng những mô hình phương pháp dạy học hiệu quả, phù hợp với điều kiện địa phương và học sinh nhưng vẫn đảm bảo qui trình đào tạo. Quản lý phương pháp dạy học thực hành bảo đảm định hướng cho giáo viên và học sinh áp dụng các phương pháp hiệu quả với từng nghề hay chuyên môn, thường xuyên khuyến khích giáo viên sáng tạo trong áp dụng phương pháp tiên tiến và học sinh rèn luyện các kỹ năng học tập theo các phương pháp đó. Quản lý tốt phương pháp dạy, hình thức tổ chức dạy học nhằm:

- Phát huy tính tự giác, tích cực của học sinh.

- Dựa vào hoạt động chủ động của chính người học

- Tạo ra môi trường học tập năng động, giàu tính nhân văn và các quan hệ sư phạm có tính dân chủ.

- Tuân thủ các qui trình công nghệ, thao tác mẫu để hình thành kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh.

- Thích hợp với các phương tiện kỹ thuật dạy học, trong đó có công nghệ thông tin hiện đại

- Tạo ra nhiều cơ hội thực hành để học sinh trải nghiệm và phát huy sở trường cá nhân.

Phương pháp dạy học chịu sự ảnh hưởng chi phối của mục đích dạy học. Trong dạy học thực hành phải đảm bảo cho học sinh lĩnh hội tri thức một cách tự giác, tích cực và chỉ đạt được kết quả khi học sinh được luyện tập có hệ thống trong quá trình thực hiện rèn luyện tay nghề. Vấn đề quan trọng là giáo viên thực hiện và lựa chọn phương pháp dạy học sao cho phù hợp với nội dung và đối tượng học thì sẽ đạt hiệu quả cao trong dạy học thực hành.

Đổi mới phương pháp là một vấn đề lớn được nhiều người quan tâm vì nó góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng học tập, cho nên trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học phải gắn với mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, mức độ nhận thức của người học, điều kiện dạy học và cả năng lực của đội ngũ giáo viên, tạo điều kiện môi trường thuận lợi kết hợp với các yếu tố khích lệ động viên đội ngũ giáo viên triển khai việc đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với tính đặc thù của các lĩnh vực chuyên môn.

1.3.4.4. Quản lý hoạt động dạy của giáo viên

Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên có nghĩa là một mặt nâng cao nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm và phương pháp giảng dạy của giáo viên, mặt khác hướng dẫn kiểm tra đôn đốc, để giáo viên hoàn thành đầy đủ các khâu trong quy định về nhiệm vụ của người giáo viên. Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên gồm các nội dung cơ bản sau:

- Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu quán triệt nguyên lý phương châm, đường lối giáo dục của Đảng và nhà nước, vị trí của công tác đào tạo nguồn lao động có kỹ thuật cho sự ngiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Quản lý việc thực hiện chương trình, nội dung giảng dạy.

- Đôn đốc và kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch, giảng dạy các môn học và phương pháp giảng dạy của giáo viên: Chỉ đạo thực hiện tốt kế hoạch thời gian, khối lượng và kiến thức.

- Kiểm tra việc thực hiện các bước lên lớp, phương pháp giảng dạy và nội dung kiến thức giảng dạy của giáo viên; Thường xuyên kiểm tra việc ghi chép sổ sách mẫu biểu giáo vụ như sổ ghi đầu bài, sổ tay giáo viên, sổ tay giáo viên chủ nhiệm, các phiếu ghi điểm các báo cáo… qua đó đối chiếu với chương trình và tiến độ môn học để xem xét quá trình giảng dạy của giáo viên.

- Tổ chức dự giờ đồng nghiệp để theo dõi kiểm tra phát hiện tình hình và chia sẻ kinh nghiệm. Trong quá trình dự giờ phải phân tích các nội dung yêu cầu về bài giảng lý thuyết và yêu cầu về bài giảng thực hành và đánh giá rút kinh ngiệm sau mỗi lần dự giờ của giáo viên.

- Bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên: Thông qua việc học tập, trao đổi kinh ngiệm thực tế, hội giảng giáo viên dạy giỏi các cấp.

- Bồi dưỡng về nâng cao nghiệp vụ cho giáo viên về phương pháp giảng dạy, nghiên cứu các tài liệu, gửi đi đào tạo, đi thực tế tại các cơ sở sản xuất, bồi dưỡng…

1.3.4. . Quản lý hoạt động học của học sinh

Yêu cầu của công tác quản lý là làm cho học sinh hăng hái tích cực trong lao động, học tập, phấn đấu đạt kết quả cao trong học tập đồng thời có khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất. Hiện nay một số học sinh cũng như một số gia đình quá thiên về học để có bằng cấp mà bỏ qua mục tiêu học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người để phát triển cho nên không có mục tiêu học tập rõ ràng, nên xảy ra hiện tượng học tủ, học lệch, học thêm tràn lan, hiện tượng dạy học theo kiểu áp đặt, chủ yếu là để thi đỗ. Chính

vì vậy trong quá trình dạy học đặc biệt là dạy thực hành rèn kỹ năng và năng lực hành nghề công tác quản lý rất quan trọng. Quản lý hoạt động học của học sinh gồm các nội dung cơ bản sau:

- Xây dựng động cơ, thái độ đúng đắn cho học sinh, điều này rất quan trọng vì học sinh học nghề với đối tượng đầu vào như hiện nay về trình độ văn hóa đại đa số là yếu do mới học hết trung học phổ thông do không thi đỗ vào đại học nên ngại học lý thuyết, cho lý thuyết là không quan trọng, cứ rèn tay nghề giỏi là được. Do nhận thức lệch lạc nên chất lượng học tập bị hạn chế, học sinh giỏi không nhiều. Cho nên trong công tác quản lý phải quán triệt với độ ngũ giáo viên để trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải có sự liên hệ chặt chẽ giữa lý luận với thực tiễn để học sinh hiểu được bản chất của vấn đề cần làm.

- Quản lý việc chấp hành chế độ quy định của học sinh, trong công tác quản lý phải quán triệt cho học sinh những quy định, quy chế về đào tạo như quy chế tuyển sinh, quy chế kiểm tra, xét lên lớp, xét công nhận tốt nghiệp, các văn bản quy phạm pháp luật nhà nước.

- Quản lý việc tự học của học sinh, đôn đốc giáo viên thực hiện nghiêm túc chế độ kiểm tra bài thường xuyên, định kỳ và kết thúc môn học.

- Hàng tuần và định kỳ phải nắm vững tình hình học tập, kết quả học tập và rèn luyện của học sinh.

1.3.4. . Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy học thực hành

Các yếu tố về phương tiện, điều kiện đảm bảo dạy học, tuy không trực tiếp làm thay đổi quá trình dạy học tới nhận thức quá trình học tập của học sinh song các yếu tố này có ý nghĩa quan trọng làm cho hoạt động dạy học đạt hiệu quả cao. Quản lý tốt các yếu tố này có tác động tích cực với việc nâng cao chất lượng dạy học.

Tính thiết thực và khả năng thực thi của mục tiêu dạy học thể hiện trước hết là các điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật phụv vụ cho quá trình đào tạo kỹ năng nghề, thực hành, thực tập của học sinh.

Phương tiện kỹ thuật phục vụ cho thực hành bao gồm: Sách giáo khoa, tài liệu đến các học cụ theo từng môn học và nguyên vật liệu, máy móc thiết bị theo từng ngành nghề.

Trong tổ hợp các phương tiện dạy học cần đặc biệt quan tâm đến việc sử dụng các thiết bị, dụng cụ có hiệu quả trong việc điều hành kỹ năng, kỹ xảo nghề ngiệp cơ bản và tích lũy kinh nghiệm sản xuất.

Vì vậy trong việc xây dựng và quản lý nhà trường phải coi trọng một cách đầy đủ các điều kiện để thực hiện và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc hình thành các năng lực phẩm chất đã được xây dựng trong mục tiêu dạy học. Ngoài ra việc thu hút cơ sở vật chất và năng lực xã hội vào việc đào tạo kỹ năng nghề có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao chất lượng dạy học.

1.3.4.7. Quản lý kiểm tra - đánh giá kết quả dạy học thực hành

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học thực hành nhóm nghề công nghệ thông tin ở trường Trung cấp nghề Đồng hồ - Điện tử - Tin học Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 26)