thông tin ở Trường Trung cấp Nghề Đồng hồ - Điện tử - Tin học Hà Nội
Trường Trung cấp Nghề Đồng hồ - Điện tử - Tin học Hà Nội đào tạo 4 nghề thuộc nhóm nghề Công nghệ thông tin: Quản trị mạng máy tính, thiết kế trang Web, thiết kế đồ hoạ, tin học văn phòng. Trong những năm qua công tác dạy học thực hành, cũng như công tác quản lý hoạt động dạy học thực hành được tổ chức triển khai như sau:
2.2.1. Hoạt động dạy học thực hành nhóm nghề Công nghệ thông tin ở Trường Trung cấp Nghề Đồng hồ - Điện tử - Tin học Hà Nội
2.2.1.1. Mục tiêu chương trình đào tạo
Mục tiêu đào tạo chung đối với các nghề đào tạo ở trình độ trung cấp nghề đó là: Nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề; có khả năng làm việc độc lập và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.
Mục tiêu cụ thể về kỹ năng đối với 4 nghề thuộc nhóm nghề Công nghệ thông tin ở Trường Trung cấp Nghề Đồng hồ - Điện tử - Tin học Hà Nội:
+ Đối với nghề Quản trị mạng máy tính
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo nghề, tốt nghiệp học sinh có thể: - Thiết kế hệ thống mạng LAN;
- Lắp ráp và cài đặt hệ thống mạng; - Quản trị hệ thống mạng;
- Bảo dưỡng, nâng cấp và sửa chữa hệ thống mạng; - Đảm bảo an toàn hệ thống mạng;
- Khai thác và quản lý dịch vụ Internet; - Tham gia thiết kế web và lập trình mạng;
- Nâng cao năng lực chuyên môn và kèm cặp những người khác làm được một số việc nhất định trong phạm vi nghề nghiệp;
- Vận dụng các biện pháp an toàn nghề nghiệp trong lao động sản xuất.
+ Đối với nghề Thiết kế trang Web
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo nghề, tốt nghiệp học sinh có thể: - Sử dụng thành thạo công cụ xử lý ảnh và thiết kế đồ họa cho web; - Sử dụng thành thạo công cụ thiết kế và phát triển web;
- Sử dụng thành thạo công cụ thiết kế đang truyền thông trên web (ảnh động, đa phương tiện,..);
- Có khả năng vận hành các công cụ quản trị hệ thống mạng, web và email; - Có khả năng vận hành công cụ quản trị hệ cơ sở dữ liệu;
- Có thể phát triển ứng dụng web bằng các công cụ lập trình web; - Thiết kế, cài đặt, vận hành và bảo trì các hệ thống web;
- Có khả năng xử lý các sự cố xảy ra trong quá trình vận hành hệ thống Web.
+ Đối với nghề Thiết kế đồ họa
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo nghề, tốt nghiệp học sinh có thể: - Lắp ráp, kết nối, sử dụng hệ thống máy tính và các thiết bị ngoại vi; - Cài đặt và sử dụng được các phần mềm dùng trong thiết kế đồ họa như: Photoshop, Coreldraw, Illustrator, Adobe Indesign, 3D Max, Dreamweaver, Aucocad, Flash, Quark;
- Giao tiếp, tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu của khách hàng, tư vấn cho khách hàng, hình thành sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng;
- Có khả năng khai thác Internet, tra cứu tài liệu tiếng Việt hoặc tiếng Anh phục vụ cho yêu cầu công việc;
- Biết chọn phần mềm, phương tiện, chất liệu phù hợp để tạo ra sản phẩm; - Có thể thiết kế, hoàn thiện được các sản phẩm đồ họa như áp phich quảng cáo nhãn mác hàng hóa, tạo các khuôn mẫu cho sách, báo;
- Có khả năng tạo các phim hoạt hình 2D; quay camera, chụp ảnh, xử lí các ảnh tĩnh, ảnh động; phục chế được các ảnh với độ phức tạp vừa phải;
- Thiết kế banner cho các trang Web;
- Có khả năng làm việc độc lập, tự tạo ra việc làm theo yêu cầu thị trường; - Có khả năng tự nâng cao trình độ chuyên môn, hoặc học ở cấp có trình độ cao hơn.
+ Đối với nghề Tin học văn phòng
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo nghề, tốt nghiệp học sinh có thể: - Soạn thảo được văn bản theo mẫu nhà nước ban hành, đúng theo nội dung yêu cầu;
- Sử dụng được ít nhất một ngôn ngữ lập trình;
- Sử dụng thành thạo bộ phần mềm Microsoft Office, Open Office; - Sử dụng thành thạo các thiết bị văn phòng thông dụng;
- Sao lưu, phục hồi, phòng chống virus cho dữ liệu trong máy tính; - Lắp ráp, cài đặt được hệ thống mạng cục bộ vừa và nhỏ;
- Thiết kế đồ hoạ và xử lý ảnh phục vụ công tác văn phòng;
- Đề xuất được biện pháp xử lý các sự cố thường gặp cho các máy văn phòng.
2.2.1.2. Nội dung chương trình và kế hoạch dạy học thực hành
Nội dung chương trình đào tạo các nghề thuộc nhóm nghề Công nghệ thông tin mà nhà trường thực hiện, được xây dựng trên cơ sở các qui định về chương trình khung trình độ trung cấp nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành tại Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 09/06/2008. Theo qui định này, nội dung kiến thức bắt buộc chiếm tỷ lệ 70%, được phân phối thành nội dung kiến thức môn học chung và các môn học/modul đào tạo nghề; 30% nội dung kiến thức các môn học/modul chuyên môn nghề còn lại do nhà trường lựa chọn trên cơ sở danh mục môn học/modul chuyên môn nghề gợi ý, để phù hợp đặc điểm trường và yêu cầu doanh nghiệp địa phương.
Thời gian đào tạo của khóa học cho 1 nghề là 02 năm với thời gian thực học tối thiểu là 2550 giờ. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian học các môn chung bắt buộc: 210 giờ;
Thời gian thực học tối thiểu dành cho các môn học, mô-đun đào tạo nghề bắt buộc chiếm 70% - 80% tổng số thời gian thực học tối thiểu của các môn học, mô-đun đào tạo nghề; thời gian thực học tối thiểu dành cho các môn học, mô-đun đào tạo nghề tự chọn chiếm 20% - 30% tổng số thời gian thực học tối thiểu của các môn học, mô-đun đào tạo nghề. Phân bổ thời gian giữa lý thuyết và thực hành trong các môn học, mô-đun đào tạo nghề: Lý thuyết chiếm 15% - 30%, thực hành chiếm 70% - 85%.
Xây dựng kế hoạch đào tạo nói chung và lập kế hoạch DHTH nói riêng là khâu có tính tiền đề, định hướng cho toàn bộ quá trình dạy học của giáo viên và là cơ sở cho việc quản lý giáo viên.
Để có cơ sở cho giáo viên xây dựng kế hoạch cá nhân, hàng năm vào đầu năm học, nhà trường căn cứ vào nhiệm vụ năm học và kế hoạch đào tạo toàn khóa, xây dựng kế hoạch chỉ đạo hoạt động các phòng, khoa, tổ bộ môn, làm cơ sở định hướng cho kế hoạch công tác của từng giáo viên, trong đó có giáo viên giảng dạy thực hành. Ngoài ra giáo viên giảng dạy thực hành còn phải xây dựng kế hoạch CSVC, cũng như trang thiết bị dạy học, vật tư, dụng cụ thực hành, thực tập theo định mức và khối lượng giảng dạy.
2.2.1.3. Hình thức tổ chức, phương pháp dạy học thực hành
Hoạt động dạy thực hành của giáo viên nhóm nghề Công nghệ thông tin tại Trường Trung cấp Nghề Đồng hồ - Điện tử - Tin học Hà Nội chủ yếu thực hiện tại các phòng thực hành máy tính: Trung bình mỗi phòng thực hành máy tính có khoảng 40 máy, phòng có trang bị hệ thống máy chiếu đa năng hỗ trợ giảng dạy. Căn cứ vào nội dung thực hành giáo viên có thể phân chia nhỏ theo nhóm hoặc cả lớp. Thời gian thực hành được chia theo ca (buổi), mỗi ca không quá 8 giờ, tùy thuộc vào nội dung thực hành.
Phương pháp thực hiện dạy thực hành hiện nay của nhà trường được thực hiện chủ yếu dưới 2 hình thức:
+ Giảng dạy lý thuyết trước, thực hành sau: Hình thức này khi giáo
- Hướng dẫn ban đầu: Hướng dẫn thực hiện công việc, hân công vị trí luyện tập.
- Hướng dẫn thường xuyên: Hướng dẫn học sinh rèn luyện để hình thành và phát triển kỹ năng.
- Hướng dẫn kết thúc: Hướng dẫn học sinh rèn luyện để hình thành và phát triển kỹ năng.
Đặc điểm của phương pháp này, giáo viên giảng lý thuyết tách rời, quá trình thực hành giáo viên chỉ việc chuyên tâm vào công tác hướng dẫn thực hành, lý thuyết nếu được đề cập đến chỉ mang tính nhắc lại.
+ Giảng dạy tích hợp: Hình thức giảng dạy này thực hành thực hiện qua
3 bước:
- Giới thiệu chủ đề: Xác định mục tiêu bài, phân chia nội dung bài thành các tiểu kỹ năng nhỏ.
- Giải quyết vấn đề: Từng tiểu kỹ năng nhỏ trong bài được giáo viên hướng dẫn gồm: Kiến thức lý thuyết liên quan đến tiểu kỹ năng này; Trình tự thực hiện: (hướng dẫn ban đầu thực hiện tiểu kỹ năng); Thực hành: (hướng dẫn thường xuyên thực hiện tiểu kỹ năng
- Kết thúc vấn đề: Củng cố kiến thức, củng cố kỹ năng.
Hiện nay phương pháp giảng dạy tích hợp này, đang được nhà trường khuyến khích giáo viên áp dụng trong công tác giảng dạy các môn học/modul nghề, vì tính ưu điểm của giảng dạy tích hợp đó là quá trình hướng dẫn thực hành đan xen với giảng lý thuyết. Phần kiến thức lý thuyết được bổ sung cho học sinh chỉ bó hẹp trong phạm vi của từng nội dung thực hành nhỏ (tiểu kỹ năng), không giảng lý thuyết tràn lan.
2.2.1.4. Hoạt động dạy thực hành của giáo viên
+ Về đội ngũ giáo viên dạy thực hành
Đội ngũ giáo viên có trách nhiệm chính là tham gia giảng dạy, biên soạn các chương trình và tài liệu dạy học, hướng dẫn thực tập tốt nghiệp, tham gia nghiên cứu khoa học,... Trong dạy học thực hành nghề người giáo viên phải đạt một số tiêu chuẩn sau:
- Về chính trị: Phải có nhận thức sâu sắc về nhiệm vụ, nhận thức đúng
đắn về đường lối chính sách của Đảng, yêu nghề, có tác phong mô phạm và mẫu mực.
- Về chuyên môn: Giáo viên dạy dạy thực hành phải là người có bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề trở lên hoặc là nghệ nhân, người có tay nghề cao;
- Về sư phạm: Có chứng chỉ sư phạm dạy nghề hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm kỹ thuật hoặc đại học sư phạm kỹ thuật.
- Khả năng tổ chức dạy thực hành: Khâu tổ chức dạy thực hành rất quan trọng, đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị tốt nội dung dạy học, lựa chọn phương pháp, phương tiện phù hợp với mục tiêu môn học, bài học, xây dựng kế hoạch, phân ca, phân nhóm trong day thực hành, kiểm tra uốn nắn những sai sót, rút kinh nghiệm,...
Hiện nay đội ngũ giáo viên nhà trường rất đa dạng, được tập hợp từ nhiều nguồn đào tạo khác nhau và không đồng đều về nhiều mặt. Để đảm bảo chất lượng giảng dạy toàn diện giữa lý thuyết và thực hành yêu cầu đặt ra với đội ngũ giáo viên là vừa giảng lý thuyết kết hợp với dạy học thực hành. Do đó giáo viên giảng dạy của nhà trường không phân loại giữa giáo viên lý thuyết và giáo viên thực hành.
Hàng năm, nhà trường đều tổ chức phong trào Hội giảng, kiểm tra công tác giáo viên và tổ chức hoặc cử giáo viên tham dự các lớp bồi dưỡng về chuyên môn, ngoại ngữ và nâng cao về phương pháp để nâng cao trình độ và khả năng đáp ứng cho giảng dạy thực hành cho giáo viên.
Theo báo cáo tổng kết năm học 2011- 2012, trình độ chuyên môn, sư phạm, ngoại ngữ và thâm niên giảng dạy của đội ngũ giáo viên giảng dạy nhóm nghề Công nghệ thông tin của nhà trường được thống kê ở Bảng 2.2 sau:
Bảng 2.2: Trình độ giáo viên giảng dạy nhóm nghề Công nghệ thông tin Số
lượng
Trình độ chuyên môn Ngoại ngữ Sư
phạm nghề
Thâm niên giảng dạy
Th.S ĐH Khác ĐH B trở lên <5 năm 5-10 năm >10 năm 27 6 21 0 2 25 27 8 12 7 (Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính)
Về số lượng, cũng như tiêu chí về chuẩn giáo viên dạy nghề thì nhà trường vẫn đáp ứng được quy mô và đảm bảo được các quy định chuẩn về giáo viên giảng dạy. Tuy nhiên, chất lượng đội ngũ giáo viên của nhà trường cũng còn bộc lộ một số yếu kém, bất cập về kiến thức và phương pháp giảng dạy so với yêu cầu đạt ra.
18 giáo viên giảng dạy chiếm tỷ lệ 66% mặc dù hiện nay có trình độ Đại học, sau Đại học, nhưng số giáo viên này được hoàn thiện kiến thức từ trình độ Cao đẳng. 21 giáo viên chiếm tỷ lệ 78% được bồi dưỡng bổ sung sư phạm dạy nghề, chứ không được đào tạo bài bản từ các trường sư phạm kỹ thuật.
Tuy 100% giáo viên có chứng chỉ sư phạm dạy nghề nhưng thực chất nắm bắt các lý luận cơ bản về giáo dục nghề nghiệp còn hạn chế cho nên còn gặp khó khăn trong công tác đổi phương pháp dạy học. Trình độ giáo viên chưa đồng đều về chuyên môn, năng lực công tác thể hiện ở chỗ còn một số giáo viên chỉ dạy được từ 1 đến 2 môn học/modul nghề nên nhà trường đôi khi còn gặp khó khăn trong công tác lập kế hoạch giảng dạy và dẫn đến tình trạng thiếu giáo viên, những lại vẫn thừa.
Còn một số ít giáo viên chưa tìm ra phương pháp dạy phù hợp với đối tượng học sinh, chưa đầu tư thời gian, công sức cho việc học tập, tự học tập nâng cao trình độ, trách nhiệm là người thầy trong việc giảng dạy chưa cao thể hiện trong việc lên lớp, đôn đốc nhắc nhở quan tâm đến học sinh, chưa quan tâm đến hoạt động giáo dục trong nhà trường.
+ Về hoạt động dạy thực hành của giáo viên
Giáo viên nhà trường được phân công giảng dạy thực hành cho từng môn học/modul nghề căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu của từng môn học/modul tiến hành nghiên cứu lập hồ sơ giảng dạy bao gồm:
- Xây dựng lịch trình giảng dạy chung cho môn học/modul được phân công. Trong đó cần cụ thể kế hoạch giảng dạy cho từng bài, trong kế hoạch cần xác định rõ thời gian, địa điểm thực hiện (phòng máy hay phòng học nào), mục tiêu và các nội dung thực hành cần đạt được.
- Soạn giáo án giảng dạy (thực hành, tích hợp) phải thể hiện rõ nội dung học tập và gắn với các bài thực hành, cụ thể hóa từng bước thực hiện (quy trình), phương pháp hướng dẫn, uốn nắn hoặc sử sai trong quá trình luyện tập thực hành.
- Lập kế hoạch, dự trù vật tư, trang thiết bị, phương tiện giảng dạy.
- Tiến hành tổ chức dạy học thực hành theo 1 trong 2 hình thức: dạy học thực hành thuần túy hoặc tích hợp giữa lý thuyết và thực hành.
- Kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học thực hành, có thể kiểm tra từng phần, từng nội dung hoặc kiểm tra tổng thể.
2.2.1.5. Hoạt động học thực hành của học sinh
Quá trình học thực hành của học sinh được diễn ra tại các phòng máy tính của nhà trường, mỗi học sinh sẽ được luyên tập trên 1 máy tính. Sau khi học sinh xác định được ca, nhóm, vị trí thực tập cũng như mục tiêu về kỹ năng trong bài học, thì quá trình thực hành của học sinh được thực hiện qua những bước cơ bản như sau:
- Học sinh theo dõi các thao tác, kỹ năng mẫu của giáo viên hướng dẫn thực hành theo một qui trình (bước) được giáo viên xây dựng và hướng dẫn. Qui trình này học sinh được phổ biến từ buổi học lýthuyết hoặc ngay tại buổi